Quảng Ninh có thêm 2 Di tích Quốc gia đặc biệt

(Vietnamarchi) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày 24/10/2023 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 14) đối với 2 di tích tại tỉnh Quảng Ninh gồm: quần thể Thương cảng Vân Đồn và Đình Trà Cổ.
11:41, 28/10/2023
Thương cảng Vân Đồn

Cụ thể, di tích lịch sử Quần thể Thương cảng Vân Đồn (huyện Vân Đồn) được thành lập từ khoảng năm 1149 đời vua Lý Anh Tông. Thương cảng Vân Đồn là hệ thống bến thuyền thư­ơng mại trên nhiều đảo trong vịnh Bái Tử Long. Trên phạm vi khoảng 200km2, có các bến: Cống Đông, Cống Tây (xã Thắng Lợi); Cái Làng, Cống Cái (xã Quan Lạn); Cái Cổng, Con Quy (xã Minh Châu); Cống Yên, Cống Hẹp (xã Ngọc Vừng), thuộc huyện Vân Đồn ngày nay.

Trên cơ sở những hiện vật, tài liệu tìm được, thương cảng Vân Đồn được xếp hạng Di tích lịch sử quốc gia năm 2003, bao gồm nhiều di tích thuộc bến thuyền cổ.

Đình Trà Cổ

Đình Trà Cổ là di tích lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu của thành phố Móng Cái đã được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng di tích cấp Quốc gia năm 1974. Đây là ngôi đình có bề dày lịch sử về văn hóa và kiến trúc độc đáo trong khu vực đồng bằng Bắc Bộ. Trải qua nhiều thăng trầm của lịch sử, ngôi đình Trà Cổ vẫn vững chãi nơi địa đầu Tổ quốc như một cột mốc văn hóa khẳng định chủ quyền nơi biên ải.

Đình Trà Cổ đã trải qua nhiều lần trùng tu lớn song vẫn giữ được nét độc đáo về kiến trúc và nổi bật về giá trị văn hóa, lịch sử. Ngôi đình là một kiến trúc cổ bề thế, mái lợp ngói vẩy, bốn góc đao cong vút như một con thuyền rẽ sóng lướt tới, tạo nên dáng vẻ thanh thoát… Đây được đánh giá là một trong những ngôi đình có quy mô đồ sộ và kiến trúc độc đáo của khu vực đồng bằng Bắc Bộ.

Hiện nay, đình Trà Cổ còn lưu giữ được nhiều hiện vật có giá trị như: 3 đỉnh hương đồng, 2 hạc cưỡi đầu rùa bằng gỗ sơn son thếp vàng, 8 long ngai bằng gỗ của thời Nguyễn, 12 sắc phong.

Hằng năm, từ ngày 30/5-3/6 âm lịch, tại đình Trà Cổ diễn ra lễ hội truyền thống. Đây là một lễ hội có quy mô lớn, tiêu biểu cho loại hình lễ hội dân gian trên địa bàn thành phố Móng Cái nói riêng và của cả nước nói chung. Năm 2019, lễ hội đình Trà Cổ được Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch vinh danh là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia.

Theo Quyết định số 1225/QĐ-TTg ngày 24/10/2023, khu vực bảo vệ di tích được xác định theo biên bản và bản đồ các khu vực bảo vệ di tích trong hồ sơ.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Pháp lý xây dựng

Khám phá Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương

Hà Nam là tỉnh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có vị trí địa lý – văn hóa khá đặc biệt trong khu vực châu thổ sông Hồng và là một tỉnh có bề dày truyền thống văn hiến. Hiện nay, tại Hà Nam vẫn còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa trải suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc. Trong đó, Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương là một di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Nam chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về lịch sử, quân sự, kiến trúc nghệ thuật và tâm linh...

Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian

Nhằm đánh giá toàn diện về nội dung, giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian phục vụ công tác quản lý, bảo vệ giá trị của di tích, ngày 6/9, UBND huyện Chương Mỹ đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội, Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Hội đồng di sản văn hóa quốc gia tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian”.

Cần bảo vệ chợ Đầm Tròn theo Luật Di sản văn hóa

Chợ Đầm Tròn là công trình kiến trúc độc đáo mang dấu ấn lịch sử, văn hóa của TP Nha Trang (Khánh Hòa). Vì vậy cần đưa công trình này vào danh mục kiểm kê công trình kiến trúc có giá trị để bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Đó là đề nghị của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa vừa được gửi đến Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa.

Đừng hoang phí công thự di sản

Đã đến lúc những công thự quý hiếm cần mở cửa và mở thêm công năng mới, góp phần làm “trường học” và “vườn ươm” ý tưởng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật và ngay cả quản trị cho đông đảo người dân, nhất là với giới trẻ.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế. Nhiều sản phẩm văn hóa với công nghệ hiện đại đã được giới thiệu đến đông đảo du khách trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá…

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi