Hà Nội: Tạo diện mạo mới cho Đình Thanh Hà

(Vietnamarchi) - Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với Thăng Long-Hà Nội, ngày 1/3/2024, quận Hoàn Kiếm đã khởi công tu bổ, tôn tạo Di tích Kiến trúc Nghệ thuật Quốc gia Đình Thanh Hà, số 10 phố Ngõ Gạch, phường Đồng Xuân.
16:09, 04/03/2024

Đây là công trình kiến trúc đình làng truyền thống với lối kết cấu kiến trúc chữ "Công," bao gồm tam quan, nhà tiền bái, phương đình và hậu cung, bằng những vật liệu kiến trúc truyền thống, đã được xếp hạng di tích lịch sử - văn hoá, kiến trúc nghệ thuật cấp Quốc gia năm1989.

Nằm trong khu vực 36 phố phường cổ xưa, đình Thanh Hà từ lâu đã trở thành trung tâm sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của cộng đồng. Trải qua những thăng trầm của lịch sử, khí hậu khắc nghiệt và tác động của con người, đình Thanh Hà xuống cấp nghiêm trọng. Một số cấu kiện gỗ bị mối mọt, mất an toàn. Hệ thống mái ngói bị hỏng, xô lệch, thấm dột...

Đình Thanh Hà tại số 10 Ngõ Gạch. Ảnh Báo ANTĐ

Dự án tu bổ, tôn tạo Đình Thanh Hà được phê duyệt chủ trương đầu tư, thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị dự án theo quy định. Quy mô tu bổ, tôn tạo tổng thể đình bao gồm: tu bổ các hạng mục chính, từ tiền tế, phương đình, hậu cung; tu bổ nhà Mẫu; nhà Thủ từ-soạn lễ; can thờ Mẫu Thượng thiên; tu bổ nội thất, đồ thờ; nghi môn, cổng phụ, tường rào; am hóa vàng…

Cùng với đó là tu bổ hệ thống hạ tầng kỹ thuật điện; chiếu sáng di tích; cấp thoát nước; hệ thống phòng cháy, chữa cháy; cây xanh, sân vườn; chiếu sáng kiến trúc công trình…  Thời gian thực hiện dự án là 360 ngày, hoàn thành năm 2025.

Đình Thanh Hà thờ tướng quân Trần Lựu, một vị tướng anh hùng có nhiều công lao đóng góp trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc thời Trần - thế kỷ 13, được Vua ban sắc phong vào hàng Thượng đẳng thần.

Đình có bề dày lịch sử, lưu giữ một khối lượng lớn những di vật phong phú về loại hình, đa dạng về chất liệu và phong phú về số lượng như: thần phả, sắc phong, hoành phi, câu đối, cửa võng, chuông, đại tự, khánh văn bia, ngựa thờ, đồ gốm sứ…

Các di vật có niên đại trải dài từ thời Lê sang thời Nguyễn, tiêu biểu có hơn 50 viên gạch trang trí thời Mạc và 9 tấm bia đá thời Nguyễn, trong đó quan trọng là bia "Thanh Hà ngọc phả bi ký" khắc lại một bia thời Lê và bia "Trùng tu Thanh Hà đình bi ký" ghi lại sự tích và lịch sử xây dựng.

Đề nghị di chỉ khảo cổ Mái đá Ngườm là Di tích Quốc gia đặc biệt

Vừa qua, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên Trịnh Việt Hùng đã yêu cầu Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Bảo tàng tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn ở Trung ương và UBND huyện Võ Nhai lập hồ sơ đề nghị công nhận di chỉ khảo cổ Mái đá Ngườm là Di tích Quốc gia đặc biệt.

Làng Cựu phát triển giá trị văn hóa kiến trúc – du lịch làng nghề

Làng Cựu thuộc xã Vân Từ, huyện Phú Xuyên, nằm cách trung tâm Hà Nội hơn 40km về phía Nam. Từ một làng thuần nông nghèo những năm đầu thế kỷ 20, người làng Cựu đã phát triển và nổi tiếng trên đất Kinh Kỳ với nghề may vào những năm 1930, 1940. Làng Cựu còn được biết đến với việc sở hữu nhiều biệt thự tráng lệ, kiến trúc giao thoa giữa truyền thống và ảnh hưởng kiến trúc Châu Âu. Hiện nay làng Cựu vẫn còn giữ nguyên được nhiều ngôi nhà có giá trị kiến trúc, các công trình tín ngưỡng và không gian công cộng như đình làng, sân đình, giếng làng,… là đặc trưng kiến trúc của vùng Đồng bằng sông Hồng. Câu chuyện bảo tồn và phát huy giá trị kiến trúc làng nghề truyền thống trong nông thôn mới vẫn là bài toán khó quy hoạch cho các địa phương.

Phát huy các giá trị đền Tả Phủ Linh Từ (Lạng Sơn)

“Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa. Có nàng Tô Thị, có chùa Tam Thanh,” Ai từng đặt chân tới xứ Lạng đều được nghe tới câu ca dao lưu truyền bao đời nay ca ngợi vẻ đẹp của mảnh đất vùng biên giới phía Bắc này. Thiên nhiên nơi đây kì thú hiếm nơi nào có, phố chợ Kỳ Lừa sầm uất bên bờ sông Kỳ Cùng của ngon vật lạ chả thiếu chi.

Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An

UBND tỉnh Quảng Nam vừa gửi Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tham mưu trình Chính phủ phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Văn hóa thế giới Đô thị cổ Hội An đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.

Thực trạng và tiềm năng hồi sinh thích ứng các công trình di sản kiến trúc tại khu vực trung tâm hiện hữu TPHCM

Mặc dù mang không ít dấu vết của thời gian và bề dày văn hóa, nhưng trong thực tế, vẫn có nhiều di sản kiến trúc (DSKT) đô thị của TPHCM chưa được xếp hạng và không được bảo vệ bằng hệ thống khung pháp lý như các di tích. Thách thức lớn nhất mà các công trình kiến trúc này phải đối mặt là nguy cơ bị biến dạng, xuống cấp hoặc yếu tố công năng không còn phù hợp với nhu cầu phát triển của xã hội hiện đại, do đó có thể bị kéo đổ bất cứ lúc nào. Hồi sinh thích ứng (HSTU) các công trình kiến trúc cũ có giá trị đã mở ra hướng đi mới cho công tác bảo tồn và được ứng dụng thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Chẳng hạn như những nhà máy bỏ hoang được chuyển đổi thành trung tâm nghệ thuật, phòng hòa nhạc được chuyển đổi thành khách sạn hoặc công trình hành chính có giá trị được chuyển đổi thành bảo tàng,...

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi