Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đền thờ Lý Nam Đế

Bảo tồn và phát huy giá trị Di tích lịch sử Quốc gia đền thờ Lý Nam Đế

(Vietnamarchi) - Tọa lạc tại phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, Đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục) nằm trong quần thể Khu di tích Lý Nam Đế là nơi tôn vinh, ghi nhận công lao vị Hoàng đế đầu tiên của dân tộc.
13:46, 05/11/2024

Nơi ghi nhớ công ơn vị Hoàng đế đầu tiên

Khu di tích lịch sử Lý Nam Đế bao gồm đền Mục, chùa Hương Ấp, chùa Mãn Tăng... Ngoài ra còn có một số địa danh liên quan đến sự nghiệp đánh giặc, cứu nước của vua Lý Nam Đế như Cổ Pháp, cánh đồng Tráng, bãi Quần Ngựa, đồi Cao Vương, Trung Năng, Giã Năng, Giã Thù, Giã Trung...

Hiện trạng di tích đền thờ Lý Nam Đế tại tổ dân phố Hòa Bình, phường Tiên Phong trước khi được trùng tu, tôn tạo. Ảnh baoxaydung.com.vn

Đền Lý Nam Đế (đền Mục) được xây dựng để tưởng nhớ vua Lý Nam Đế – vị hoàng đế đầu tiên của dân tộc, người đã khai sinh ra nước Vạn Xuân vào tháng 2 năm 544 khi lên ngôi với danh hiệu Nam Việt Đế - đánh dấu một mốc son trong lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc.

Theo hồ sơ khoa học di tích tỉnh Thái Nguyên, vua Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí sinh năm Quý Mùi (503) tại thôn Cổ Pháp, châu Dã Năng, xứ Kinh Bắc nay thuộc phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Ông là người đầu tiên trong lịch sử dân tộc Việt Nam xưng Hoàng đế, người có công to lớn khai sinh ra nước Vạn Xuân, tiền thân của nước Việt Nam ngày nay.

Để ghi nhận công lao to lớn đối với vị vua đầu tiên của dân tộc ta, nhân dân đã lập đền thờ Lý Nam Đế ( đền Mục), hằng năm tổ chức dâng lễ, thờ cúng vào ngày sinh, ngày mất và ngày xưng đế của ông và ngày 12 tháng Giêng Âm lịch hằng năm là ngày lễ hội chính của đền thờ Lý Nam Đế.

Với những giá trị lịch sử đặc biệt quan trọng, năm 2014, di tích đền thờ Lý Nam Đế đã được Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xếp hạng Di tích lịch sử cấp quốc gia.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh và đại biểu cắt băng khánh thành công trình. Ảnh thainguyen.dcs.vn

Bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử

Trải qua bao thăng trầm lịch sử, các công trình quan trọng nằm trong quần thể Khu di tích lịch sử Lý Nam Đế đã bị hư hỏng một phần. Để bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử liên quan đến quê hương, cuộc đời, sự nghiệp, những cống hiến to lớn của vua Lý Nam Đế đối với dân tộc Việt Nam cũng như đáp ứng nguyện vọng của cấp ủy, chính quyền và nhân dân địa phương,  UBND tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt dự án án đầu tư xây dựng công trình: “Tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục)” và giao cho Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch làm chủ đầu tư xây dựng công trình.

Dự án có tổng diện tích đất quy hoạch là 7.500m2, với tổng mức đầu tư hơn 70 tỷ đồng, gồm các hạng mục chính như: Nghi môn; bình phong; cột cờ; tả - hữu vu tháp chuông - tháp trống; tiền tế đền, trung từ, hậu cung; đền Mẫu; lầu Cô - lầu Cậu; lầu hóa sớ; lư hương đá; nhà khách; cảnh quan sân vườn; hệ thống cấp thoát nước,...

Sau hơn 4 năm khởi công xây dựng (từ tháng 5/2020), đến nay, dự án đã hoàn thành đúng tiến độ, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về kiến trúc, kỹ thuật, mỹ thuật, xứng tầm với giá trị lịch sử và văn hóa mà di tích lưu giữ. Ngày 02/11 vừa qua, UBND TP. Phổ Yên đã long trọng tổ chức lễ khánh thành công trình: "Tu bổ, tôn tạo Di tích đền thờ Lý Nam Đế (đền Mục)", trong quần thể Khu di tích lịch sử Lý Nam Đế.

Một góc đền thờ Lý Nam Đế sau khi được trùng tu, tôn tạo. Ảnh: baoxaydung.com.vn

Ngôi đền được tu bổ, tôn tạo khang trang, bề thế, uy nghiêm với lối kiến trúc nghệ thuật truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Đây là công trình kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, tạo nên không gian thờ tự tôn nghiêm, góp phần nuôi dưỡng, giáo dục tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc và phát huy các giá trị nhân văn. Đây cũng chính là sự ghi nhận công lao to lớn và thể hiện sự tri ân sâu sắc của Đảng bộ, chính quyền, nhân dân các dân tộc tỉnh Thái Nguyên đối với vị Hoàng đế đầu tiên của lịch sử dân tộc.

Việc tu bổ, tôn tạo ngôi đền không những giúp bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử của di tích, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân địa phương, qua đó giáo dục truyền thống yêu nước cho các thế hệ mà còn đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh tín ngưỡng của bà con nhân dân địa phương, tạo điểm nhấn quan trọng trong quần thể Khu di tích Lý Nam Đế, góp phần vào phát triển du lịch, kinh tế xã hội của địa phương.

 

Pháp lý xây dựng

Thừa Thiên Huế đầu tư hơn 64,6 tỷ đồng để phục hồi di tích Đại Cung Môn

Việc thực hiện tu bổ, phục hồi di tích Đại Cung Môn - Đại Nội Huế có vai trò quan trọng và ý nghĩa lớn trong quá trình phục hồi đầy đủ diện mạo kiến trúc quần thể di tích, đem lại hiệu quả cao trong việc khai thác dịch vụ du lịch, học tập và nghiên cứu.

Phú Thọ: Tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia Đền Vân Luông

Ngày 10/11, UBND phường Vân Phú, TP. Việt Trì (Phú Thọ) phối hợp với đơn vị thi công đã khởi công dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử Quốc gia Đền Vân Luông.

Thừa Thiên Huế: Trùng tu, tôn tạo nhà rường cổ Bao Vinh

Ngày 08/11, UBND Thành phố, Ban Quản lý và bảo vệ nhà vườn Huế đã tổ chức Lễ khởi công Công trình tu bổ, chống xuống cấp nhà rường tại số 77B Bao Vinh, phường Hương Vinh, thành phố Huế.

Bảo tồn di sản nhà cổ trong dòng chảy hiện đại

Quá trình khai phá, xây dựng và phát triển vùng đất phương Nam đã để lại cho nơi đây nhiều di sản văn hóa, trong đó, có những ngôi nhà cổ gắn với đời sống các thế hệ cộng đồng dân cư.

Tìm giải pháp bảo vệ và duy trì giá trị nguyên gốc của di tích

Vừa qua, tại Bảo tàng tỉnh Quảng Nam, Viện Bảo tồn Di tích - Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học "Ứng dụng công nghệ hóa học trong công tác bảo quản vật liệu di tích", góp phần làm cơ sở khoa học và ứng dụng thực tiễn trong công tác bảo tồn di tích hiện nay.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi