Hà Nội: Thêm 3 di tích được xếp hạng di tích cấp thành phố

Hà Nội: Thêm 3 di tích được xếp hạng di tích cấp thành phố

(Vietnamarchi) - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành quyết định số 3037/QĐ-UBND ngày 11/6/2024 về việc xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội.
15:51, 18/06/2024

Theo đó, 03 di tích lịch sử: Đình Phượng Bãi (An Phượng), phường Biên Giang, quận Hà Đông; Đình Liễu Trì, xã Mê Linh, huyện Mê Linh; Di tích lịch sử - lưu niệm danh nhân đền Bạch Đa và mộ tiến sỹ Đỗ Nhuận, xã Kim Hoa, huyện Mê Linh được xếp hạng di tích cấp thành phố.

UBND thành phố giao UBND các quận, huyện Hà Đông, Mê Linh chịu trách nhiệm công khai khu vực khoanh vùng bảo vệ di tích và tổ chức lập hồ sơ cắm mốc giới và triển khai cắm mốc giới trên thực địa theo thẩm quyền và quy định pháp luật hiện hành. UBND các phường, xã Biên Giang (quận Hà Đông); Mê Linh, Kim Hoa (huyện Mê Linh) ban hành quyết định thành lập Ban Quản lý di tích.

Đồng thời, tổ chức quản lý mặt bằng và không gian di tích, toàn bộ hiện vật thuộc di tích, hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di tích, sử dụng nguồn thu của di tích theo quy định tại Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 và Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 29/12/2021 của UBND thành phố Hà Nội về việc ban hành  quy chế, sửa đổi bổ sung một số điều của quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy  giá trị di tích lịch sử -văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phố Hà Nội, quy định pháp luật hiện hành.

UBND thành phố yêu cầu Sở Văn hóa và Thể thao, UBND các quận, huyện và UBND các phường, xã nơi có di tích được xếp hạng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước đối với di tích theo thẩm quyền và quy định hiện hành của pháp luật về di sản văn hóa.

Pháp lý xây dựng

Cần bảo vệ chợ Đầm Tròn theo Luật Di sản văn hóa

Chợ Đầm Tròn là công trình kiến trúc độc đáo mang dấu ấn lịch sử, văn hóa của TP Nha Trang (Khánh Hòa). Vì vậy cần đưa công trình này vào danh mục kiểm kê công trình kiến trúc có giá trị để bảo vệ theo Luật Di sản văn hóa. Đó là đề nghị của Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Khánh Hòa vừa được gửi đến Ban thường vụ Tỉnh ủy Khánh Hòa.

Đừng hoang phí công thự di sản

Đã đến lúc những công thự quý hiếm cần mở cửa và mở thêm công năng mới, góp phần làm “trường học” và “vườn ươm” ý tưởng về lịch sử, văn hóa, kiến trúc, mỹ thuật và ngay cả quản trị cho đông đảo người dân, nhất là với giới trẻ.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế

Việc đẩy mạnh chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã mang lại nhiều hiệu quả trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản Huế. Nhiều sản phẩm văn hóa với công nghệ hiện đại đã được giới thiệu đến đông đảo du khách trải nghiệm, tìm hiểu, khám phá…

Tôn tạo, phát huy giá trị di tích lịch sử Lộ Vòng Cung

Dự án bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích lịch sử Lộ Vòng Cung tại xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, TP. Cần Thơ được chia làm 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 là hạng mục Khu tưởng niệm (Khu A) được triển khai ngày 2/11/2023 trên diện tích 6,4 ha với tổng mức đầu tư khoảng 100 tỷ đồng.

Tuyên Quang dự kiến chi 95 tỷ đồng bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào

Ngày 13/8, UBND tỉnh Tuyên Quang đã ban hành Quyết định số 971/QĐ-UBND phê duyệt dự án bảo tồn, tôn tạo Khu di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Tân Trào, nhằm giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa lịch sử của tỉnh, đồng thời thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi