Những tiêu chí xác định nhà tạm, nhà dột nát

Những tiêu chí xác định nhà tạm, nhà dột nát

(Vietnamarchi) - Mới đây, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 55/QĐ-BXD hướng dẫn tiêu chí nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2025.
06:40, 25/01/2025

Cụ thể, tiêu chí xác định nhà tạm, nhà dột nát bao gồm: nhà tạm, nhà dột nát là nhà ở được xây dựng trên đất ở không có tranh chấp, không thuộc trường hợp quy định tại Điều 2 Quyết định này và đáp ứng một trong các tiêu chí.

Về diện tích nhà ở: Đối với hộ đơn thân thì có diện tích nhỏ hơn 18 m²; đối với trường hợp hộ gia đình thì có diện tích nhỏ hơn 30 m² và diện tích bình quân đầu người nhỏ hơn 8 m².

Về kết cấu nhà ở: Nhà ở có kết cấu không bền chắc là nhà ở có ít nhất hai trong ba kết cấu chính bao gồm nền - móng, khung - tường, mái được làm bằng vật liệu không bền chắc, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Kết cấu không bền chắc là kết cấu không thuộc các trường hợp sau: Nền - móng nhà được làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, bê tông cốt thép, gạch, đá, gạch lát, gỗ.

Khung - tường bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Trong đó, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường được xây bằng gạch, đá, hoặc làm từ gỗ bền chắc, kim loại.

Mái gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Trong đó, hệ thống đỡ mái được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; mái được làm bằng bê tông cốt thép hoặc lợp ngói. Trường hợp mái bằng tôn lợp giả ngói, tôn lạnh, tôn cách nhiệt, tôn cán sóng và có kết cấu đỡ chắc chắn (khung sắt, thép, gỗ bền chắc) liên kết bền chặt với tường xây, cột bê tông cốt thép thì mái tôn trong trường hợp này được coi là vật liệu bền chắc.

Về thời gian sử dụng: Nhà ở được xây dựng bằng vật liệu bền chắc có thời gian sử dụng từ 20 năm trở lên, chưa được cải tạo, sửa chữa, hiện đã xuống cấp, hư hỏng, không bảo đảm an toàn khi sử dụng.

Đối với các tiêu chí khác (nếu có) như: Không gian chức năng (bếp, vệ sinh), hệ thống kỹ thuật trong nhà (cấp điện, cấp nước), an toàn cháy nổ… căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xem xét, quyết định.

Tùy điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở quy định tại khoản 2 Điều này có thể làm bằng vật liệu địa phương có chất lượng tương đương do cơ quan chuyên môn của địa phương xác định chủng loại cụ thể và được UBND cấp tỉnh phê duyệt hoặc ủy quyền cho Sở Xây dựng phê duyệt.

Trường hợp nhà ở phải phá dỡ theo quy định tại điểm c và d khoản 1 Điều 136 Luật Nhà ở năm 2023 và điểm a, c, d và đ khoản 1 Điều 118 Luật Xây dựng 2014 (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 44 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi số 62/2020/QH14) thì không thuộc trường hợp xác định nhà tạm, nhà dột nát theo Quyết định này.

Pháp lý xây dựng

Hà Nội: Ngăn chặn lấn chiếm đất đai khi sắp xếp địa giới hành chính

Đây là yêu cầu của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trong việc quán triệt người đứng đầu chính quyền các quận, huyện, thị xã chịu trách nhiệm toàn diện trong công tác quản lý đất đai, trật tự xây dựng, tuyệt đối không để diễn ra tình trạng buông lỏng, tiếp tay cho vi phạm.

Khẩn trương hoàn thiện dự thảo 2 Nghị định quy định về đất đai, nhà ở

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa có ý kiến về dự thảo 2 Nghị định quy định chi tiết thi hành 2 Nghị quyết của Quốc hội về đất đai và nhà ở.

Bộ Xây dựng đẩy mạnh phòng, chống lãng phí nhằm khơi thông nguồn lực và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Mới đây, Bộ Xây dựng đã ban hành Công văn số 821/BXD-KHTC về việc triển khai Chỉ thị số 8/CT-TTg về đẩy mạnh phòng, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Tập trung đẩy mạnh công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế về xây dựng và giao thông vận tải

Theo đó, trong thời gian qua, Bộ Xây dựng đã nghiêm túc thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác, đặc biệt là xây dựng, hoàn thiện thể chế trong lĩnh vực xây dựng và giao thông vận tải.

Hà Nội công bố các thủ tục hành chính nội bộ giữ nguyên, được thay thế và bị bãi bỏ thuộc lĩnh vực nhà ở

Mới đây, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông đã ký ban hành Quyết định số 1080/QĐ-UBND về việc công bố thủ tục hành chính nội bộ giữ nguyên, thủ tục hành chính được thay thế và thủ tục hành chính bị bãi bỏ trong hệ thống hành chính nhà nước thuộc lĩnh vực nhà ở thuộc phạm vi quản lý của UBND Thành phố.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi