Du lịch nông thôn Nhật Bản

Du lịch nông thôn Nhật Bản

(Vietnamarchi) - Sau 1945, kinh tế Nhật Bản lâm vào tình trạng rất khó khăn. Người Nhật đã chọn nông thôn làm nơi khởi phát lại nền kinh tế.
10:36, 28/04/2024

Chính phủ không chỉ có chủ trương phân tán nhiều nhà máy về các khu vực nông thôn sâu xa gắn với vùng nguyên liệu và nhân công giá rẻ để tăng hiệu quả mà còn chọn những vùng quê có cảnh quan thiên nhiên đẹp, có di tích lịch sử văn hoá để thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ nâng cấp để biến thành những nơi thu hút du lịch. Dần dần những nơi đó không chỉ thu hút khách tham quan mà còn thu hút vốn đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau, tạo thành những điểm động lực mới ở nông thôn giúp cho nông thôn phát triển nhanh hơn và sau này quay trở lại hỗ trợ, thúc đẩy phát triển công nghiệp, đô thị.

nb2

Ở Nhật Bản, điều luật về nhà ở nông thôn đã có từ hơn 100 năm trước nhưng đến nay vẫn hiện hữu trong ý thức người dân, đó là “nhà nông thôn không được xây quá 2 tầng và phải có mái”. Chúng tôi đã rất ngạc nhiên vì nghĩ Nhật Bản là nơi đất chật người đông, quy định thế thì có vẻ lãng phí đất. Tuy nhiên sau nhiều lần trải nghiệm từ phía Bắc (vùng Hokkaido) đến phía Nam Nhật Bản (vùng Okinawa) đều không tìm thấy nhà dân nông thôn nào xây 3 tầng (trừ nhà công cộng).

Ấn tượng mạnh đối với du khách đến thăm Nhật Bản dường như chỗ nào cũng xanh – sạch: những căn nhà nhỏ ẩn dưới những tán cây to. Sân nhà thường hẹp, có khi chỉ là lối đi. Người Nhật tận dụng mọi chỗ đất trống quanh nhà để trồng hoa, làm bonsai cây cảnh. Những rãnh thoát nước công cộng đều trong, không có mùi xú uế do các hộ gia đình dù không có chăn nuôi nhỏ cũng bắt buộc phải xử lý nước thái sinh hoạt qua hệ thống biogad 4 ngăn, khi thải vào mương tiêu của làng đảm bảo hợp vệ sinh đủ tiêu chuẩn tưới cây nông nghiệp.

nb3


Nhiều con đường làng cũng không thẳng tắp, không bê tông nhựa mà chỉ trải sỏi, uốn lượn để tránh một tảng đá tự nhiên hoặc một cây cổ thụ. Nhiều đoạn suối không bắc cầu mà làm ngầm để nước tràn qua, đi ô tô hoặc lội bộ đều dễ dàng.

Cảnh sắc nông thôn của Nhật Bản dường như hòa quyện với thiên nhiên nhưng vẫn có dấu tích rõ của nhân tạo, đẹp mê hoặc lòng người. Chính vì thế mỗi năm bình quân có khoảng 20 triệu du khách từ nước ngoài hoặc các đô thị nội địa đến thăm và nghỉ dưỡng tại các Làng quê Nhật Bản.

Pháp lý xây dựng

Phố Cổ Hà Nội - Bảo tồn và phát huy giá trị

(KTVN 252) Với vị trí quan trọng về mặt địa lý - lịch sử, Khu Phố Cổ Hà Nội (KPC) trở thành nơi hội tụ của những tinh hoa dân gian truyền thống Việt, là sự kết nối giữa Kinh thành và làng xóm ngoại thành, tạo nên bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến. KPC cũng là khu vực có bề dày lịch sử, đã trải qua sự thăng trầm của các triều đại phong kiến, thực dân, các giai đoạn phát triển của dân tộc nói chung và Hà Nội nói riêng. Với quỹ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể dày đặc, KPC xứng đáng được nhận sự quan tâm không chỉ của quận Hoàn Kiếm, không chỉ của thành phố Hà Nội, mà còn là sự quan tâm của cả nước và thế giới.

Hà Nội trong tôi!...

(KTVN 252) Một hình hài Hà Nội hiện đại, văn hóa, văn minh, giàu bản sắc trong thế kỷ XXI đang dần hiển hiện với những khát vọng phát triển lớn lao và khi ấy sông Hồng - dòng sông vĩ đại sẽ chảy trong lòng thành phố với đô thị sông Hồng, trở thành trục trung tâm phát triển kiến trúc văn hóa, cảnh quan và di sản của Thành phố ngàn năm tuổi.

Kế thừa và phát huy các giá trị của kiến trúc truyền thống vào xu hướng kiến trúc xanh tại Việt Nam

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ, kiến trúc xanh đã nổi lên như một xu hướng tất yếu trong ngành xây dựng, nhằm đáp ứng những thách thức về biến đổi khí hậu và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, để kiến trúc xanh không chỉ đơn thuần là những công trình hiện đại với công nghệ tiên tiến, mà còn là những không gian sống bền vững, hòa hợp với thiên nhiên và giữ gìn bản sắc văn hóa, việc kế thừa và phát huy các giá trị của kiến trúc truyền thống đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Hướng đến công trình xây dựng phát thải Các-bon thấp theo mô hình tòa nhà năng lượng bằng không (ZEB): Kinh nghiệp từ Nhật Bản

Mới đây, tại Hội thảo "Phát triển Kiến trúc xanh tại các đô thị ven biển" do Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAr) tổ chức ở TP. Đà Nẵng, TS.KS. Võ Thanh Huy - Trường Đại học Xây dựng Miền Trung đã có bài tham luận trình bày về chủ đề "Hướng đến công trình xây dựng phát thải Các-bon thấp theo mô hình tòa nhà năng lượng bằng không (ZEB): Kinh nghiệp từ Nhật Bản". Tạp chí điện tử Kiến trúc Việt Nam trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!

Có một Hà Nội như tôi đã thấy

(KTVN 252) ...cái không gian “lõi” mà tôi sống hàng ngày và quan sát… về một Hà Nội dường như còn khá nguyên vẹn nét xưa cũ mà có nhiều cái nay đã gọi là “di sản”... Những gì diễn ra từ ngót 40 năm Đổi mới cho đến hôm nay đã mang lại một diện mạo ngày càng mới mà quy mô và tính đa dạng của nó khiến khó dùng ký ức của một người mà mô tả được. Trong ký ức của thế hệ chúng tôi không thể quên các công trình xây dựng được đánh dấu như những cái mốc cho sự phát triển ngày càng tăng tốc ấy. Những chính sách đặc thù cũng như Luật Thủ đô được Quốc hội mới thông qua cho phép chúng ta hy vọng vào một Hà Nội “ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn”…

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi