Hoàn thành trùng tu Chùa Cầu Hội An

Hoàn thành trùng tu Chùa Cầu Hội An

Sau hai năm trùng tu, di tích Chùa Cầu Hội An đã hoàn thành các hạng mục chính và dự kiến sẽ khánh thành vào tháng 8 này.
15:32, 24/07/2024

Ông Phạm Việt Tâm, Trưởng phòng tu bổ di tích thuộc Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, cho biết di tích Chùa Cầu hiện đã hoàn thành toàn bộ hạng mục trùng tu gồm hệ nền, móng, mố, trụ cầu; hệ sàn, khung gỗ, mái; hệ thống điện, chống mối công trình. Đơn vị đang tiến hành tháo dỡ giàn giáo, mái che, tu bổ cảnh quan, vệ sinh... bàn giao mặt bằng để tạo thuận lợi cho du khách tham quan. Dự kiến sẽ khánh thành vào ngày 3 tháng 8, trong chuỗi sự kiện giao lưu văn hóa Hội An - Nhật Bản lần thứ 20 năm 2024.

Dự án tu bổ Chùa Cầu được UBND TP Hội An phê duyệt vào ngày 28/12/2022, với kinh phí hơn 20 tỷ đồng. Trước đó, di tích đã trải qua bảy lần trùng tu. Đến năm 2022, Chùa Cầu xuống cấp nghiêm trọng với phần mố cầu và trụ cầu bị nứt, lún; nhiều cột và kèo bị hỏng. Quá trình trùng tu kéo dài hơn một năm so với dự kiến ban đầu do gặp nhiều tranh cãi về mặt cầu "cong hay thẳng" và các kiến trúc liên quan. Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đã phải tạm dừng công tác tu bổ để nghiên cứu kỹ lưỡng.

Trong thời gian trùng tu, Chùa Cầu vẫn mở cửa nhưng các hạng mục chính bị che kín bởi giàn giáo, khiến du khách không thể tham quan chi tiết công trình.

Chùa Cầu nằm ở trung tâm phố cổ Hội An, được các thương nhân Nhật Bản khởi dựng giữa thế kỷ XVII. Công trình gồm phần cầu có mái che bắc qua một rạch nước trên sông Hoài, về sau được xây thêm chùa ở phần cầu phía bắc, nên được gọi là Chùa Cầu. Nét kiến trúc gỗ, mái ngói âm dương soi bóng bên phố cổ khiến công trình là điểm đến thu hút rất đông khách du lịch khi đến Hội An.

Chùa Cầu là di sản kiến trúc - văn hóa có giá trị bậc nhất ở Hội An, được coi là biểu tượng của phố cổ, ngày nay là điểm đến du lịch hấp dẫn. Với việc hoàn thành trùng tu, đón khách trở lại, du khách đến Chùa Cầu và Hội An sẽ thuận tiện tham quan, có thêm nhiều trải nghiệm và góp phần phát triển du lịch của địa phương, theo Trung tâm quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An.

Theo báo VnExpress

Pháp lý xây dựng

Cần bảo vệ chợ Đầm Tròn theo Luật Di sản văn hóa

Chợ Đầm Tròn là công trình kiến trúc độc đáo mang dấu ấn lịch sử, văn hóa của TP Nha Trang (Khánh Hòa). Vì vậy cần đưa công trình này vào danh mục kiểm kê công trình kiến trúc có giá trị để bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Đó là đề nghị của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa vừa được gửi đến Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa.

Đừng hoang phí công thự di sản

Đã đến lúc những công thự quý hiếm cần mở cửa và mở thêm công năng mới, góp phần làm “trường học” và “vườn ươm” ý tưởng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật và ngay cả quản trị cho đông đảo người dân, nhất là với giới trẻ.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế. Nhiều sản phẩm văn hóa với công nghệ hiện đại đã được giới thiệu đến đông đảo du khách trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá…

Tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử Lộ Vòng Cung

Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Lộ Vòng Cung tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 là hạng mục Khu tưởng niệm (Khu A) được triển khai ngày 2/11/2023 trên diện tích 6,4 ha với tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.

Tuyên Quang dự kiến chi 95 tỷ đồng bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào

Ngày 13/8, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 971/QĐ-UBND phê duyệt dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, nhằm giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử của tỉnh, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi