Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng từ định hướng đến các giải pháp Kiến trúc cho công trình

Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng từ định hướng đến các giải pháp Kiến trúc cho công trình

Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng luôn là một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết. Bởi lẽ, điều này giúp thúc đẩy sử dụng bền vững và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên theo tinh thần nương nhờ, tạo ra môi trường bên trong và bên ngoài an toàn, tiện nghi, bảo vệ sức khỏe cho con người góp phần bảo tồn phát huy văn hóa bản địa và hội nhập tiên tiến trên tinh thần không hòa tan… Do đó, tại phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024 được diễn ra vừa qua tại TP. Hà Nội. TS. KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội KTS Việt Nam đã có bài tham luận trình bày rõ về chủ đề này.
17:39, 08/10/2024
TS.KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội KTS Việt Nam
TS. KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội KTS Việt Nam trình bày, đưa ra các giải pháp đồng bộ cho kiến trúc xanh tại Việt Nam trong tham luận "Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng: Từ định hướng đến các giải pháp kiến trúc cho công trình", tại Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024.

Theo TS. KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội KTS Việt Nam cho biết, chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng cần từ quy hoạch, kiến trúc, tổ hợp công trình xây dựng, đến những công trình xây dựng đơn lẻ. Cụ thể như sử dụng hiệu quả năng lượng đi đôi với giảm thiểu sử dụng năng lượng không thể tái tạo; giảm phát thải carbon bằng giải pháp sử dụng vật liệu thân thiện môi trường, công nghệ xây dựng sạch; thúc đẩy sử dụng bền vững và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên theo tinh thần nương nhờ...

Trước đây, chuyển đổi xanh chỉ tập trung cho khu vực đô thị. Ngày nay, nông thôn đã tự do phát triển hỗn loạn và thiếu bài bản, chuyển nhanh từ “xanh” sang “xám”, chuyển đổi xanh ở vùng miền này cũng trở nên quan trọng không kém gì đô thị. 

Chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng – Định hướng thích ứng tại Việt Nam

Về các tiêu chí chuyển đổi xanh công trình xây dựng thông dụng trên thế giới, hiện nay trên thế giới có khoảng hơn 80 nước đang áp dụng các bộ tiêu chuẩn đánh giá công trình xanh. Chuyển đổi công trình xanh, có thể lấy tiêu biểu theo khung từ một số tiêu chuẩn được xem là tiên tiến sau đây: Khung LEED của Hoa Kỳ, gồm 8 hạng mục với các tiêu chí cụ thể đo lường thành định lượng mức độ đáp ứng; Khung đánh giá BREEAM của Anh, cung cấp khung đánh giá định lượng đa chiều về tính bền vững, gồm 12 hạng mục; Khung BCA green mark Singapore gồm 5 hạng mục chính, đánh giá định lượng toàn diện.

Về hiện trạng chuyển đổi xanh trong công trình xây dựng ở Việt Nam, theo Nghị quyết 06-NQTW/2022 có quan điểm chỉ đạo: “Quy hoạch, xây dựng, quản lý phát triển bền vững đô thị theo hướng xanh, văn minh giàu bản sắc với mục tiêu”: “Phát triển kiến trúc đô thị hiện đại, xanh, thông minh, giàu bản sắc, các yếu tố văn hóa, đặc trưng được giữ gìn, phát huy”.

Trong thực tế, chưa có hệ tiêu chí nào bắt buộc chuyển đổi xanh công trình xây dựng từ quy định chung của nhà nước. Việc đăng ký đạt chuẩn công trình xanh được áp dụng và công nhận từ bộ tiêu chí đánh giá nào là do chủ đầu tư tự thực hiện. Việt Nam đang có tốc độ đô thị hình thành với tỷ lệ về số lượng trong tốp đầu thế giới (đến năm 2024 đã có đến 902 đô thị), tốc độ đô hóa khá nhanh. Tuy nhiên công trình xanh mới được chứng chỉ khoảng hơn 300, cùng một số công trình đạt nhưng chưa có đánh giá.

Theo TS. KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, Đô thị nào trong mục tiêu chiến lược cũng có yêu cầu “xanh – sinh thái”. Nhưng giải pháp thực sự vẫn chủ yếu dừng ở dạng mô tả, chưa đi kèm giải pháp có hệ thống. Các vùng nông thôn và vùng ngoài đô thị, chuyển đổi xanh về thực hành thì tốt hơn các vùng đô thị. Đặc biệt, LOTUS là hệ thống tiêu chí đánh giá công trình xanh đầu tiên được phát triển dành riêng cho Việt Nam, do hội đồng công trình xanh thực hiện. Hình thành từ năm 2007, đến năm 2010 thì được áp dụng thử, đã được học tập từ hệ thống quốc tế tiên tiến, kết hợp các điều chỉnh phù hợp điều kiện Việt Nam. LOTUS gồm các tiêu chí bắt buộc (prerequisites) và các tiêu chí tự nguyện (credits), được chia thành các hạng mục. LOTUS có 06 hạng mục chính, có lập quy trình đánh giá, có 4 cấp chứng nhận.

Về định hướng chuyển đổi xanh hiệu quả với công trình xây dựng ở Việt Nam, Chuyển đổi xanh công trình xây dựng cần phải được ráo riết thực hiện bằng những chương trình theo định hướng cụ thể, rõ ràng và có định lượng. Việc đánh giá phải được rang buộc pháp lý chặt chẽ.

Với công trình, tổ hợp công trình hình thành mới, xác định mục tiêu bền vững và cụ thể; lựa chọn khung đánh giá phù hợp; Sử dụng công nghệ và sáng tạo; kiểm định, đánh giá liên tục quá trình triển khai; kiểm soát và vận hành kết nối liên hệ.

Với công trình, tổ hợp đã hình thành từ trước khi chuyển đổi xanh, cần có sự đánh giá hiện trạng; sử dụng công nghệ và sáng tạo để triển khai; các bước kiểm soát suốt quá trình triển khai; vai trò mới trong kết nối quy hoạch…

Tầm quan trọng của Kiến trúc xanh trong thế kỷ XXI

Kiến trúc xanh là kiến trúc được áp dụng một cách sáng tạo, hiệu quả các giải pháp thiết kế mà xây dựng, vận hành cho đến loại bỏ đều đáp ứng thân thiện với thiên nhiên, môi trường. Sử dụng hiệu quả tối ưu năng lượng, tài nguyên, vật liệu. Tạo tiện nghi và sức khỏe tốt cho người sử dụng. Hài hòa phù hợp với cảnh quan sinh thái tự nhiên, bản sắc văn hóa, điều kiện xã hội, tính nhân văn. Công trình xanh thì phải thỏa mãn những yếu tố thân thiện môi trường toàn diện hơn kiến trúc xanh, nhưng yếu tố gắn với xã hội và con người về mặt nhân văn lại không cần đáp ứng rõ và đầy đủ như kiến trúc xanh. Kiến trúc xanh thỏa mãn yêu cầu thẩm mỹ và công năng tốt, giải quyết hiệu quả về tính bản sắc, tiên tiến về hình thái – nội dung, đạt hiệu ứng rõ ràng về đáp ứng tính bản địa gắn với phong tục tập quán địa phương.

Về tiêu chí kiến trúc xanh tại Việt Nam, Hội Kiến trúc sư Việt Nam ngay từ 2011 đã xác định 5 tiêu chí kiến trúc xanh phù hợp cho điều kiện bản địa. Đến nay đang là bộ tiêu chí chính thống, duy nhất đưa ra được các đánh giá, quy chuẩn bao quát và toàn diện, do một tổ chức nghề nghiệp chuyên ngành công bố.

Các tiêu chí gồm: Địa điểm bền vững (với 5 hạng mục cụ thể được tích hợp); Sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả (với 7 hạng mục cụ thể được tích hợp); Chất lượng môi trường trong nhà (với 6 hạng mục cụ thể được tích hợp); Kiến trúc tiên tiến, bản sắc (với 3 hạng mục cụ thể được tích hợp); Tính xã hội – nhân văn bền vững (với 4 hạng mục cụ thể được tích hợp).

Đối với hệ thống giải pháp đồng bộ cho kiến trúc xanh tại Việt Nam, trong điều kiện tự nhiên, khí hậu, thủy văn các vùng miền rất khác nhau, chịu ảnh hưởng của sự biến đổi khí hậu không giống nhau, bản sắc văn hóa khác nhau, con người lối sống khác nhau, các giải pháp kiến trúc xanh cần gắn chặt điều kiện cụ thể tại các vùng đó.

Chất lượng môi trường bên trong nhà cần rất nhiều giải pháp đồng bộ tích hợp.
Chất lượng môi trường bên trong nhà cần rất nhiều giải pháp đồng bộ tích hợp.

Vì vậy, cũng tại Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024, TS.KTS Phan Đăng Sơn - Chủ tịch Hội KTS Việt Nam, đã đề xuất, đưa ra một số giải pháp đồng bộ cho kiến trúc xanh tại Việt Nam như: Giải pháp với việc xác lập địa điểm bền vững; giải pháp cho sử dụng tài nguyên, năng lượng hiệu quả; giải pháp đảm bảo chất lượng môi trường bên trong nhà; giải pháp đáp ứng tính bản sắc và tiên tiến của kiến trúc; giải pháp đáp ứng tính xã hội và nhân văn; giải pháp quy hoạch hiện đại – Quy hoạch thành phố bền vững.

   Bài viết có bổ sung ảnh đại diện minh họa (Nguồn ảnh: https://www.ashui.com).

 

Pháp lý xây dựng

Bắc Giang: Phát triển quy hoạch vùng sản xuất góp phần xây dựng NTM bền vững

Bắc Giang, một tỉnh nằm ở phía Bắc Việt Nam, được biết đến với nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ và đa dạng. Với lợi thế về đất đai, khí hậu và nguồn nhân lực, tỉnh Bắc Giang đã xác định việc quy hoạch phát triển vùng chuyên canh là một trong những chiến lược quan trọng nhằm nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, cải thiện đời sống người dân và thúc đẩy phát triển kinh tế hướng tới xây dựng Nông thôn mới bền vững.

Phát triển công trình xanh - Giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu

Bài viết đề cập đến sự cần thiết của việc phát triển công trình xanh tại Việt Nam trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày một phúc tạp, khó lường. Từ những đánh giá về hiệu quả nhiều mặt của công trình xanh, có thể thấy việc xây dựng và phát triển công trình xanh không chỉ để hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế xanh của Việt Nam, mà còn đáp ứng nhu cầu của người sử dụng. Bài viết đề xuất những giải pháp cụ thể nhằm phát triển công trình xanh, từ đó góp phần quan trọng vào Chiến lược phát triển kiến trúc Việt Nam, cũng như chiến lược “xanh hoá” ngành Xây dựng, chuyển đổi thị trường xây dựng theo hướng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường.

Phát triển các tòa nhà trung hòa carbon gắn với xu hướng kiến trúc xanh tại các đô thị ven biển

Việc phát triển tòa nhà trung hòa CO2 gắn với xu hướng kiến trúc xanh (KTX) sẽ đạt được mục tiêu kép, đưa xu hướng KTX có động lực phát triển cụ thể hơn, đó là việc góp phần vào sự thành công của các chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu (cam kết mức phát thải ròng về 0 vào năm 2050).

Thúc đẩy phát triển Công trình xanh tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp

Ngày 26/9, tại Hà Nội, trong khuôn khổ Tuần lễ Công trình xanh (CTX) Việt Nam 2024, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND Thành phố Hà Nội (TP Hà Nội) đồng chủ trì tổ chức “Diễn đàn thúc đẩy phát triển CTX tại Việt Nam: Kinh nghiệm và giải pháp”.

Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt. Hậu quả do siêu bão Yagi để lại nhắc nhở cho ta nhiều điều về Xây dựng và Kiến trúc đô thị...

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi