Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án Chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2024 – 2025

Bộ Xây dựng phê duyệt Đề án Chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2024 – 2025

(Vietnamarchi) - Mới đây, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định về việc phê duyệt Đề án Chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2024 – 2025, định hướng đến năm 2030. Với mục tiêu hoàn thành số hóa ngành theo từng lĩnh vực, hình thành dữ liệu lớn ngành Xây dựng; khai thác hiệu quả dữ liệu ngành phục vụ công tác báo cáo thống kê, dự báo, hoạch định chính sách, chiến lược phát triển ngành Xây dựng.
18:26, 15/10/2024
n
Hội nghị chuyển đổi số ngành Xây dựng được diễn ra vào 27/8/2024 tại trụ sở Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị chủ trì Hội nghị.

Mục tiêu của Đề án 

Theo đó, mục tiêu cụ thể trong giai đoạn 2024 đến 2025 là hoàn thành xây dựng Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng, đảm bảo sẵn sàng đưa vào hoạt động khai thác từ 01/01/2026 theo Nghị định số 111/2024/NĐ-CP ngày 06/09/2024 của Chính phủ; hoàn thành nâng cấp hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo Nghị định số 94/2024/NĐ – CP kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; hoàn thành xây dựng nền tảng mô hình thông tin công trình (BIM) trong quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý việc xây dựng theo quy hoạch và quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị trên toàn quốc.

Ứng dụng hệ thống thông tin địa lý (GIS) trong công khai thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên Cổng thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị Việt Nam; hoàn thành nâng cấp Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng; nâng cấp hệ thống dịch vụ công cấp phép xây dựng trực tuyến toàn quốc; xây dựng nền tảng quản trị số tập trung ngành Xây dựng.

Đối với mục tiêu giai đoạn từ năm 2026 đến năm 2030, sẽ hoàn thiện về thể chế bao gồm hoàn thiện, cập nhật, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật để đảm bảo đầy đủ các điều kiện về mặt thể chế triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số ngành Xây dựng. Bên cạnh đó là phát triển hạ tầng số, đảm bảo các điều kiện kỹ thuật, hạ tầng, thiết bị, đường truyền để triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, xử lý công việc hành chính của Bộ Xây dựng; phục vụ người dân, doanh nghiệp trong quá trình tham gia giải quyết thủ tục hành chính; 100% các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ngành Xây dựng có quy mô triển khai từ trung ương đến địa phương được dịch chuyển toàn bộ lên môi trường điện toán đám mây tại Trung tâm dữ liệu quốc gia.

Về phát triển các ứng dụng, dịch vụ số trong ứng dụng phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước: 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện triển khai dịch vụ công trực tuyến toàn trình được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính, kết nối, tích hợp, sử dụng dữ liệu dùng chung được chia sẻ bởi Cổng Dịch vụ công Quốc gia và Trung tâm dữ liệu quốc gia để cắt giảm giấy tờ, đơn giản hóa thủ tục hành chính; 100% văn bản trao đổi giữa Bộ, các đơn vị trong Bộ và các cơ quan nhà nước được thực hiện dưới dạng điện tử, được ký số bởi chữ ký số chuyên dùng, trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật; 90% hồ sơ công việc tại Bộ Xây dựng được xử lý trên môi trường điện tử (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật của nhà nước); 100% hồ sơ được tạo lập, lưu trữ, chia sẻ dữ liệu điện tử theo quy định; 100% hoạt động chỉ đạo, điều hành và quản trị nội bộ của cơ quan nhà nước được thực hiện trên nền tảng quản trị tổng thể, thống nhất; 100% các chỉ tiêu báo cáo phục vụ công tác quản lý ngành Xây dựng được thu thập, tổng hợp, quản lý thông qua Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ Xây dựng kết nối, liên thông với Hệ thống thông tin báo cáo của Chính phủ.

Đồng thời, tối thiểu 70% nội dung các chương trình đào tạo, thi tuyển, thi nâng ngạch, cấp chứng chỉ hành nghề lĩnh vực xây dựng được thực hiện trực tuyến trên môi trường số; tối thiểu 50% hoạt động giám sát, kiểm tra của đơn vị chức năng Bộ Xây dựng được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

Về ứng dụng phục vụ người dân, doanh nghiệp: 100% các thủ tục hành chính đủ điều kiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến toàn trình thuộc lĩnh vực Xây dựng được giải quyết hoàn toàn trực tuyến phục vụ người dân, doanh nghiệp trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng và hệ thống một cửa điện tử của địa phương;  tối thiểu 80% hồ sơ thủ tục hành chính được xử lý hoàn toàn trực tuyến, người dân chỉ phải nhập dữ liệu một lần; tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính của ngành Xây dựng; 100% thông tin, dữ liệu về quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị đã được phê duyệt phải được công khai trên Cổng thông tin quy hoạch xây dựng và quy hoạch đô thị Việt Nam…

Các nhiệm vụ xuyên suốt tại Đề án

Nhiệm vụ phát triển hạ tầng số: Đầu tư xây dựng hạ tầng số đồng bộ, hiện đại, an toàn, có khả năng dự phòng và thích ứng với các thay đổi trong tương lai, tạo nền tảng vững chắc cho quá trình chuyển đổi số và xây dựng Chính phủ số; nâng cao năng lực, hiệu quả kết nối, chia sẻ, xử lý dữ liệu và cung cấp dịch vụ trên môi trường số của ngành Xây dựng; Đầu tư nâng cấp Trung tâm dữ liệu Bộ Xây dựng đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn, theo hướng sử dụng công nghệ điện toán đám mây để đảm bảo tính linh hoạt, sẵn sàng khi mở rộng hệ thống và tăng cường hiệu suất, an toàn trong quản lý, vận hành, khai thác, tổng hợp dữ liệu phục vụ hoạt động chuyển đổi số; sẵn sàng kết nối, tích hợp với Trung tâm dữ liệu quốc gia; Triển khai ảo hóa hạ tầng máy chủ vật lý theo mô hình quản lý tập trung để tối ưu tài nguyên và hiệu năng sử dụng; Đầu tư, bổ sung thiết bị công nghệ thông tin tại các đơn vị thuộc Bộ phục vụ hoạt động chuyển đổi số đáp ứng hiệu năng xử lý dữ liệu, công việc trên môi trường số; nâng cao chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin (ICT Index) của Bộ Xây dựng.

Nhiệm vụ phát triển dữ liệu số: Xây dựng và triển khai hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng; Xây dựng và triển khai cổng dữ liệu mở Bộ Xây dựng; Nâng cấp Cổng thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị Việt Nam tích hợp với hệ thống thông tin địa lý GIS, các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khác có liên quan phục vụ tra cứu thông tin, giải quyết thủ tục hành chính ngành Xây dựng; Xây dựng hệ thống thông tin về nguồn khoáng sản làm vật liệu xây dựng; dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây dựng; chất lượng sản phẩm hàng hoá vật liệu xây dựng; xử lý, sử dụng chất thải trong sản xuất vật liệu xây dựng; Nâng cấp hệ thống thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản theo Nghị định số 94/2024/NĐ-CP kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Xây dựng và triển khai cơ sở dữ liệu chứng chỉ hành nghề kiến trúc tập trung, thống nhất trên phạm vi toàn quốc có kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch, làm giàu dữ liệu; Nâng cấp Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quản lý an toàn kỹ thuật trong thi công xây dựng; Nghiên cứu xây dựng Hệ thống quản lý và khai thác cơ sở dữ liệu hạ tầng kỹ thuật đô thị; Nâng cấp các cơ sở dữ liệu về khoa học công nghệ ngành Xây dựng, bao gồm: cơ sở dữ liệu quản lý các nhiệm vụ khoa học công nghệ; cơ sở dữ liệu phòng thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (LAS-XD); cơ sở dữ liệu về quy chuẩn, tiêu chuẩn; cơ sở dữ liệu về các công trình xanh, tiết kiệm năng lượng; Nâng cấp Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về giám định tư pháp xây dựng; Nâng cấp Hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu về kiểm định kỹ thuật an toàn lao động trong xây dựng.

Nhiệm vụ phát triển nền tảng số: Xây dựng và triển khai nền tảng mô hình thông tin công trình BIM trong quản lý quy hoạch xây dựng, quản lý việc xây dựng theo quy hoạch và quản lý hạ tầng kỹ thuật đô thị trên toàn quốc, phục vụ công tác quản lý thông tin công trình, thông tin quy hoạch tại Bộ Xây dựng, các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch - Kiến trúc trên toàn quốc; phục vụ nhu cầu tra cứu, khai thác của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng; Ứng dụng nền tảng hệ thống thông tin địa lý GIS trên Cổng thông tin quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị Việt Nam; Xây dựng nền tảng quản trị số tập trung toàn ngành Xây dựng; Nghiên cứu, ứng dụng triển khai nền tảng trợ lý ảo phục vụ công tác quản lý nhà nước cơ quan Bộ Xây dựng; Nghiên cứu, ứng dụng triển khai nền tảng tổng hợp, phân tích dữ liệu ngành Xây dựng.

Nhiệm vụ phát triển các ứng dụng số: Xây dựng hệ thống báo cáo tích hợp với hệ thống thông tin thống kê ngành Xây dựng và hệ thống báo cáo của Chính phủ phục vụ công tác chỉ đạo điều hành tổng thể, toàn diện của ngành Xây dựng; Xây dựng và triển khai hệ thống ứng dụng di động thông tin chỉ đạo điều hành tổng hợp ngành Xây dựng phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ, lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, các Sở Xây dựng địa phương, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh; Nâng cấp Cổng thông tin điện tử, hệ thống quản lý và điều hành điện tử, hệ thống quản lý và lưu trữ hồ sơ công việc của Bộ Xây dựng; Nâng cấp hệ thống quản trị cán bộ, công chức, viên chức Bộ Xây dựng; Nâng cấp hệ thống quản lý năng lực hoạt động xây dựng (cấp mã số chứng chỉ, đăng tải thông tin năng lực của tổ chức, cá nhân được cấp chứng chỉ), nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và phần mềm để đảm bảo kết nối, chia sẻ dữ liệu dùng chung với các hệ thống khác; kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để làm sạch, làm giàu dữ liệu; Xây dựng Cổng thông tin giám sát trực tuyến về chỉ số cấp nước và chất lượng nước sạch của hệ thống cấp nước.

Với việc phát triển ứng dụng, dịch vụ công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp, sẽ nâng cấp, cập nhật Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của Bộ Xây dựng đảm bảo các yêu cầu về chức năng, tính năng kỹ thuật; đáp ứng yêu cầu kết nối, chia sẻ dữ liệu và an toàn, an ninh mạng; xây dựng ứng dụng hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp ngành Xây dựng trong việc kết nối hoạt động đầu tư xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí xây dựng,...; giới thiệu các nền tảng số trong lĩnh vực xây dựng; tìm kiếm, tra cứu nhanh thông tin văn bản quy phạm pháp luật ngành Xây dựng; hỏi đáp với các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế số trong lĩnh vực xây dựng.

Nhiệm vụ bảo đảm an toàn thông tin mạng: Hoàn thiện các quy định về bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng trong thiết kế, xây dựng, quản lý vận hành hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Xây dựng; Đầu tư xây dựng Hệ thống an toàn thông tin mạng trong triển khai Đề án 06 của Chính phủ tại Bộ Xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ chuyển đổi số của Bộ Xây dựng; Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng đối với các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ Xây dựng, ngành Xây dựng theo quy định.

Giải pháp nhằm thực hiện Đề án hiệu quả

Các giải pháp nhằm thực hiện đề án bao gồm 5 giải pháp chính:  

(1) Tuyên truyền nâng cao nhận thức: Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, chính sách pháp luật cho người dân, doanh nghiệp về Chính phủ điện tử, Chính phủ số, chuyển đổi số lĩnh vực xây dựng; tuyên truyền, hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ số của cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng; Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng sử dụng, khai thác nền tảng công nghệ số, an toàn thông tin cho cán bộ công chức, viên chức, người lao động tại các đơn vị trực thuộc Bộ Xây dựng, các Sở Xây dựng, Sở Quy hoạch – Kiến trúc trên toàn quốc; Tập huấn, bồi dưỡng nâng cao kỹ năng nghiệp vụ về tạo lập, phân tích dữ liệu, tổng hợp dữ liệu ngành Xây dựng cho cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại các đơn vị quản lý nhà nước ngành Xây dựng từ trung ương đến địa phương.

(2) Hoàn thiện thể chế, chính sách: Triển khai quyết liệt, kịp thời rà soát, sửa đổi, bổ sung các cơ chế, chính sách, các quy định của pháp luật lĩnh vực xây dựng phục vụ công tác quản lý nhà nước dựa trên dữ liệu; Tham khảo các quy định pháp luật của các nước trên thế giới để vận dụng sáng tạo, phù hợp với tình hình Việt Nam trong công tác chuyển đổi số phục vụ quản lý nhà nước ngành Xây dựng và cung cấp dịch vụ công cho người dân, doanh nghiệp.

(3) Về nguồn nhân lực: Kiện toàn tổ chức, bộ máy và nhân sự hỗ trợ công tác chuyển đổi số từ trung ương đến địa phương ngành Xây dựng; Xây dựng cơ chế đãi ngộ, tạo môi trường làm việc thuận lợi để thu hút được nhân lực về công nghệ thông tin có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao làm việc tại các bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin của các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng.

(4) Hợp tác với các doanh nghiệp: Phối hợp với các doanh nghiệp công nghệ số trong việc nghiên cứu, thử nghiệm, chuyển giao, áp dụng các mô hình, giải pháp quản lý thi công xây dựng, quản lý xây dựng theo quy hoạch phù hợp với điều kiện của Việt Nam; Thực hiện cơ chế đặt hàng, giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp công nghệ số nghiên cứu, phát triển các ứng dụng công nghệ mới phục vụ công tác quản lý nhà nước ngành Xây dựng; Ưu tiên sử dụng các sản phẩm, giải pháp, công nghệ phục vụ chuyển đổi số ngành Xây dựng được thiết kế, sản xuất bởi các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam; Phối hợp với doanh nghiệp để cung cấp dịch vụ công thông qua mạng lưới bưu chính công ích và cung cấp, giới thiệu các dịch vụ Chính phủ số trong lĩnh vực xây dựng trên các nền tảng, ứng dụng của các doanh nghiệp công nghệ số.

(5) Hợp tác quốc tế: Chủ động hợp tác quốc tế trong công tác chuyển đổi số ngành Xây dựng, từ việc xây dựng hoàn thiện thể chế thúc đẩy chuyển đổi số; xây dựng, tạo lập cơ sở dữ liệu ngành, xây dựng các nền tảng quản trị tập trung ngành Xây dựng; Đẩy mạnh hợp tác với các doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội và các chuyên gia về công nghệ thông tin quốc tế để tiếp cận các giải pháp công nghệ, giải pháp chuyển đổi số tiên tiến, hiện đại có thể ứng dụng, triển khai trong các hoạt động quản lý và kinh tế xây dựng; Hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài trong việc thu hút nguồn lực, tri thức, chuyển giao công nghệ và mô hình chuyển đổi số lĩnh vực xây dựng phù hợp với điều kiện của Việt Nam.

 

Pháp lý xây dựng

Những tiêu chí xác định nhà tạm, nhà dột nát

Mới đây, Bộ Xây dựng đã ban hành Quyết định số 55/QĐ-BXD hướng dẫn tiêu chí nhà tạm, nhà dột nát. Theo đó, Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 20/01/2025.

Hà Nội chính thức công bố Quy chế quản lý kiến trúc đô thị và Chương trình phát triển đô thị đến 2035

Mới đây, UBND Thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị công bố Quy chế quản lý kiến trúc Thành phố Hà Nội và Chương trình phát triển đô thị Thành phố Hà Nội giai đoạn đến năm 2035.

Chính thức phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch

Mới đây, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình đã ký Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 2/1/2025 phê duyệt Đề án xây dựng và quản lý Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về quy hoạch...

Nghị định số 175/2024/NĐ-CP đẩy mạnh phân cấp trong hoạt động đầu tư xây dựng

Nghị định số 175/2024/NĐ-CP vừa được Chính phủ ban hành nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phân cấp đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát; tăng cường chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin và đơn giản hóa thủ tục hành chính trong hoạt động đầu tư xây dựng.

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn - Góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành Xây dựng

Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn số 47/2024/QH15 đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 8, ngày 26/11/2024 với tỷ lệ tán thành cao (94.99%); Luật sẽ có hiệu lực thi hành ngày 01/7/2025 với nhiều nội dung trọng tâm và điểm mới cho thấy, sự chủ động, tích cực của Bộ Xây dựng trong nghiên cứu, kịp thời thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng để hoàn thiện hệ thống pháp luật ngành Xây dựng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi