Bộ Xây dựng lấy ý kiến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định quy định xử phạt hành chính về xây dựng

Bộ Xây dựng lấy ý kiến dự thảo Nghị định thay thế Nghị định quy định xử phạt hành chính về xây dựng

(Vietnamarchi) - Góp ý vào dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về xây dựng, một số đại biểu cho rằng cần xem xét bổ sung quy định xử phạt liên quan đến thiết kế mỏ; đến việc tự ý thay đổi nguồn nước thô và đối với công trình sử dụng không đúng công năng, mục đích. Đồng thời, cần tăng thẩm quyền cho Chủ tịch xã, thị trấn và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng trong xử phạt vi phạm.
22:10, 29/07/2024

Bộ Xây dựng vừa tổ chức hội thảo lấy ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh chủ trì hội thảo.

thứ trưởng nguyễn văn sinh
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh chủ trì hội thảo.

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh cho biết, sau thời gian thực hiện, Nghị định số 16/2022/NĐ-CP đã bộc lộ một số tồn tại cần được điều chỉnh, cập nhật, bổ sung một số quy định nhằm giúp cơ quan quản lý nhà nước các cấp nâng cao hơn nữa hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng.

Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Xây dựng đã chủ trì, tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 16/2022/NĐ-CP ngày 28/01/2022 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về xây dựng. Đến nay, Bộ Xây dựng đã hoàn thành dự thảo Nghị định và gửi lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương.

Theo đó, dự thảo Nghị định gồm 88 Điều, chia thành 8 Chương. Cụ thể: Chương 1: Quy định chung (6 Điều); Chương 2: Quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong hoạt động xây dựng (35 Điều); Chương 3: Quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng (1 Điều); Chương 4: Quy định hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả trong quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật (16 Điều); Chương 5: Vi phạm quy định về kinh doanh bất động sản và nhà ở (14 Điều); Chương 6: Quy định về thẩm quyền lập biên bản, xử phạt về vi phạm hành chính (10 Điều); Chương 7: Quy định về biện pháp thi hành (2 Điều); Chương 8: Quy định về điều khoản thi hành (4 Điều).

Nghị định này quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức xử phạt, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, biện pháp thi hành, thẩm quyền lập biên bản và xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Vi phạm hành chính về xây dựng quy định xử phạt tại Nghị định này bao gồm: hoạt động xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng, quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật, kinh doanh bất động sản và nhà ở.

Đối tượng áp dụng của Nghị định này bao gồm: tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác; hộ kinh doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư vi phạm hành chính quy định tại nghị định này bị xử phạt vi phạm hành chính như đối với cá nhân vi phạm; người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính, áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính là chi nhánh, văn phòng đại diện của pháp nhân, tổ chức được thực hiện theo Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.

Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh đề nghị lãnh đạo các Sở Xây dựng, lãnh đạo Thanh tra Sở Xây dựng trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý nhà nước ở địa phương, tích cực trao đổi, thảo luận đóng góp ý kiến thiết thực giúp Ban soạn thảo hoàn thiện dự thảo Nghị định, qua đó tạo cơ sở hành lang pháp lý cần thiết giúp cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và các địa phương nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây dựng.

Trên cơ sở những ý kiến phát biểu của Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh, tại hội thảo, các đại biểu tích cực thảo luận, đóng góp ý kiến hoàn thiện dự thảo Nghị định.

Theo các đại biểu, Nghị định thay thế Nghị định số 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về xây dựng có bố cục hợp lý, bao phủ cơ bản toàn diện các lĩnh vực vi phạm hành chính về xây dựng. Tuy nhiên để hoàn thiện dự thảo Nghị định, Ban soạn thảo cần xem xét bổ sung quy định xử phạt liên quan đến thiết kế mỏ; bổ sung quy định xử phạt liên quan đến việc tự ý thay đổi nguồn nước thô; bổ sung quy định xử phạt đối với công trình sử dụng không đúng công năng, mục đích; cấp cho nhà máy nước sạch sinh hoạt…

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng đề xuất Ban soạn thảo xem xét tăng thẩm quyền của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và Chánh Thanh tra Sở Xây dựng trong xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng. Về đề xuất này, theo đại diện Bộ Tư pháp tại hội thảo, các nội dung quy định trong dự thảo về thẩm quyền của Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn cũng như của Chánh Thanh tra Sở Xây dựng trong xử phạt vi phạm hành chính về xây dựng đã tuân thủ đúng theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, do đó không thể điều chỉnh tăng thêm.

Kết luận hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Văn Sinh ghi nhận, đánh giá cao các ý kiến đóng góp của đại biểu tham dự hội thảo và cho biết Ban soạn thảo sẽ khẩn trương tổng hợp, tiếp thu để cập nhật, bổ sung vào dự thảo Nghị định; đồng thời cho biết, tiếp sau hội thảo này, Bộ Xây dựng sẽ tổ chức hội thảo với nội dung tương tự tại TP. Hồ Chí Minh nhằm tổng hợp ý kiến góp ý của các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam, để thêm một bước quan trọng nữa hoàn thiện dự thảo Nghị định.

Pháp lý xây dựng

Quốc hội chính thức thông qua Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn

Với tỷ lệ tán thành cao 455/465 đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành (chiếm 94,99%), Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn (QHĐT&NT) chính thức được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 8. Luật có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.

Mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo nhà ở đối với người có công với cách mạng

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký quyết định số 21/2024/QĐ-TTg ngày 22/11/2024 về mức hỗ trợ xây dựng mới hoặc cải tạo, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng, thân nhân liệt sĩ và tỉ lệ phân bổ vốn hỗ trợ từ ngân sách trung ương, tỉ lệ đối ứng vốn hỗ trợ từ ngân sách địa phương giai đoạn 2023 – 2025. Quyết định có hiệu lực từ ngày 9/1/2025 đến 31/12/2025.

Tăng cường công tác quản lý hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng

Vừa qua, Bộ Xây dựng đã có công văn 6288/BXD-KHCN ngày 12/11/2024 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tăng cường công tác quản lý hoạt động thí nghiệm chuyên ngành xây dựng; hoạt động thử nghiệm, chứng nhận đối với sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng; hoạt động kiểm định kiểm tra an toàn lao động (KTATLĐ) đối với máy, thiết bị sử dụng trong thi công xây dựng.

Bộ Xây dựng ban hành Thông tư Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh đã ký ban hành Thông tư 10/2024/TT-BXD ngày 01/11/2024, về Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng.

Đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước

Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký ban hành Chỉ thị số 42/CT-TTg ngày 9/11/2024 về việc đẩy nhanh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi