Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn - Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành Xây dựng

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn - Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành Xây dựng

(Vietnamarchi) - Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn số 47/2024/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, ngày 26/11/2024 với tỷ lệ tán thành cao (94.99%); Luật sẽ có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2025 với nhiều nội dung trọng tâm và điểm mới cho thấy, sự chủ động, tích cực của Bộ Xây dựng trong nghiên cứu, kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng để hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành Xây dựng.
11:39, 28/12/2024

Cụ thể hóa 3 chính sách lớn

Năm 2024, vượt qua những khó khăn, thách thức chung của nền kinh tế, dưới sự chỉ đạo quyết liệt, sát sao, trọng tâm, trọng điểm của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Xây dựng; ngành Xây dựng cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ và đạt được nhiều kết quả tích cực. Trong đó, điểm sáng khi Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn số 47/2024/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, ngày 26/11/2024 với tỷ lệ tán thành cao (94.99%); Luật sẽ có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2025.

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn được soạn thảo bám sát, cụ thể hóa 03 chính sách lớn là: (i) Hoàn thiện các quy định về hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn; (ii) Hoàn thiện các quy định về lập, thẩm định, phê duyệt, rà soát, điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn; (iii) Hoàn thiện các quy định về lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch, nguồn kinh phí và các quy định có liên quan khác nhằm nâng cao chất lượng, tính khả thi của quy hoạch đô thị và nông thôn, quyền được tiếp cận, cung cấp thông tin về quy hoạch đô thị và nông thôn. Bố cục nội dung cơ bản của Luật gồm 5 Chương và 59 Điều.

7 nội dung trọng tâm, điểm mới của Luật

Thứ nhất, Hệ thống hóa, quy định rõ hệ thống quy hoạch đô thị và nông thôn về loại, cấp độ quy hoạch (gồm 05 loại và 03 cấp độ quy hoạch và các trường hợp phải lập quy hoạch chung, quy hoạch phân khu và quy hoạch chi tiết); giản lược tối đa các trường hợp lập quy hoạch và cấp độ quy hoạch phải lập: Không lập QHC TP trực thuộc TW đối với các tỉnh định hướng trở thành TP trực thuộc TW; không lập QHC đối với các đô thị đô thị loại I và đô thị mới có quy mô dân số dự báo tương đương đô thị loại I thuộc TP thuộc TP trực thuộc TW (các đô thị có thẩm quyền phê duyệt QHC thuộc Thủ tướng Chính phủ). Quy định lập QHC huyện đối với tất cả các huyện hiện có (bỏ QHC xây dựng vùng liên huyện và vùng huyện). Không phải lập QHC xã trừ một số trường hợp đặc biệt nhất định. Không yêu cầu lập riêng cấp độ QHPK đối với các đô thị loại III, IV, V để giảm việc lập cấp độ QHPK đối với các loại đô thị này, góp phần giảm thời gian, chi phí cho công tác quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ triển khai đầu tư xây dựng. Không yêu cầu lập QHC khu chức năng không phải là khu kinh tế, khu du lịch quốc gia. Quy định rõ lập ngay QHCT đối với một số trường hợp mà không phải chờ lập QHPK, QHC.

Thứ hai, Bổ sung yêu cầu, nguyên tắc về tính thống nhất, phù hợp giữa các loại, cấp độ quy hoạch, trong hoạt động quy hoạch đô thị và nông thôn: bổ sung quy định về việc lập đồng thời các quy hoạch chung; bổ sung quy định về nguyên tắc xử lý trong trường hợp có mâu thuẫn giữa các quy hoạch đô thị và nông thôn khi xem xét sự phù hợp của dự án với quy hoạch đô thị và nông thôn…

Thứ ba, Đơn giản hóa trình tự, thủ tục trong lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, bảo đảm minh bạch, khả thi, thuận lợi, yêu cầu về thực hiện dân chủ ở cơ sở: không yêu cầu lấy ý kiến cộng đồng dân cư đối với nhiệm vụ quy hoạch; quy định rõ thời gian tối thiểu và thời gian tối đa lấy ý kiến cộng đồng; trách nhiệm tiếp thu, giải trình, công bố công khai, minh bạch; không yêu cầu phải thông qua Hội đồng nhân dân các cấp đối với quy hoạch chung thành phố, thị xã, khu kinh tế, khu du lịch quốc gia trước khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

Thứ tư, Tăng cường phân cấp, phân quyền trong lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn; việc phân cấp đảm bảo kế thừa, ổn định hệ thống pháp luật: phân cấp trách nhiệm tổ chức lập quy hoạch chung đô thị mới, quy hoạch không gian ngầm, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật cho UBND cấp tỉnh; quy hoạch khu chức năng cho UBND các cấp, Đại học Quốc gia, Ban Quản lý khu công nghiệp…; phân cấp việc lấy ý kiến thống nhất của cơ quan quản lý về quy hoạch trước khi phê duyệt và điều chỉnh tính chất của việc lấy ý kiến (không lấy ý kiến thống nhất); phân cấp điều chỉnh cục bộ quy hoạch; phân cấp cho UBND cấp tỉnh trong lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch chung đô thị mới; điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, khu chức năng thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ...

Thứ năm, Bổ sung quy định chặt chẽ về điều kiện, yêu cầu đối với việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch nhưng không làm thay đổi phạm vi, ranh giới, quy mô, tính chất, chức năng của khu vực điều chỉnh, không làm quá tải hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, quy chuẩn, tiêu chuẩn có liên quan... Phân biệt giữa “rà soát định kỳ” và “rà soát khi xuất hiện nhu cầu điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn trên cơ sở các điều kiện điều chỉnh” quy định tại Luật; cơ bản phải thực hiện rà soát trước khi thực hiện điều chỉnh quy hoạch đô thị và nông thôn.

Thứ sáu, Thực hiện chủ trương đổi mới tư duy trong công tác xây dựng pháp luật, nội dung Luật đã bảo đảm những vấn đề mang tính nguyên tắc trong công tác quy hoạch đô thị và nông thôn được quy định tại Luật, bảo đảm tính ổn định và giá trị lâu dài của Luật, bảo đảm tính chủ động, linh hoạt trong điều hành, nhất là những vấn đề mới, đang trong quá trình vận động, thực tiễn biến động thường xuyên: giao Chính phủ quy định những vấn đề cụ thể; chỉ quy định 01 Điều chung về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị và nông thôn…

Thứ bảy, Bổ sung quy định rõ về nguồn kinh phí cho công tác quy hoạch, bảo đảm nguồn lực thực hiện quy hoạch; bổ sung quy định làm rõ điều kiện năng lực và trách nhiệm của tổ chức tư vấn trong công tác lập và tổ chức thực hiện quy hoạch; lựa chọn tổ chức tư vấn lập quy hoạch; bổ sung các Điều quy định về Hợp tác quốc tế…

Bài viết có sử dụng ảnh đại diện minh họa, nguồn ảnh: Hoàng Hà/ Báo Kinh tế đô thị

Pháp lý xây dựng

Cần có cơ chế đồng hành thiết thực để Nghị quyết 68 đi vào cuộc sống

Là giám đốc một doanh nghiệp công nghệ, ông Hoàng Quốc Hoàn – Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Lịch Việt – nhìn nhận Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị như một cột mốc quan trọng thể hiện rõ tầm nhìn chiến lược của Đảng trong việc phát triển khu vực kinh tế tư nhân. Theo ông, Nghị quyết không chỉ tiếp thêm niềm tin, mà còn mở ra cơ hội thiết thực để doanh nghiệp tư nhân phát huy vai trò là động lực tăng trưởng của nền kinh tế.

Quy định chi tiết về Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 178/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.

TP Hồ Chí Minh: Người dân sẽ được miễn giấy phép xây dựng bắt đầu từ 1/7

Theo đó, từ ngày 1/7, TP Hồ Chí Minh sẽ công bố danh sách dự án được miễn giấy phép xây dựng (GPXD). Đáng chú ý, tại danh sách trên tập trung nhiều ở các khu vực như Quận 7, huyện Nhà Bè, huyện Bình Chánh và TP Thủ Đức.

Viện Kiến trúc Quốc gia ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết 138 của Chính phủ và Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân

Thực hiện chỉ đạo tại Quyết định số 142/QĐ-VKTQG của Viện Kiến trúc Quốc gia về kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 138/NQ-CP của Chính phủ và Nghị Quyết số 68/NQ-TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân.

Thẩm quyền tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực kiến trúc, phát triển đô thị, hạ tầng kỹ thuật

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 140/2025/NĐ-CP ngày 12/6/2025, quy định rõ trách nhiệm, nhiệm vụ, thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh