Phân cấp triệt để, đồng bộ, quản lý thống nhất về thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng

Phân cấp triệt để, đồng bộ, quản lý thống nhất về thẩm định, nghiệm thu công trình xây dựng

Sáng 2/12, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ Xây dựng về dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xây dựng về quản lý hoạt động xây dựng, thay thế Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng.
17:08, 03/12/2024

Dự thảo Nghị định quy định về: Lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh dự án, quản lý dự án đầu tư xây dựng; khảo sát xây dựng, lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh thiết kế xây dựng; cấp giấy phép xây dựng và quản lý trật tự xây dựng; xây dựng công trình đặc thù và thực hiện dự án đầu tư xây dựng tại nước ngoài; quản lý năng lực hoạt động xây dựng.

Đối tượng áp dụng là cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đầu tư xây dựng trên lãnh thổ Việt Nam.

Bộ Xây dựng đã lấy ý kiến thành viên Chính phủ và giải trình một số nội dung quan trọng quy định: Trình tự đầu tư xây dựng; trình tự thực hiện, nhiệm vụ, nội dung, phương án kỹ thuật, quản lý công tác khảo sát xây dựng; quản lý trật tự xây dựng; dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công; phân cấp thẩm quyền cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng cho tổ chức, chứng chỉ hành nghề cho cá nhân; quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Xuân Dũng cho biết, Bộ đã rà soát để phân cấp mạnh mẽ, triệt để cho cơ quan chuyên môn của địa phương trong thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi và thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các dự án, công trình thuộc chuyên ngành quản lý của Bộ Xây dựng, bao gồm cả công trình cấp 1 và cấp đặc biệt.

Đồng thời giữ nguyên quy định về phân cấp thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu đối với các dự án, công trình thuộc chuyên ngành quản lý của Bộ Giao thông, Bộ Công Thương, Bộ NN&PTNT theo Luật Xây dựng.

Dự thảo Nghị định cũng cho phép chủ đầu tư dự án công trình cấp đặc biệt, cấp 1 được đề nghị thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu tại cơ quan chuyên môn thuộc Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành nhằm giải quyết tình huống địa phương chưa chuẩn bị kịp nguồn lực để tiếp nhận, giải quyết số lượng lớn các dự án, công trình quy mô lớn, kỹ thuật phức tạp có thể gây ách tắc trong đầu tư xây dựng, không phát sinh thời gian thực hiện thủ tục hành chính.

Cho ý kiến đối với dự thảo Nghị định, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh yêu cầu phân cấp mạnh mẽ, triệt để nhưng phải đồng bộ giữa các bộ quản lý chuyên ngành; quy định điều kiện cụ thể về nguồn lực, con người, năng lực, chuyên môn của địa phương; trách nhiệm của chủ đầu tư, tư vấn kỹ thuật trong quá trình thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu… "bảo đảm sự thống nhất quản lý nhà nước về xây dựng".

Phó Thủ tướng yêu cầu bổ sung nhiệm vụ, trách nhiệm của Bộ Xây dựng trong kiểm tra, giám sát việc thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu dự án của địa phương, các bộ chuyên ngành.

"Đối với những dự án, công trình xây dựng phức tạp về công nghệ, hoặc lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam mà chưa có tiêu chuẩn, quy chuẩn thì Bộ Xây dựng phải tham gia thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu cùng với các bộ quản lý chuyên ngành", Phó Thủ tướng lưu ý và đề nghị quy định Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm thẩm định, kiểm tra công tác nghiệm thu dự án công trình cấp đặc biệt.

https://baochinhphu.vn/phan-cap-triet-de-dong-bo-quan-ly-thong-nhat-ve-tham-dinh-nghiem-thu-cong-trinh-xay-dung-102241202144455232.htm

Pháp lý xây dựng

Đô thị biển Cần Giờ - cực tăng trưởng mới của Thành Phố Hồ Chí Minh

Khu đô thị du lịch lấn biển Cần Giờ là dự án siêu đô thị trọng điểm, mang tầm vóc quốc tế, trong chiến lược phát triển hướng biển năng động của Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM). Dự án đã chính thức khởi công vào ngày 19/4, bước vào giai đoạn triển khai, hứa hẹn mở ra chương mới cho khát vọng vươn ra biển lớn của thành phố.

Định hướng hệ thống TOD phức hợp cho khu vực TPHCM trong bối cảnh mở rộng ranh giới hành chính và nguồn lực phát triển

(KTVN 255) Nhìn chung, việc phát triển mạng lưới TOD trong vùng kinh tế động lực TPHCM đòi hỏi một cách tiếp cận đa tầng và linh hoạt. TPHCM sẽ là trung tâm điều phối với mô hình AI-TOD, sử dụng trí tuệ nhân tạo để tối ưu hóa giao thông. Nhơn Trạch sẽ phát triển theo hướng MAOD, tập trung vào tính linh hoạt trong di chuyển với hệ thống phà, xe điện và BRT. Bình Dương sẽ đi theo mô hình UTD, tập trung phát triển đô thị quanh các ga tàu và nâng cao hệ thống giao thông công cộng. Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ triển khai VOTOD, kết hợp giữa đường sắt, giao thông thủy và các phương tiện thân thiện với môi trường. Khi tất cả các khu vực này được kết nối chặt chẽ trong một hệ thống tổng thể, vùng kinh tế động lực TPHCM sẽ có một nền tảng giao thông hiện đại, bền vững và hiệu quả hơn.

Mô hình thành phố song sinh Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành

(KTVN 255) Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khi tốc độ di chuyển và khả năng mở rộng kết nối trở thành yếu tố then chốt, sân bay Quốc tế Long Thành đóng vai trò quan trọng trong việc nâng tầm năng lực hàng không quốc gia, mở ra cơ hội lớn để Việt Nam hội nhập sâu hơn vào nền kinh tế toàn diện, bước vào kỷ nguyên hội nhập và phát triển mạnh mẽ.

Mô hình đô thị đặc thù - đô thị động lực trong bối cảnh của Thành phố Hồ Chí Minh

(KTVN 255) Năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 4 ngày 24/11/2017. Chỉ sau 5 năm thực hiện, việc thí điểm theo Nghị quyết 54/2017/QH14 cho thấy hiệu quả của cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM chưa có tác động đáng kể đến hiệu quả phát triển. Vì vậy, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại kỳ họp thứ 5 ngày 24/5/2023, nhằm đáp ứng nhu cầu tạo dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù để dễ dàng phát triển trên cơ sở mật độ kinh tế rất lớn của TPHCM.

Đô thị toàn cầu Thành phố Hồ Chí Minh - Đặc thù và động lực

(KTVN 255) Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển TPHCM thành đô thị toàn cầu, là hạt nhân vùng, cực tăng trưởng cả nước. Vậy TPHCM có những đặc thù gì và sẽ dựa vào những động lực nào để vươn mình thành đô thị toàn cầu trong tương lai...?

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi