Đồng Nai: Sẽ tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch thành phố sân bay Long Thành

(Vietnamarchi) - Ngày 12/12, lãnh đạo Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai đã có buổi làm việc với các đơn vị liên quan về ý tưởng quy hoạch xung quanh sân bay Long Thành. Đồng chí Nguyễn Hồng Lĩnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đã chủ trì buổi làm việc.
10:44, 16/12/2023

Cùng dự có các đồng chí: Hồ Thanh Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Quản Minh Cường, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Võ Tấn Đức, Quyền Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Quang cảnh hội nghị (Báo Nhân dân)

Theo Sở Xây dựng Đồng Nai, đơn vị được giao nhiệm vụ nghiên cứu lên ý tưởng quy hoạch chung quanh sân bay Long Thành, xác định tầm quan trọng, vai trò và tính chất của đô thị Long Thành là vùng phát triển đột phá của tỉnh Đồng Nai và khu vực phía nam.

Trong tương lai, Long Thành sẽ trở thành đô thị trung tâm của vùng Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện Long Thành sẽ được nâng cấp thành “Thành phố sân bay Long Thành”, với diện tích khoảng 55 nghìn ha, bao gồm toàn bộ địa giới hành chính huyện Long Thành và một phần của huyện Cẩm Mỹ.

Thành phố sân bay Long Thành bao gồm định hướng các khu chức năng, gồm: Cửa ngõ giao thương quốc tế; đô thị dịch vụ đẳng cấp khu vực; trung tâm công nghiệp hiện đại theo tiêu chuẩn Net Zero và nông nghiệp công nghệ cao bền vững.

Còn các phân khu chức năng của thành phố sân bay Long Thành là: Khu thương mại dịch vụ, tài chính, tổ chức sự kiện; phát triển logictics, công nghiệp, công nghiệp công nghệ cao, công nghệ sinh học; khu đô thị Long Thành mở rộng, Bình Sơn, Phước Thái; khu văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, nghĩ dưỡng và khu nghiên cứu và giáo dục đào tạo.

Về hệ thống giao thông kết nối có 5 đường cao tốc liên vùng và 2 tuyến đường sắt giao thương giữa các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long và vùng Đông Nam Bộ. Cùng với đó, kết nối 2 cảng nước sâu là Cái Mép và Cát Lái.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai Nguyễn Hồng Lĩnh lưu ý trong quy hoạch không phát triển nông nghiệp trong vùng thành phố sân bay, đồng thời tính toán lại quy mô các khu chức năng, hạ tầng xã hội cho cư dân đến sinh sống đô thị sân bay. Về không gian để phát triển khu vực xung quanh sân bay cần hạn chế bồi thường, di dời dân và phải xác định có các khu đất dự phòng.

Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai đồng ý việc tổ chức thi tuyển ý tưởng quy hoạch thành phố sân bay Long Thành. Sau khi hoàn thành sẽ xác định danh mục dự án để kêu gọi đầu tư và tổ chức xúc tiến đầu tư đón đầu sân bay Long Thành cất cánh.

Pháp lý xây dựng

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng rộng 20.000ha

Ngày 4/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, với tổng diện tích 20.000 ha.

Sự hòa nhập bản địa trong quy hoạch và kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc

Khai thác các yếu tố bản địa vào quy hoạch và kiến trúc không phải một xu hướng nhất thời, mà là một phần tất yếu trong quá trình tư duy thiết kế; nên thời nào cũng có, chỉ những phương thức biểu đạt, truyền tải là khác nhau do quan niệm, tư tưởng thiết kế từng thời không giống nhau.

6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để Quy hoạch vùng Tây Nguyên tầm nhìn đến năm 2050

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch nông thôn ở Bắc Giang - Cở sở vững chắc xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Trong đó, vấn đề quy hoạch đóng vai trò then chốt, có tác động đến cơ sở vật chất kỹ thuật, diện mạo nông thôn và đời sống nhân dân địa phương.

Giá trị cảnh quan kiến trúc nhà thờ công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ

Theo ghi chép của chính sử, ngay từ năm 1533, Công giáo đã vào đồng bằng Bắc Bộ và vùng đất Quần Anh (Nam Định) là nơi đầu tiên Công giáo có mặt, rồi từ đó lan tỏa ra nhiều làng quê Việt, kéo theo đó là hàng loạt nhà thờ lần lượt được xây dựng lên. Bên cạnh những nhà thờ Công giáo mang đặc trưng phong cách kiến trúc phương Tây thì cũng có nhiều nhà thờ đã có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc phương Tây (ở lớp vỏ bên ngoài) với phong cách kiến trúc cổ truyền (ở bộ khung gỗ bên trong công trình). Niên đại hiện còn của những nhà thờ Công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền cơ bản là khoảng cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Sự hiện diện của những nhà thờ như vậy cũng đã góp phần làm giàu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt nói chung, làm phong phú kiến trúc truyền thống ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi