Định hướng, đề xuất cho chính sách tín dụng ngân hàng thực hiện tăng trưởng xanh

(Vietnamarchi) - Đầu tư lĩnh vực xanh như năng lượng tái tạo, công trình xanh (CTX) hiện còn gặp nhiều khó khăn như chi phí lớn, thời gian hoàn vốn dài, rủi ro cao... Do đó, cần định hướng, đề xuất cho chính sách tín dụng ngân hàng hướng tới tăng trưởng xanh.
12:37, 14/02/2023
(Ảnh minh họa).

Đầu tư lĩnh vực xanh (năng lượng tái tạo, CTX) hiện còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể: Thời gian hoàn vốn dài, chi phí đầu tư lớn, rủi ro thị trường; Nguồn vốn huy động của các tài chính tín dụng (TCTD) chủ yếu là ngắn hạn theo chi phí vốn thương mại trên thị trường; Số dự án, phương án đầu tư và các lĩnh vực xanh chưa nhiều, đặc biệt là số dự án được cấp chứng nhận CTX (năm 2019 chỉ có 70 công trình); Các tiêu chí cụ thể để phân loại ngành/lĩnh vực xanh chưa cụ thể; Chưa có quy định cụ thể về CTX; Bộ tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành về công trình sử dụng năng lượng hiệu quả còn phức tạp; Năng lực của các TCTD trong phát triển các sản phẩm tín dụng xanh mới ở bước đầu.

 

Do vậy để định hướng chính sách tín dụng hướng tới tăng trưởng xanh cần chú ý đến: Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý hướng dẫn thực hiện tín dụng xanh cho các TCTD; Tiếp tục nghiên cứu và hoàn thiện Sổ tay hướng dẫn đánh giá rủi ro môi trường xã hội cho những ngành kinh tế chưa có hướng dẫn; Xây dựng các giải pháp tập trung nguồn lực để cấp tín dụng cho các dự án, phương án sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xanh.

Để triển khai các nội dung hoạt động trong Sáng kiến các nguyên tắc bền vững ASEAN” cần có những kiến nghị và đề xuất:

Đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ: Sớm ban hành hướng dẫn về danh mục và tiêu chí xác định dự án xanh phù hợp với phân ngành kinh tế của Việt Nam; Xây dựng lộ trình, cơ chế chính sách (thuế, phí, vốn, kỹ thuật, thị trường, đến quy hoạch, chiến lược phát triển) của từng ngành/lĩnh vực đồng bộ; Có cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế (trong đó có TCTD) tham gia phát triển CTX.

 

Đề xuất các Bộ, Ngành: Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu xây dựng và hoàn thiên hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, trong đó có tiêu chuẩn về phát triển xanh; Bộ Xây dựng xây dựng quy chuẩn về công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả dễ sử dụng cho nhà đầu tư, TCTD.

Pháp lý xây dựng

Quản lý hệ thống không gian xanh và một số gợi ý về tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước theo hướng thành phố “xanh - thông minh - hiện đại” đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định mục tiêu tổng quát: đến năm 2025 - phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại; đến năm 2030 - trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; đến năm 2045 - thành phố phát triển toàn diện bền vững. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là: “tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thông minh, xanh và bền vững”. Như vậy, Nghị quyết này đã xác định: “đô thị xanh” mới là bước khởi đầu để Hà Nội hướng tới trở thành “thành phố xanh” và “thành phố phát triển toàn diện bền vững”.

Giải pháp thiết kế kiến trúc thích ứng biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là một trong những vấn đề cấp bách mà hiện nay các nước trên toàn cầu phải đối mặt. Trong đó, sự gia tăng về nhiệt độ của bề mặt trái đấy, sự dâng lên của nước biển cũng như các hiện tượng thời tiết cực đoan đã đặt ra nhiều thách thức đối với các công trình kiến trúc.

Giải pháp kiến trúc nào giúp giảm hiệu ứng đảo nhiệt đô thị?

Hiện nay, các thành phố trên thế giới đang phải trải qua hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Điều này có ảnh hưởng lớn đến người dân khi biến đổi khí hậu làm tăng tần suất và cường độ của các đợt nắng nóng cực độ. Đảo nhiệt đô thị tập trung ở các thành phố có thể làm tăng chi phí năng lượng, mức độ ô nhiễm không khí, bệnh tật liên quan đến nhiệt và thậm chí làm tăng tỉ lệ tử vong của người dân.

Nguyên nhân và giải pháp cải thiện hiệu quả thi công xây dựng dự án Green Building

Dự án thi công xây dựng Green Building (Công trình Xanh) có những điểm khác với công trình xây dựng truyền thống về một số khía cạnh chính như thiết kế, vật liệu xây dựng, quy trình thực hiện và thi công trên công trường; bên cạnh đó thực tế còn tồn tại nhiều rào cản ảnh hưởng đến sự phát triển của lĩnh vực này như mức đầu tư ban đầu cao, tiến độ dự án kéo dài, trong đó hiệu quả thi công xây dựng Green Building cũng là nhân tố quan trọng cần tập trung cao để tạo nên sự thành công trọn vẹn của dự án. Do đó, mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả thi công xây dựng dự án Green Building thông qua việc đánh giá khả năng, ảnh hưởng và mức độ của các nhân tố quan trọng.

Công trình xanh - Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng bền vững

Phát triển công trình xanh trong lĩnh vực xây dựng đang là xu hướng tất yếu, không chỉ tạo ra những công trình đạt hiệu quả cao trong việc sử dụng năng lượng và vật liệu, giảm thiểu tác động xấu tới môi trường, mà còn là giải pháp đóng góp tích cực cho việc thúc đẩy tăng trưởng bền vững tại Việt Nam.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi