Giá trị bền vững trong di sản kiến trúc xưa và nay - Góc nhìn từ lịch sử và bảo tồn di sản

Giá trị bền vững trong di sản kiến trúc xưa và nay - Góc nhìn từ lịch sử và bảo tồn di sản

(Vietnamarchi) - Bền vững là một trong những yếu tố gắn liền với kiến trúc. Ở đây chúng ta cần làm rõ 2 khái niệm, đó là kiến trúc và bền vững. Kiến trúc được hiểu theo nghĩa rất rộng. Nếu như chiều kích tồn tại của con người là không gian và thời gian, kiến trúc là không gian còn lịch sử là thời gian. Kiến trúc là không gian con người tạo dựng nên từ trí tuệ, thể hiện trong việc chọn chỗ, chọn hướng, chọn không gian, đưa quỹ tích của mình vào không gian ấy. Điều đó gắn liền với mọi thời đại. Vì thế bền vững phải được hiểu trên một tiến trình, luôn luôn vận động, thay đổi.
09:00, 24/01/2025
Nhà sử Học Dương Trung Quốc - Tổng thư ký Hội Sử học Việt Nam

Bảo tồn hiện này mới chỉ dừng lại ở việc tư vấn xây dựng những công trình mới nhưng vẫn lấy những kiến trúc thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn làm chuẩn, không có một ngôi chùa nào hiện đại. Tôi cho thấy đây là chỉ dẫn đơn điệu, không phát triển được nhưng vẫn nhân danh là bảo tồn. Tại sao chỉ có kiến trúc truyền thống mới là bền vững. Thời đại đã thay đổi, chúng ta cũng cần thay đổi khái niệm bền vững.

Cần thay đổi tính bền vững trong nhận thức, mà đi đầu là những KTS - những người tư vấn cho người dân, thay đổi về khái niệm truyền thống, bền vững.

Chùa Quán Sứ - Sự thay đổi quan trọng trong kiến trúc, quy hoạch của Hà Nội

Khi nói đến bền vững, điều đầu tiên xuất hiện là vật liệu, thứ hai là thẩm mỹ, cái thứ ba quan trọng nhất là lối sống. Liệu những công trình ngày nay có bền vững không, khi khoa học công nghệ, tư duy con người thay đổi từng ngày.

Các công trình được cho là bền vững hiện nay có trở thành di sản hay không, có phản ánh sự thay đổi và phát triển, có phát huy giá trị của thời đại không? Đáp ứng được những điều này thì tính bền vững mới có ý nghĩa, nếu không những đô thị mới chúng ta xây dựng sẽ trở thành những di sản nặng nề, rất khó giải quyết trong một tương lai không xa.

Muốn bền vững thì chúng ta phải nhìn trước, đi trước, không thể bị chi phối bởi những lợi ích trước mắt (lợi ích của những nhà kinh doanh BĐS, tầm nhìn nhiệm kỳ của lãnh đạo).

Đây là câu chuyện của tương lai rất gần, chúng ta cần chủ động suy nghĩ trước, tạo ra những quan niệm tương đối hoàn thiện, quan sát thế giới thay đổi thì chúng ta sẽ có sự bền vững thực sự, theo đúng nghĩa của nó là thay đổi cuộc sống của con người./.
 

Pháp lý xây dựng

Mô hình đô thị đặc thù - đô thị động lực trong bối cảnh của TPHCM

(KTVN 255) Năm 2017, Quốc hội khóa XIV đã ban hành Nghị quyết 54/2017/QH14 về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh tại kỳ họp thứ 4 ngày 24/11/2017. Chỉ sau 5 năm thực hiện, việc thí điểm theo Nghị quyết 54/2017/QH14 cho thấy hiệu quả của cơ chế, chính sách đặc thù cho TPHCM chưa có tác động đáng kể đến hiệu quả phát triển. Vì vậy, Quốc hội khóa XV đã ban hành Nghị quyết 98/2023/QH15 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TPHCM tại kỳ họp thứ 5 ngày 24/5/2023, nhằm đáp ứng nhu cầu tạo dựng một số cơ chế, chính sách đặc thù để dễ dàng phát triển trên cơ sở mật độ kinh tế rất lớn của TPHCM.

Đô thị toàn cầu Thành phố Hồ Chí Minh - Đặc thù và động lực

(KTVN 255) Quy hoạch TPHCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 vừa được Thủ tướng Phạm Minh Chính phê duyệt đã đặt mục tiêu xây dựng và phát triển TPHCM thành đô thị toàn cầu, là hạt nhân vùng, cực tăng trưởng cả nước. Vậy TPHCM có những đặc thù gì và sẽ dựa vào những động lực nào để vươn mình thành đô thị toàn cầu trong tương lai...?

Thành phố Hồ Chí Minh và tầm nhìn phát triển đô thị kinh tế biển

(KTVN 255) TPHCM đang bước vào một kỷ nguyên mới, nơi đổi mới và sáng tạo trở thành động lực phát triển. Với vị thế là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, thành phố đang đứng trước yêu cầu phải chuyển mình mạnh mẽ, không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng mà còn hướng tới một mô hình phát triển bền vững, thích ứng với xu hướng toàn cầu hóa.

Thành phố Cần Giờ và vai trò tái định dạng địa kinh tế khu vực

(KTVN 255) Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện quá trình đổi mới thể chế rất mạnh mẽ và quyết liệt, trong đó TPHCM đang được xem xét mở rộng về phía biển, tiếp cận kinh tế biển với không gian rộng mở hơn nữa. Tất cả đang chờ đợi quyết định của cấp cao nhất. Trên cơ sở này, có thể phân tích kỹ lưỡng để tính toán bài toán “tái định dạng địa kinh tế khu vực Nam Bộ và TPHCM”. Nhưng dù trong hoàn cảnh nào thì TP Cần Giờ theo kế hoạch đặt trên biển giữa vùng công nghiệp phía bên trái và vùng nông nghiệp phía bên phải (nhìn ra biển) vẫn luôn là một đô thị kinh tế dịch vụ, làm động lực làm sống lại “Hòn ngọc Viễn Đông” xưa đầy tráng lệ trên con đường Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương rất sôi động cả về “địa kinh tế” và “địa chính trị”

Bối cảnh mới: Vị thế và hướng đi cho Cần Giờ?

(KTVN 255) Cần Giờ, từ lâu được biết đến như một vùng ven biển biệt lập của TPHCM, nay đang đứng trước một cơ hội mới khi thành phố mở rộng kết nối với Nhơn Trạch (Đồng Nai), Bình Dương và Vũng Tàu. Trong bối cảnh này, câu hỏi đặt ra là: Cần Giờ sẽ giữ vai trò gì trong cấu trúc vùng đô thị mở rộng? Làm thế nào để kết nối hiệu quả với các trung tâm kinh tế lân cận? Và đâu là giá trị gia tăng mà Cần Giờ có thể mang lại?

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi