Hợp nhất Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị

Hợp nhất Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị

(Vietnamarchi) - Vừa qua, Bộ Xây dựng đã ban hành Văn bản hợp nhất số 04/VBHN-BXD ngày 08/10/2024 về việc hợp nhất Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị...
16:11, 04/11/2024

Cụ thể, Văn bản hợp nhất số 04 sửa đổi, bổ sung các nghị định: (1) Nghị định số 100/2018/NĐ-CP ngày 16/7/2018 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2018; (2) Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, có hiệu lực từ ngày 26/3/2021; (3) Nghị định số 35/2023/NĐ-CP ngày 20/6/2023 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng; (4) Nghị định số 96/2024/NĐ-CP ngày 24/7/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Kinh doanh bất động sản vào Nghị định số 11/2013/NĐ-CP ngày 14/01/2013 của Chính phủ về quản lý đầu tư phát triển đô thị có hiệu lực kể từ ngày 01/3/2013.

Văn bản điều chỉnh các hoạt động liên quan đến việc đầu tư phát triển đô thị bao gồm: Quy hoạch đô thị; hình thành, công bố kế hoạch triển khai các khu vực phát triển đô thị; thực hiện đầu tư xây dựng và vận hành, khai thác, chuyển giao các dự án đầu tư phát triển đô thị. Với đối tượng áp dụng là các tổ chức cá nhân trong nước và nước ngoài tham gia các hoạt động liên quan đến việc đầu tư phát triển đô thị.

Về nội dung hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị:

Gồm tờ trình; Báo cáo tóm tắt về khu vực phát triển đô thị dự kiến bao gồm: Tên khu vực phát triển đô thị; Địa điểm, ranh giới khu vực phát triển đô thị (có sơ đồ minh họa); Mô tả hiện trạng khu vực phát triển đô thị; Thuyết minh về cơ sở hình thành khu vực phát triển đô thị; Tính chất/các chức năng chính của khu vực; Giới thiệu nội dung cơ bản của quy hoạch chung đô thị được duyệt; Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị; Thời hạn thực hiện dự kiến; Sơ bộ khái toán, dự kiến các nguồn lực đầu tư cho phát triển đô thị; Đề xuất hình thức quản lý theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.

Về nội dung kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị:

Xác định danh mục các dự án trong khu vực phát triển đô thị trên cơ sở quy hoạch phân khu đối với các đô thị loại IV trở lên, quy hoạch chung đối với các đô thị loại V và các khu vực có chức năng chuyên biệt; Xác định thứ tự đầu tư xây dựng, tiến độ triển khai các dự án đầu tư phát triển đô thị, đảm bảo việc thực hiện các dự án công trình hạ tầng kỹ thuật khung và một số công trình hạ tầng xã hội cấp thiết của khu vực trước khi triển khai các dự án thành phần khác; Kế hoạch di dời, tái định cư; Kế hoạch vốn, mô hình huy động vốn; Tổ chức quản lý và thực hiện theo các mô hình huy động vốn.

Về công bố khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện: Trong thời hạn 30 ngày kể từ khi có quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức công bố khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện; cung cấp thông tin và tạo điều kiện để các nhà đầu tư tham gia đầu tư các dự án phát triển đô thị.

Việc công bố công khai khu vực phát triển đô thị và kế hoạch thực hiện được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và các phương thức khác phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương.

Nội dung công bố bao gồm những nội dung chính của Quyết định phê duyệt khu vực phát triển đô thị và Kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị để các nhà đầu tư biết, lựa chọn và quyết định việc đầu tư các dự án.

Đối với quản lý khu vực phát triển đô thị, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc giữ nguyên hoặc tổ chức lại, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị hoặc giao đơn vị sự nghiệp công lập thuộc thẩm quyền quản lý để chủ trì thực hiện các nhiệm vụ quản lý khu vực phát triển đô thị quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tổ chức lại, giải thể Ban Quản lý khu vực phát triển đô thị được thực hiện theo quy định của pháp luật về đơn vị sự nghiệp công lập.

Về nhiệm vụ quản lý khu vực phát triển đô thị gồm:

Đề xuất các nội dung cụ thể hóa kế hoạch thực hiện khu vực phát triển đô thị trong hồ sơ đề xuất khu vực phát triển đô thị đã được phê duyệt và tổ chức thực hiện; Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư trong khu vực phát triển đô thị; nghiên cứu, đề xuất các chính sách ưu đãi, cơ chế đặc thù áp dụng đối với hoạt động đầu tư xây dựng trong khu vực phát triển đô thị; Đề xuất việc xác định các dự án đầu tư theo các nguồn vốn để thực hiện khu vực phát triển đô thị, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; hướng dẫn, hỗ trợ các nhà đầu tư trong quá trình chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư phát triển đô thị; Tổ chức quản lý hoặc được giao làm chủ đầu tư đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước trong khu vực phát triển đô thị; Theo dõi giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện các dự án đầu tư trong khu vực phát triển đô thị theo nội dung dự án đã được phê duyệt; Định kỳ hoặc đột xuất tổng hợp, báo cáo, đề xuất các cơ quan chức năng xử lý các vấn đề về kết nối đồng bộ hạ tầng kỹ thuật khung, hạ tầng kỹ thuật giữa các dự án, các vướng mắc, phát sinh trong quá trình thực hiện đầu tư tại khu vực phát triển đô thị; Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu, cung cấp thông tin về khu vực phát triển đô thị; tổng hợp, báo cáo theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về tình hình thực hiện các dự án đầu tư và thực hiện kế hoạch triển khai khu vực phát triển đô thị được giao quản lý; Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành quy chế phối hợp giữa đơn vị được giao quản lý khu vực phát triển đô thị và các cơ quan chuyên môn trực thuộc.

Xem văn bản Hợp nhất Nghị định về quản lý đầu tư phát triển đô thị chi tiết tại: BXD_04-VBHN-BXD_08102024.pdf

 

Pháp lý xây dựng

Những tiêu chí xác định nhà tạm, nhà dột nát

Mới đây, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 55/QĐ-BXD hướng dẫn tiêu chí nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2025.

Hà Nội chính thức công bố Quy chế quản lý kiến trúc đô thị và Chương trình phát triển đô thị đến 2035

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.

Chính thức phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch

Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 2/1/2025 phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch...

Nghị định số 175/2024/NĐ-CP đẩy mạnh phân cấp trong hoạt động đầu tư xây dựng

Nghị định số 175/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn - Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành Xây dựng

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn số 47/2024/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, ngày 26/11/2024 với tỷ lệ tán thành cao (94.99%); Luật sẽ có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2025 với nhiều nội dung trọng tâm và điểm mới cho thấy, sự chủ động, tích cực của Bộ Xây dựng trong nghiên cứu, kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng để hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành Xây dựng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi