Độc đáo kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

Độc đáo kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn

(Vietnamarchi) - Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn có thiết kế hình tượng lá dừa nước là phương án kiến trúc được lựa chọn trong 12 phương án thiết kế kiến trúc dự tuyển.
11:21, 12/10/2023

Thiết kế được chọn có hình tượng lá dừa nước, do Liên danh Chodai Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam thực hiện.

Phối cảnh thiết kế cầu đi bộ qua sông Sài Gòn Ảnh: Liên danh tư vấn thiết kế

Theo Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM, có 12 phương án thiết kế kiến trúc tham gia tuyển chọn “Phương án thiết kế kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn”. Hội đồng tuyển chọn rút gọn còn 4 phương án tối ưu nhất, làm cơ sở xem xét phê duyệt đề xuất dự án đã lọt vào vòng 2.

Sau khi xem xét, Hội đồng tuyển chọn đã thống nhất chọn phương án CDN01 có hình tượng lá dừa nước của Liên danh Chodai Takashi Niwa Architects và Chodai Kisojiban Việt Nam.

Phương án này được đánh giá tối ưu hệ thống cột dưới lòng sông và đưa hệ cột về gần bờ tạo tĩnh không dưới nước lớn, tránh va đập tốt. Đồng thời cũng giải quyết các hệ cột trên mặt cầu do có khoảng vượt lớn, nên tầm nhìn người đi bộ trên cầu rất thông thoáng. Thác nước tuần hoàn trong phương án thiết kế hình dừa nước rất phù hợp với thiết kế quảng trường trung tâm Thủ Thiêm.

Sở Quy hoạch - Kiến trúc đánh giá phương án kiến trúc cầu đi bộ qua sông Sài Gòn được chọn độc đáo, ấn tượng và chưa trùng lặp. Bản thiết kế cũng thể hiện được sự giản dị, tạo sức hút cho người dân, du khách khi đến TPHCM. Đặc biệt, suất đầu tư khả thi, có cơ sở chính xác.

Cầu đi bộ qua sông Sài Gòn dự kiến được xây giữa cầu Ba Son và hầm vượt sông Sài Gòn. Cầu có điểm đầu phía quận 1 nằm trong khu vực công viên cảng Bạch Đằng, điểm đầu phía TP Thủ Đức tại công viên bờ sông thuộc Khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Pháp lý xây dựng

Dragonfly Retreat & Cafe/Country House. Architecture

(Văn bản mô tả do KTS cung cấp) Dragonfly Retreat & Cafe được cải tạo từ một nhà kho trồng nấm bỏ hoang—mọi thứ đều cũ kỹ, cũ kỹ và bị thời gian lãng quên. Tuy nhiên, chính cảm giác hoang vắng đó đã khiến tôi thích thú. Toàn bộ mặt phía nam của tòa nhà mở ra một ngọn đồi nguyên sơ, và ngay phía sau nó, biển trải dài rộng lớn và tự do. Cảm giác như đây là bối cảnh hoàn hảo để tạo ra một nơi ẩn dật yên bình—nơi người ta chỉ có thể ngồi yên và hít thở thật sâu.

Nhà hàng ROKUSHO/Inrestudio

(Văn bản mô tả do KTS cung cấp) ROKUSHO là một izakaya (quán bar bình dân) nằm ở trung tâm TPHCM. Tọa lạc tại tầng trệt của một tòa nhà văn phòng, không gian hiện tại có chiều rộng 22,5m và chiều sâu 7,3m, không có bất kỳ đặc điểm nổi bật nào. Để biến đổi không gian vô danh này, một số khối bê tông đúc tại chỗ cao ngang thắt lưng đã được đưa vào sử dụng. Những yếu tố này tạo thành cốt lõi của bố cục không gian, biến không gian từng phẳng thành một môi trường độc đáo. Ngay cả khi chức năng của không gian thay đổi và trải qua nhiều lần cải tạo, những khối bê tông này sẽ vẫn là một phần lịch sử của nó, có khả năng đóng vai trò là điểm khởi đầu cho các thiết kế trong tương lai.

Renzo Piano – Huyền thoại của ngành kiến trúc toàn cầu sẽ kiến tạo Nhà hát Opera Hà Nội

Không chỉ ghi danh tên tuổi với các công trình thay đổi bộ mặt đô thị như Trung tâm Georges Pumpidou ở Paris hay tòa The Shard ở London, kiến trúc sư bậc thầy người Italy còn khiến nhiều thế hệ kiến trúc sư tôn vinh bởi những dự án thấm đẫm triết lý vì nhân loại, những rung cảm mạnh mẽ với thiên nhiên, văn hóa, lịch sử và con người.

Triple E Hotel – Kiến trúc làm nền cho văn hóa và thiên nhiên giữa lòng Sài Gòn/TAA design

(Văn bản mô tả do KTS cung cấp) Triple E Hotel tọa lạc ngay trung tâm TPHCM – khu vực sôi động với tốc độ phát triển nhanh chóng, nơi quy tụ nhiều khách sạn quy mô nhỏ và đa dạng về phong cách kiến trúc. Dự án gồm hai tòa nhà cao 9 tầng, 2 tầng hầm, tổng cộng 80 phòng khách sạn.

Khám phá 5 công trình nổi bật của KTS Martin Rajniš

KTS. Martin Rajniš là một trong những người sáng lập Hội đồng Kiến trúc sư Séc và studio kiến trúc Huť architektury. Được biết đến với triết lý thiết kế gắn kết con người với thiên nhiên, sử dụng vật liệu bền vững và tôn vinh bản sắc địa phương. Ông đặc biệt chú trọng đến kết cấu gỗ sáng tạo và nguyên tắc xây dựng sinh thái. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam xin được giới thiệu với các độc giả 5 công trình tiêu biểu thể hiện rõ đặc trưng trong phong cách kiến trúc của KTS. Martin Rajniš.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi