30 năm Tạp chí Kiến trúc Việt Nam

30 năm Tạp chí Kiến trúc Việt Nam

(Vietnamarchi) - Dấu mốc đầu tiên là ngày 6/4/1994, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam được Bộ Văn hoá – Thông tin cấp Giấy phép xuất bản báo chí, cơ quan Chủ quản là Bộ Xây dựng. Ngày 30/ 6/1994 Bộ Xây dựng có Quyết định chính thức Thành lập Tạp chí Kiến trúc Việt Nam. Ngày 5/1/1995, Bộ Xây dựng có Quyết định thành lập Tạp chí Kiến trúc Việt Nam trực thuộc Bộ Xây dựng có trụ sở đặt tại 195 đường Lê Duẩn....
17:07, 18/12/2024

Tạp chí Kiến trúc Việt Nam có nhiệm vụ thông tin nghiên cứu lý luận, phê bình định hướng nghệ thuật kiến trúc Việt Nam theo đường lối của Đảng và pháp luật của nhà nước. Giới thiệu những ứng dụng khoa học kỹ thuật mới trong sáng tạo kiến trúc.

Tạp chí Kiến trúc Việt Nam của Bộ Xây dựng có định hướng nội dung khác với Tạp chí Kiến trúc của Hội Kiến trúc sư Việt Nam. Nếu Tạp chí Kiến trúc của Hội Kiến trúc Việt Nam hướng đến là diễn đàn sáng tác, hoạt động nghề nghiệp của giới Kiến trúc sư thì Tạp chí Kiến trúc Việt Nam là diễn đàn nghiên cứu lý luận, phê bình định hướng nghệ thuật kiến trúc, phản biện xã hội trong quản lý và phát triển kiến trúc, đô thị, nông thôn Việt Nam.

Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học Xu hướng Phát triển Công trình xanh trong Kiến trúc Việt Nam do Tạp chí Kiến trúc Việt Nam tổ chức
Các đại biểu tham dự Hội thảo khoa học Xu hướng Phát triển Công trình xanh trong Kiến trúc Việt Nam do Tạp chí Kiến trúc Việt Nam tổ chức.

Ngay từ những ngày đầu thành lập, Tạp chí đã trở thành một diễn đàn nghiên cứu, lý luận phê bình về kiến trúc có uy tín, thu hút sự tham gia, gắn bó, chia sẻ tích cực, tâm huyết của nhiều thế hệ Kiến trúc sư, đặc biệt, những thế hệ lãnh đạo của ngành Xây dựng như: Cố GS Nguyễn Mạnh Kiểm, cố PGS Đặng Tố Tuấn, cố PGS Nguyễn Việt Châu và các KTS: PGS Nguyễn Quốc Thông, PGS Nguyễn Bá Đang, KTS Phạm Thanh Tùng, TS Nguyễn Đình Toàn…

Trong sứ mệnh tạo dựng và phát huy vai trò của một diễn đàn nghiên cứu, lý luận chuyên ngành về quản lý và phát triển Kiến trúc đô thị và nông thôn; tạo nên một lối đi riêng, tiên phong và khác biệt so với các tạp chí khác cùng lĩnh vực, ngành Xây dựng, từ năm 2006 đến nay, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam đã bền bỉ tiếp cận, đi sâu vào từng chiều cạnh trong lĩnh vực kiến trúc, quy hoạch và phát triển đô thị, nông thôn với nhiều chuyên đề chuyên sâu mang tính “thời sự”, đóng góp tích cực vào công tác nghiên cứu, quản lý của Ngành, địa phương trên cả nước, được đăng tải song song trên Tạp chí in và Trang thông tin điện tử tổng hợp (kientrucvietnam.org.vn).

Tập thể cán bộ Tạp chí tại Lễ ra mắt Sách Kiến trúc Kiến trúc Hà Nội 70 năm giải phóng Thủ đô 1954-2024 (resize)
Tập thể cán bộ Tạp chí tại Lễ ra mắt Sách Kiến trúc Kiến trúc Hà Nội 70 năm giải phóng Thủ đô 1954-2024.

Chặng đường 30 năm hình thành và phát triển của Tạp chí Kiến trúc Việt Nam là một chặng đường đặc biệt, gắn với công cuộc đổi mới và phát triển sự nghiệp kiến trúc, quy hoạch, xây dựng của đất nước, ngành Xây dựng, Viện Kiến trúc Quốc gia.

Kiến trúc đứng đầu tiên trong 7 môn nghệ thuật cơ bản, thẩm thấu giữa nghệ thuật và kỹ thuật. Sản phẩm của kiến trúc hiện diện thực tế ngay trước mắt chúng ta, qua hình hài, thẩm mỹ từ thành thị đến nông thôn; hình thành và tác động đến lối sống, văn hoá, con người. Kiến trúc và nghệ thuật không thể tách rời, cũng đồng nghĩa kiến trúc là một lĩnh vực độc lập. Và, dẫu cho lĩnh vực xây dựng, giao thông hay quy hoạch có thể hợp nhất thì kiến trúc vẫn cần tiếng nói, ngôn ngữ riêng trong sứ mệnh tạo dựng thẩm mỹ, diện mạo xã hội.

Mỗi một công trình kiến trúc đẹp, có giá trị sẽ không đứng riêng rẽ một mình, nó đẹp bởi sự hài hoà với không gian, cảnh quan xung quanh, mỗi một thời điểm nó phải trở thành nơi chốn, ký ức khó phai. Trước sự phát triển “nóng”; khoảng trống trong quản lý và phát triển về mặt kiến trúc còn nhiều, đặc biệt là kiến trúc nông thôn; giải pháp kích hoạt mong muốn như một cuộc cách mạng trong tạo dựng những giá trị bền vững đối với cảnh quan, kiến trúc chưa có.

Đô thị có những công trình kiến trúc đẹp nhưng tổng thể kiến trúc, cảnh quan chung thì còn nhiều bất cập. Đường phố, công trình, vỉa hè chưa đem đến sự cảm nhận gọn gàng, sạch sẽ. Kiến trúc mặt phố chưa được chú trọng. Việc phát động, khuyến khích phát triển kiến trúc xanh hay Netzero đang được chú trọng nhưng lại vắng bóng một chương trình lớn kích cầu về tạo dựng bản sắc dân tộc trong công trình kiến trúc. Nên chăng cần được phát động thành xu hướng rõ nét luôn song song bên cạnh các xu hướng khác, tiếp cận từ quốc tế.

Các ấn phẩm Tạp chí Kiến trúc Việt Nam
Các ấn phẩm Tạp chí Kiến trúc Việt Nam.

Chúng ta đang sống trong một thời đại hội nhập quốc tế, phát triển nền kinh tế thị trường mạnh mẽ. Vai trò kiến tạo diện mạo xã hội mới sẽ thuộc về ai? Các tập đoàn kinh tế tư nhân đang có cơ hội mạnh mẽ hơn cả. Tạo dựng những công trình kiến trúc thực sự có giá trị cho tương lai cần coi là một sứ mệnh lớn và cần được khơi gợi, khích lệ từ chính những chủ thể này. Nếu các chủ đầu tư đều chú trọng được tới những giá trị bền vững, trong đó có giá trị thẩm mỹ cho cảnh quan, công trình kiến trúc sẽ đem đến những giá trị lâu dài, thậm chí là di sản của ngày mai.

Chủ thể tác động và tạo dựng nên diện mạo kiến trúc cũng chính là con người – những nhà thiết kế, sáng tác kiến trúc; các chủ đầu tư – người dân. Cần nhiều hơn nữa những tiên phong để đem lại nhiều hình mẫu học hỏi, thúc đẩy người dân hướng đến. Báo chí cần tăng cường, lan toả mạnh mẽ hơn nữa những sản phẩm công trình kiến trúc đẹp, chất lượng, đem đến những hình mẫu cụ thể để cộng đồng xã hội tham khảo, làm theo./.

Pháp lý xây dựng

Phát huy vai trò của công tác lý luận phê bình kiến trúc nhằm định hướng và quảng bá văn hóa kiến trúc

Đồng hành cùng nền kiến trúc Việt Nam phát triển hiện đại, bản sắc và bền vững không thể thiếu vai trò của công tác lý luận phê bình kiến trúc. Phòng Nghiên cứu Lý luận phê bình và Lịch sử kiến trúc – đơn vị trực thuộc Viện kiến trúc Quốc gia, với nhiệm vụ nghiên cứu về lịch sử phát triển kiến trúc Việt Nam và thế giới; các vấn đề cơ bản trong lĩnh vực lý luận và phê bình kiến trúc, lý luận sáng tác kiến trúc, thẩm mỹ kiến trúc; kiến trúc truyền thống tại các vùng, miền, địa phương trên lãnh thổ Việt Nam; định hướng, chiến lược, chính sách phát triển đô thị, nhà ở và các loại công trình kiến trúc khác trong từng giai đoạn phát triển… đã luôn tích cực đóng góp hiệu quả trong công tác lý luận phê bình kiến trúc tác động đối với kiến trúc nói riêng và ngành Xây dựng Việt Nam nói chung.

Những kiến trúc có giá trị hôm nay liệu có trở thành di sản trong tương lai?

Đây là một câu hỏi dường như không cần trả lời vì một công trình tốt ở hiện tại đương nhiên có tiềm năng lớn trở thành di sản trong tương lai. Tuy nhiên, trong thực tế, chúng ta đều biết, mỗi một thời kỳ có vô số công trình được xây dựng, nhưng chỉ có một số ít được công nhận chính thức là di sản (hay di tích theo khái niệm luật di sản văn hoá).

Giá trị bền vững trong kiến trúc

Giá trị bền vững trong kiến trúc là một phạm trù nhận thức rộng lớn. Có thể là giá trị bền vững tư tưởng-triết học, bền vững kinh tế-xã hội, giá trị bền vững văn hóa-nghệ thuật, hay đơn thuần là giá trị bền vững sinh thái của công trình kiến trúc. Chúng ta đều biết năm 1987 Ủy ban Thế giới về Môi trường và Phát triển đã định nghĩa sự phát triển bền vững là “Sự phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng thỏa mãn nhu cầu của chính các thế hệ mai sau”. Một khái niệm rất rộng và mở. Trong bài viết nhỏ này, tôi chỉ giới hạn trong một vài suy nghĩ không hệ thống về giá trị bền vững văn hóa - nghệ thuật và bền vững sinh thái trong kiến trúc.

Chất lượng công tác đào tạo ngày càng được khẳng định

Trong 45 năm hình thành và phát triển, Viện Kiến trúc Quốc gia đã có hơn 20 năm đào tạo Tiến sĩ chuyên ngành Kiến trúc. Từ những ngày đầu tham gia công tác đào tạo đến nay, Viện Kiến trúc Quốc gia đã có nhiều cải tiến cũng như những chương trình hành động cụ thể qua mỗi thời kì, kết quả đạt được cũng rất khả quan...

Viện Kiến trúc Quốc gia – 45 năm một chặng đường

Với truyền thống 45 năm hình thành và phát triển, Viện Kiến trúc Quốc gia tới nay đã trải qua nhiều lần chuyển đổi tên, phù hợp với từng giai đoạn, mang trong đó những ý nghĩa lớn lao, gắn với những dấu mốc quan trọng, nhu cầu và định hướng phát triển trong lĩnh vực kiến trúc, xây dựng của đất nước, ngành Xây dựng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi