Khánh Hòa đầu tư trùng tu di tích thành cổ Diên Khánh

Khánh Hòa đầu tư trùng tu di tích thành cổ Diên Khánh

(Vietnamarchi) - UBND tỉnh Khánh Hòa vừa giao Ban Quản lý các dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư dự án tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh. Dự án dự kiến khởi công trong quý 4/2024 với mức kinh phí gần 167 tỉ đồng.
15:23, 18/07/2024

Theo quyết định phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng dự án tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh của UBND tỉnh Khánh Hòa, dự án có 12 hạng mục được trùng tu, phục hồi, bảo tồn, trong đó, có các hạng mục trùng tu theo nguyên gốc như: Tuyến thành đất dài 2.500m, đỉnh thành rộng hơn 4m, lối đi lát gạch rộng 2,6m...

Các hạng mục xây mới là đường dài 2.000m, rộng 6m, chạy sát chân thành; cầu vòm bắc qua hào nước, các tiểu công viên, chỉnh trang cầu tại các cổng thành; nạo vét bùn đất và vệ sinh lòng hào, mái hào và chống thấm thành hào, đáy hào; hệ thống đèn chiếu sáng, công trình vệ sinh...

Kinh phí thực hiện dự án hơn 166 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách của tỉnh Khánh Hòa. Trong đó, 70 tỷ đồng là chi phí xây dựng, hơn 67 tỷ đồng là tiền bồi thường hỗ trợ giải phóng mặt bằng...

Thành cổ Diên Khánh là công trình di tích văn hoá nổi tiếng tại thị trấn Diên Khánh, tỉnh Khánh Hoà được xây dựng năm 1793, thời vua Gia Long, trên diện tích 3,5ha, chiều dài thành 2.600m, tường thành cao 3,5m; là nơi đã diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Trải qua hơn 200 năm, Thành cổ Diên Khánh đã chứng kiến bao biến động, thăng trầm của xã hội thời phong kiến cũng như cuộc đấu tranh của nhân dân Khánh Hòa trong 2 cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Ghi nhận những giá trị lịch sử, văn hóa của di tích Thành cổ Diên Khánh, ngày 16/11/1988, Bộ Văn hóa đã ban hành quyết định xếp hạng di tích lịch sử – văn hóa quốc gia.

Pháp lý xây dựng

Khám phá Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương

Hà Nam là tỉnh có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, có vị trí địa lý – văn hóa khá đặc biệt trong khu vực châu thổ sông Hồng và là một tỉnh có bề dày truyền thống văn hiến. Hiện nay, tại Hà Nam vẫn còn lưu giữ được nhiều di sản văn hóa trải suốt chiều dài lịch sử mấy ngàn năm dựng nước, giữ nước của dân tộc. Trong đó, Di tích quốc gia đặc biệt đền Trần Thương là một di tích tiêu biểu của tỉnh Hà Nam chứa đựng nhiều giá trị nổi bật về lịch sử, quân sự, kiến trúc nghệ thuật và tâm linh...

Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian

Nhằm đánh giá toàn diện về nội dung, giá trị lịch sử văn hóa, kiến trúc nghệ thuật của cụm di tích quốc gia chùa Trầm - chùa Trăm Gian phục vụ công tác quản lý, bảo vệ giá trị của di tích, ngày 6/9, UBND huyện Chương Mỹ đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể Thao Hà Nội, Hội khoa học lịch sử Việt Nam và Hội đồng di sản văn hóa quốc gia tổ chức hội thảo khoa học “Bảo tồn và phát huy giá trị cụm di tích quốc gia chùa Trầm, chùa Trăm Gian”.

Cần bảo vệ chợ Đầm Tròn theo Luật Di sản văn hóa

Chợ Đầm Tròn là công trình kiến trúc độc đáo mang dấu ấn lịch sử, văn hóa của TP Nha Trang (Khánh Hòa). Vì vậy cần đưa công trình này vào danh mục kiểm kê công trình kiến trúc có giá trị để bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Đó là đề nghị của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa vừa được gửi đến Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa.

Đừng hoang phí công thự di sản

Đã đến lúc những công thự quý hiếm cần mở cửa và mở thêm công năng mới, góp phần làm “trường học” và “vườn ươm” ý tưởng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật và ngay cả quản trị cho đông đảo người dân, nhất là với giới trẻ.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế. Nhiều sản phẩm văn hóa với công nghệ hiện đại đã được giới thiệu đến đông đảo du khách trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá…

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi