Chiêm ngưỡng ngôi điện độc đáo bậc nhất Đại nội Huế sau 5 năm trùng tu

Chiêm ngưỡng ngôi điện độc đáo bậc nhất Đại nội Huế sau 5 năm trùng tu

Sau gần 5 năm từ thời điểm khởi công phục hồi và tôn tạo, di tích điện Kiến Trung bên trong Đại nội Huế đang dần hoàn thiện các hạng mục chính và dự kiến đến cuối năm 2023 sẽ hoàn thành.
16:09, 05/10/2023

Điện Kiến Trung là công trình đặc biệt quan trọng trong hệ thống kiến trúc các cung điện của triều Nguyễn. Ngôi điện được xây dựng vào năm 1921 đến năm 1923 dưới triều vua Khải Định.

Ngôi điện Kiến Trung sau 5 năm được thi công trùng tu, tôn tạo

Điện Kiến Trung nằm ở cực Bắc trục thần đạo xuyên qua trung tâm Tử Cấm Thành. Năm 1932, vua Bảo Đại đã cho cải tạo lại nội thất bên trong ngôi điện và lắp đặt thêm các tiện nghi Tây phương, còn phần ngoại thất vẫn giữ nguyên. Từ đó điện Kiến Trung trở thành nơi ở của cả gia đình nhà vua.

Hình ảnh điện Kiến Trung trước khi bị chiến tranh tàn phá. (Ảnh tư liệu).
Phối cảnh ngôi điện Kiến Trung sau khi trùng tu hoàn thiện

Sau khi cách mạng Tháng Tám thành công, ngày 29/8/1945, điện Kiến Trung trở thành chứng nhân của sự kiện vua Bảo Đại có cuộc tiếp xúc đầu tiên với Phái đoàn Chính phủ lâm thời để chính thức họp bàn thoái vị. Đến năm 1947, công trình bị chiến tranh phá hủy chỉ còn lại nền móng.

Nhiều hạng mục của ngôi điện dần được phục hồi
Các hoạt tiết hoa văn trên ngôi điện được thi công tinh xảo

Theo các chuyên gia, ngoài những giá trị lịch sử, điện Kiến Trung còn mang những giá trị to lớn về kiến trúc và mỹ thuật khi có đầy đủ những đặc điểm của một công trình phong cách Đông Dương với sự kết hợp giữa Á - Âu gồm kiến trúc Pháp, kiến trúc phục hưng của Ý pha trộn kiến trúc truyền thống Việt Nam.

Đơn vị thi công nỗ lực hoàn tất những hạng mục cuối cùng trên ngôi điện độc đáo bậc nhất Đại nội Huế

Vào giữa tháng 2/2019, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế và Phân viện Khoa học Công nghệ Xây dựng miền Trung tổ chức khởi công công trình tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung. Công trình được thực hiện trên diện tích hơn 3.800m2. Các đơn vị thi công đã giữ nguyên cấu trúc nền móng hiện còn, hạn chế can thiệp yếu tố gốc của di tích. Dự án gồm các hạng mục gia cố, phục hồi tường bao, hệ thống lan can, sân khuôn viên gồm tiền viên và hậu viên, các bậc cấp; tu bổ phục hồi lầu Kiến Trung (Kiến Trung Lâu) 2 tầng, chiều cao khoảng 14m, diện tích xây dựng khoảng 975m2. Ngoài ra, dự án còn tu bổ các công trình nhỏ xung quanh như đôn gạch, đài phun nước, súng thần công, nhà canh, hệ thống cây xanh, bảo tồn nền móng Đông Cung Lâu, Ngự Thư Phòng, Võ Hộ Giá Phòng và Ngự Phê Phòng...

Mặt ngoài ngôi điện Kiến Trung được trang trí độc đáo

Dự án có tổng mức kinh phí đầu tư hơn 123 tỷ đồng từ nguồn vốn chương trình mục tiêu phát triển văn hóa và các nguồn huy động hợp pháp khác. Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu lịch sử, việc tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung là hết sức cần thiết và có ý nghĩa rất lớn trong phục hồi giá trị của di sản kiến trúc cung đình Huế.

Sau khi hoàn thành trùng tu, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế sẽ trưng bày hiện vật, tổ chức không gian triển lãm mỹ thuật bên trong điện Kiến Trung để phục vụ du khách

Sau gần 5 năm thực hiện, đến nay các hạng mục chính của điện Kiến Trung đang dần hoàn thiện. Các chi tiết trang trí hoa văn, họa tiết, con giống trên ngôi điện mang đậm bản sắc cung đình Huế. Dự kiến đến cuối năm 2023, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích điện Kiến Trung sẽ hoàn thành nhằm phục vụ du khách đến tham quan.

Theo Báo Công an Nhân dân

Pháp lý xây dựng

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh thăm khu di tích lịch sử Nà Tu

Mới đây, đoàn công tác của Bộ Xây dựng do đồng chí Trần Hồng Minh Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng dẫn đầu đã đến dâng hương và thăm Khu di tích lịch sử Nà Tu, xã Cẩm Giàng, huyện Bạch Thông.

Giữ hồn phố thị trong dòng chảy hiện đại

Hơn một thế kỷ qua, kiến trúc đô thị Đông Dương vẫn là dấu ấn tô điểm cảnh quan nhiều thành phố như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Lạt… Các công trình không chỉ phản ánh quá trình giao thoa giữa kiến trúc truyền thống Việt và phong cách phương Tây mà còn chứa đựng giá trị lịch sử, kinh tế quan trọng.

Diện mạo dinh thự Vua Mèo Hoàng A Tưởng sau trùng tu

Sau một năm trùng tu, dinh thự Hoàng A Tưởng trên cao nguyên trắng Bắc Hà khoác lên màu sơn mới, mái ngói được hạ giải, thay thế viên hư hỏng.

Quy hoạch, bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích quốc gia đặc biệt Đình So

Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đặc biệt Đình So, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội đến năm 2035, tầm nhìn đến năm 2045 nhằm nhận diện, bảo quản, tu bổ, phục hồi các yếu tố gốc cấu thành Di tích quốc gia đặc biệt Đình So; bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể gắn với di tích và cộng đồng làng So.

Đồng Văn: Đi đầu trong bảo tồn kiến trúc truyền thống

Xác định công tác bảo tồn, phát huy các giá trị kiến trúc vừa làm nhiệm vụ song cũng là cơ hội để huyện xây dựng phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có. Từ quan điểm đó, trong thời gian qua, huyện Đồng Văn một mặt làm tốt công tác quản lý đô thị, trật tự xây dựng, đồng thời khuyến khích, người dân, doanh nghiệp sử dụng vật liệu, kiến trúc truyền thống trong xây dựng. Bước đầu, công tác này đã mang lại những kết quả tích cực và nhận được sự ủng hộ rất lớn của người dân, dần hình thành những kiến trúc riêng có của huyện.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi