Đề xuất cải tạo 3 nhà ga đường sắt kiến trúc Pháp

Đề xuất cải tạo 3 nhà ga đường sắt kiến trúc Pháp

(Vietnamarchi) - Cục Đường sắt Việt Nam vừa đề xuất Bộ Giao thông vận tải bố trí 150 tỷ đồng để sửa chữa, tôn tạo, bảo tồn 3 nhà ga Hà Nội, Hải Phòng, Đà Lạt - những công trình kiến trúc có giá trị của đường sắt Việt Nam.
10:13, 26/07/2024

Theo Cục Đường sắt Việt Nam, cả 3 nhà ga Hà Nội (tuyến đường sắt Hà Nội - TP.HCM), nhà ga Hải Phòng (tuyến đường sắt Gia Lâm - Hải Phòng) và nhà ga Đà Lạt (tuyến đường sắt Đà Lạt - Trại Mát) đều được xây dựng từ thời Pháp thuộc, có giá trị lịch sử, văn hóa và có ảnh hưởng lớn đến an toàn cộng đồng, hiện đang có hiện tượng xuống cấp.

Cụ thể, nhà ga Hà Nội do đã qua nhiều lần cải tạo, nên kết cấu sàn của công trình khá phức tạp. Lớp lát sàn đã xuống cấp và thiếu thẩm mỹ; một số không gian đã xuống cấp đến mức độ không thể sử dụng.

Ga Hà Nội. Ảnh TTXVN

Ga Hà Nội thuộc quy hoạch tuyến đường sắt đô thị số 1, tuy nhiên theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật của dự án hoặc phương án quy hoạch tổng thể của TP Hà Nội thì nhà ga Hà Nội vẫn được giữ nguyên như hiện tại, bảo tồn công trình có ý nghĩa di tích, lịch sử. Vì vậy, cần sớm có phương án cải tạo sửa chữa ga để đảm bảo an toàn công trình, đồng thời bảo tồn được công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa.

Ga Hải Phòng. Ảnh vnexpress.net

Ga Hải Phòng, tuy khả năng chịu lực của kết cấu cơ bản đáp ứng yêu cầu sử dụng bình thường nhưng công trình có một số hư hỏng như kết cấu sàn gạch bị ăn mòn, cá biệt có dầm bị ăn mòn đến 25% tiết diện...Về lâu dài các hư hỏng sẽ ảnh hưởng đến kết cấu chịu lực và tuổi thọ công trình cần sớm thực hiện cải tạo sửa chữa.

Với nhà ga Đà Lạt đã qua nhiều quá trình cải tạo, kết cấu sàn của công trình khá phức tạp: sàn gỗ, sàn gạch xây cầu, sàn bê tông cốt thép, sàn chống thép. Lớp lát sàn dù một số phần đã lát lại nhưng đã xuống cấp thiếu thẩm mỹ. Vì vậy, cần sớm có phương án cải tạo sửa chữa bảo tồn công trình kiến trúc có giá trị lịch sử, văn hóa.

Cục Đường sắt Việt Nam kiến nghị lập Dự án cải tạo, sửa chữa các nhà ga đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, giữ nguyên quy mô, kiểu dáng kiến trúc hiện có, dự kiến tổng mức đầu tư dự án là 150 tỷ đồng, sử dụng nguồn vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2031. 

Đồng thời, đề xuất bố trí khoảng 3 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế hoạt động đường sắt để kiểm định đánh giá chất lượng công trình các nhà ga, từ đó có cơ sở đề xuất phương án cải tạo sửa chữa phù hợp.

Pháp lý xây dựng

Thừa Thiên Huế đầu tư hơn 64,6 tỷ đồng để phục hồi di tích Đại Cung Môn

Việc thực hiện tu bổ, phục hồi di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong quá trình phục hồi đầy đủ diện mạo kiến trúc quần thể di tích, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác dịch vụ du lịch, học tập và nghiên cứu.

Phú Thọ: Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia Đền Vân Luông

Ngày 10/11, UBND phường Vân Phú, TP. Việt Trì (Phú Thọ) phối hợp với đơn vị thi công đã khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia Đền Vân Luông.

Thừa Thiên Huế: Trùng tu, tôn tạo nhà rường cổ Bao Vinh

Ngày 08/11, UBND Thành phố, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức Lễ khởi công Công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại số 77B Bao Vinh, phường Hương Vinh, thành phố Huế.

Bảo tồn di sản nhà cổ trong dòng chảy hiện đại

Quá trình khai phá, xây dựng và phát triển vùng đất phương Nam đã để lại cho nơi đây nhiều di sản văn hóa, trong đó, có những ngôi nhà cổ gắn với đời sống các thế hệ cộng đồng dân cư.

Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đền thờ Lý Nam Đế

Tọa lạc tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, Đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục) nằm trong quần thể Khu di tích Lý Nam Đế là nơi tôn vinh, ghi nhận công lao vị Hoàng đế đầu tiên của dân tộc.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi