Để mua nhà Hà Nội mức thu nhập cần bao nhiêu?

Để mua nhà Hà Nội mức thu nhập cần bao nhiêu?

(Vietnamarchi) - Hiện nay, tại Hà Nội, giá nhà vốn đã cao, lại càng tăng. Trong khi đó, thu nhập cải thiện không tương ứng khiến khả năng chi trả nhà ở tại Hà Nội liên tục sụt giảm trong vài năm qua. Người có thu nhập ở mức trung bình, có mong muốn sở hữu nhà có thể phải gác lại ước mơ của mình hoặc tìm kiếm cơ hội tại khu vực có chi phí thấp hơn.
14:42, 16/02/2025

Theo dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho biết, mức thu nhập tối thiểu được khuyến nghị để mua một ngôi nhà có giá trung bình tại Hà Nội cao hơn khoảng 2,3 đến 10 lần so với thu nhập trung bình của hộ gia đình tại Hà Nội. Cụ thể, theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, thu nhập bình quân tháng của lao động tại Hà Nội trong quý 3 năm 2024 đạt 10,7 triệu đồng/tháng. Giả định một hộ gia đình có 4 người, trong đó có 2 người trong độ tuổi lao động, tổng thu nhập hộ gia đình sẽ vào khoảng 21,4 triệu đồng/tháng. Với mức giá sơ cấp căn hộ trung bình trong năm 2024 đạt 70 triệu đồng/m2, các dự án mở bán mới đều có giá từ 60 triệu đồng/m2, để có thể mua một căn hộ tại Hà Nội, người mua cần có mức thu nhập tối thiểu dao động từ 45 triệu đến 210 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào khu vực. 

Sự chênh lệch đáng kể giữa thu nhập trung bình thực tế và giá nhà, khiến việc sở hữu nhà ở tại Hà Nội hiện nay không những là thách thức mà còn là không thể đối với đại đa số các hộ gia đình có mức thu nhập ở mức trung bình thậm chí là khá. Tại các quận trung tâm như Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng hay Tây Hồ, khoảng cách giữa mức lương tối thiểu hàng năm cần thiết để trả tiền thế chấp và thu nhập hộ gia đình trung bình lên tới 10 con số. Trong khi đó, các khu vực ngoại thành như Hà Đông, Bắc Từ Liêm hay Long Biên có mức giá dễ tiếp cận hơn, nhưng cũng chỉ phù hợp với cá nhân, hộ gia đình có thu nhập từ 40 - 60 triệu/tháng.

Dựa vào giá nhà trung bình tại từng quận và giả định người mua có thể vay ngân hàng 70% giá trị căn nhà với lãi suất trung bình 8%/năm trong 20 năm. Theo nguyên tắc tài chính, tổng số tiền trả góp hàng tháng không nên vượt quá 40% thu nhập, thì thu nhập tối thiểu được khuyến nghị để mua một ngôi nhà có giá trung bình ở Hà Đông, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Gia Lâm cao hơn khoảng 2 tới 3 lần so với thu nhập hộ gia đình trung bình của người lao động Hà Nội. Tại các quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Hai Bà Trưng, Đống Đa hay Tây Hồ, thu nhập tối thiểu cần có đều ở mức trên 1 tỷ đồng/năm, tương đương với mức chênh lệch trong khoảng 3,7 đến 8 lần. Tại các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, mức chênh lệch là 3 tới 3,5 lần.

Biểu đồ: Thu nhập cần thiết để mua nhà theo các quận ở Hà Nội
Biểu đồ tiểu đồ thu nhập cần thiết để mua nhà theo các quận ở Hà Nội.

Điều này có nghĩa là việc mua nhà tại các quận Hà Đông, Long Biên, Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm, Gia Lâm là khả thi hơn đối với các hộ gia đình có thu nhập điển hình, với điều kiện họ sẵn sàng “chịu” gánh nặng chi phí, chi nhiều hơn 40% thu nhập cho khoản trả góp hàng tháng. 

Cũng theo VARS, trong nhiều năm qua, với nhiều cá nhân và hộ gia đình có thu nhập trung bình điển hình, việc mua nhà không chỉ để đáp ứng nhu cầu an cư mà còn có thể là một hình thức đầu tư. Bởi lịch sử cho thấy, giá nhà ở các đô thị lớn tại Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng, trong thập kỷ qua đã tăng bình quân nhanh hơn tốc độ tăng thu nhập, cao hơn các kênh đầu tư khác và mức lãi suất vay. 

 

 

Tuy nhiên, khả năng chi trả cho nhà ở của người có thu nhập trung bình đang ngày càng khó khăn khi giá nhà liên tục tăng, các dự án mới mở bán đều có giá bán cao, từ 60 triệu đồng/m2 trở lên. Tùy vào khẩu vị đầu tư và lối sống, một số người sẽ vẫn chọn tiết giảm chi phí sinh hoạt, chấp nhận rủi ro để mua nhà sớm, chấp nhận vay ngân hàng và chịu áp lực tài chính. Một số khác sẽ chọn phương án chờ đợi hoặc thuê nhà để linh hoạt hơn trong tài chính cũng như thỏa mãn sự khác biệt trong lối sống. Bởi mặt bằng giá nhà ở Hà Nội hiện tại đã “neo” cao, tốc độ tăng giá khó có thể duy trì như quãng thời gian trước. Đặc biệt, suy giảm kinh tế có thể khiến thu nhập người mua nhà giảm, làm giảm khả năng chi trả hoặc tăng áp lực trả nợ đối với những người đã vay vốn. Lãi suất ngân hàng không cố định, và trong một số giai đoạn, việc điều chỉnh lãi suất làm khoản vay mua nhà trở nên đắt đỏ hơn, có thể khiến họ không thể đáp ứng việc chi trả cho các khoản trả góp.

Với mức lãi suất tốt như hiện nay, hộ gia đình có mức thu nhập điển hình hoặc cá nhân có mức thu nhập tương đương, có sẵn khoản tiền mặt ít nhất 30% giá trị căn hộ vẫn có thể lựa chọn phương án vay mua nhà. Tuy nhiên, người mua nhà cần chấp nhận dịch chuyển ra các khu vực có giá thấp hơn như các quận xa trung tâm hay các đô thị vệ tinh quanh Hà Nội.

Pháp lý xây dựng

Doanh nghiệp Kỷ lục gia Việt Nam chủ động tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Hội kỷ lục gia Việt Nam với khoảng 650 doanh nghiệp là thành viên đang hoạt động sản xuất hoạt động kinh doanh trên nhiều lĩnh vực đã và đang tích cực chủ động tham gia chuỗi giá trị toàn cầu trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

M-TALKS 2025: Kết nối chiến lược – Đột phá công nghệ – Nâng tầm ngành điện tử Việt Nam

Ngày 2/7/2025 tại Hà Nội, RX Tradex Việt Nam chính thức khai mạc Diễn đàn công nghiệp sản xuất M-TALKS 2025 – sự kiện mở đầu cho chuỗi hội thảo chuyên ngành trong khuôn khổ Triển lãm quốc tế NEPCON Vietnam 2025, dự kiến diễn ra từ ngày 10–12/9 tới tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế I.C.E Hà Nội.

Phát huy vai trò người làm báo trong đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển công nghiệp văn hóa Việt Nam

Những năm qua, báo chí cách mạng Việt Nam đã đồng hành cùng các doanh nghiệp phát triển công nghiệp văn hóa (CNVH), từ việc thông tin, quảng bá sản phẩm, định hướng thị hiếu, lan tỏa giá trị văn hóa đến phản biện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân và doanh nghiệp, đồng thời góp phần tháo gỡ “điểm nghẽn” chính sách để phát triển ngành CNVH. Tuy nhiên, trước bối cảnh toàn cầu hóa, cạnh tranh khốc liệt và bùng nổ truyền thông số, vai trò của người làm báo cần được phát huy mạnh mẽ hơn nữa, góp phần đưa CNVH Việt Nam phát triển nhanh, bền vững.

Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng trong thời kỳ vươn mình của dân tộc

Sáng 29/6, tại Hà Nội, Trung ương Hội Kỷ lục gia Việt Nam đã tổ chức Tọa đàm chính sách với chủ đề: “Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng trong thời kỳ vươn mình của dân tộc”. Tọa đàm được tổ chức góp phần vào tiến trình thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị trong thời kỳ tới 2030-2045.

Tôn vinh gần 200 doanh nghiệp xanh và đổi mới sáng tạo tiêu biểu năm 2025

Sự kiện có sự hiện diện của lãnh đạo Báo Tài chính – Đầu tư (Bộ Tài chính), các chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước, các cơ quan báo chí - truyền thông uy tín và gần 200 đại diện tiêu biểu đến từ những doanh nghiệp xuất sắc có tên trong danh sách ESG100, ESG10, VIE50 và VIE10.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh