Lào Cai thông qua Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa

Lào Cai thông qua Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa

(Vietnamarchi) - Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa nhằm quản lý và thực hiện theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Sa Pa - thị xã Sa Pa đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
15:52, 15/07/2024

Vừa qua, Hội đồng nhân dân tỉnh Lào Cai đã thông qua Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 5/7/2024 về Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa.

Theo đó, phạm vi áp dụng Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa là trung tâm của Khu du lịch quốc gia Sa Pa, có diện tích 6.090ha; trong đó gồm khu vực lõi đô thị du lịch Sa Pa (diện tích 5.525ha thuộc các phường Cầu Mây, Ô Quý Hồ, Hàm Rồng, Phan Si Păng, Sa Pa, Sa Pả) và khu vực nghiên cứu mở rộng không gian (diện tích khoảng 565ha, thuộc một phần xã Trung Chải).

Mục tiêu của Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa nhằm quản lý và thực hiện theo đồ án quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch Quốc gia Sa Pa - thị xã Sa Pa đến năm 2040 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Đồng thời, làm căn cứ để quản lý đầu tư xây dựng, cấp giấy phép xây dựng mới hoặc cải tạo chỉnh trang các công trình kiến trúc, thiết kế cảnh quan trong đô thị; căn cứ để xác định việc lập quy hoạch, thiết kế đô thị đối với khu vực chưa có quy hoạch, thiết kế đô thị được duyệt…

Quy chế quản lý kiến trúc đô thị thị xã Sa Pa được lập theo 5 phân khu kiểm soát phát triển đã xác định trong đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Sa Pa - thị xã Sa Pa đến năm 2040 dựa trên cơ sở: Khung giao thông; địa hình cảnh quan; tính chất chức năng chủ đạo… đảm bảo tính thống nhất, hỗ trợ nhau về mặt không gian và phát triển kinh tế - xã hội.

Quy chế cũng quy định đối với kiến trúc công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị là các công trình hạ tầng (đường giao thông, cáp treo, thoát nước, chiếu sáng công cộng, cấp nước, cấp điện, viễn thông, cây xanh, hệ thống quản lý chất thải, vệ sinh môi trường…) phải được thiết kế xây dựng đồng bộ phù hợp với quy hoạch, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng liên quan. Khuyến khích các giải pháp hạ tầng đa chức năng và đáp ứng các nhu cầu phát triển trong tương lai. Bảo đảm tổ chức giao thông thuận lợi, kiến trúc và cảnh quan đô thị hài hòa phù hợp với tính chất của khu đô thị du lịch.

Bố trí công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật có vị trí phù hợp, hạn chế chiều cao trong phạm vi kỹ thuật cho phép, khuyến khích ngầm hóa, bảo đảm khoảng lùi lớn so với lộ giới (hoặc chỉ giới đường đỏ đối với trục đường đô thị) để tổ chức cây xanh cảnh quan, cây xanh cách ly với các khu vực chức năng khác của đô thị. Quy mô các công trình đầu mối phải được tính toán diện tích, công suất và bố trí quỹ đất phù hợp với quy hoạch được duyệt. Trong phạm vi các công trình bố trí trồng cây xanh, thảm cỏ, gia tăng mảng xanh, giúp cải thiện vi khí hậu, tăng cường cảnh quan, che chắn các công trình.

Công tác thiết kế, xây dựng hệ thống đường dây, đường ống kỹ thuật mới và cải tạo cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để bố trí phù hợp với bề rộng vỉa hè và yêu cầu bố trí cây xanh, cảnh quan đô thị trên tuyến đường để đảm bảo đồng bộ.

Việc đấu nối công trình hạ tầng kỹ thuật từ công trình vào hệ thống công cộng phải được cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền cho phép và chịu giám sát thực hiện của đơn vị cấp phép, quản lý, vận hành. Đối với công trình hạ tầng kỹ thuật xây mới phải bố trí ngầm để đảm bảo thẩm mỹ...

Pháp lý xây dựng

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng rộng 20.000ha

Ngày 4/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, với tổng diện tích 20.000 ha.

Sự hòa nhập bản địa trong quy hoạch và kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc

Khai thác các yếu tố bản địa vào quy hoạch và kiến trúc không phải một xu hướng nhất thời, mà là một phần tất yếu trong quá trình tư duy thiết kế; nên thời nào cũng có, chỉ những phương thức biểu đạt, truyền tải là khác nhau do quan niệm, tư tưởng thiết kế từng thời không giống nhau.

6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để Quy hoạch vùng Tây Nguyên tầm nhìn đến năm 2050

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch nông thôn ở Bắc Giang - Cở sở vững chắc xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Trong đó, vấn đề quy hoạch đóng vai trò then chốt, có tác động đến cơ sở vật chất kỹ thuật, diện mạo nông thôn và đời sống nhân dân địa phương.

Giá trị cảnh quan kiến trúc nhà thờ công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ

Theo ghi chép của chính sử, ngay từ năm 1533, Công giáo đã vào đồng bằng Bắc Bộ và vùng đất Quần Anh (Nam Định) là nơi đầu tiên Công giáo có mặt, rồi từ đó lan tỏa ra nhiều làng quê Việt, kéo theo đó là hàng loạt nhà thờ lần lượt được xây dựng lên. Bên cạnh những nhà thờ Công giáo mang đặc trưng phong cách kiến trúc phương Tây thì cũng có nhiều nhà thờ đã có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc phương Tây (ở lớp vỏ bên ngoài) với phong cách kiến trúc cổ truyền (ở bộ khung gỗ bên trong công trình). Niên đại hiện còn của những nhà thờ Công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền cơ bản là khoảng cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Sự hiện diện của những nhà thờ như vậy cũng đã góp phần làm giàu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt nói chung, làm phong phú kiến trúc truyền thống ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi