Những bài học phát triển đô thị bền vững và sáng kiến tại Hà Nội (Phần 2)
Hệ thống Jaklingko tại Jakarta (Indonesia): cư dân đô thi vừa thụ hưởng vừa tham gia cung cấp dịch vụ giao thông đô thị.
Nếu như Hà Nội mới bắt đầu khởi động nghiên cứu “Vé điện tử” thì Thủ đô Jakarta (Indonesia) đã rất thành công với thẻ vé điện tử “E money” dùng cho tất cả các phương tiện giao thông công cộng trong thành phố: từ đường sắt ngoại ô đến đường sắt đô thị, xe BUS nhanh BRT đến BUS thường có làn ưu tiên và xe BUS nhỏ 7 chỗ kết nối với xe máy ứng dụng công nghệ “Gojek”. Hệ thống giao thông đòng bộ này mang tên Jaklingko đã đáp ứng nhu cầu di chuyển công cộng cho 20 triệu lượt đi/ ngày trong vùng đô thị Jakarta rộng 10.000 km2, có 35 triệu người. Jak Lingko đã đạt giải thưởng “Giao thông vận tải bền vững 2021 toàn cầu (STA)” do cải thiện hoạt động đi lại của người dân, giảm thiểu ô nhiễm không khí và cải thiện an toàn, khả năng tiếp cận cho khách bộ hành và người đi xe đạp. Đáng chú ý là Jaklingko tích hợp vào hệ thống giao thông đô thị với nhiều loại hình vận tải có nhiều sở hữu khác nhau: từ những tuyến ĐSĐT trị giá tỷ USD đến những chủ xe bus 7 chỗ, xe máy và các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ xe đạp công cộng. Có hàng triệu việc làm được tạo ra từ hệ thống ngày, cư dân thành phố vừa là người sử dụng dịch vụ lẫn cung cấp dịch vụ và có cơ hội sinh kế trong chuỗi dịch vụ giao thông công cộng. Khẩu hiệu quốc gia “Thống nhất trong đa dạng” đã hiện thực hóa ngay trong hệ thống Jaklingko.
Quy hoạch thị trấn tại Ahmedabad (India): Phúc lợi công cộng được phân chia công bằng
Ahmedabad là thành phố lớn nhất ở bang Gujarat và là vùng đô thị lớn thứ 7 ở Ấn Độ, có khoảng 5,1 triệu người. Thành phố đã phát triển hệ thống giao thông đa phương tiện từ đường sắt liên vùng tới đường sắt đô thị, kết nối với mạng lưới xe BUS nhanh ( BRT) và BUS thường chạy theo tuyến cố định lẫn tuyến theo yêu cầu; gộp cả tuyến BUS chở học sinh tới trường, BUS chở công nhân tới các nhà máy, công trường cùng với mạng lưới 60.000 xe ba bánh đã được chuyển đổi nhiên liệu sạch để bảo vệ chất lượng không khí thành phố.
Ahmedabad là thành phố chưa giàu nhưng lại là hình mẫu lồng ghép quy hoạch giao thông với nâng cấp chất lượng hạ tàng đô thị. Nhiều dự án “Quy hoạch thị trấn” trong thành phố đã tạo ra diện mạo mới cho các khu dân cư: cung cấp nhà ở hợp pháp với chi phí thấp, có nước sạch và thoát nước hiệu quả, nhiều hồ nước công viên cây xanh xen lẫn các khu dân cư. Mô hình phát triển bền vững của Ahmedabad được
Viện nghiên cứu tài nguyên Thế giới (WRI- World Resurrces Institute) đánh giá cao đo đáp ứng chuẩn mực SDG – đó cũng là tiền đề để thành phố tiếp cận những nguồn lực của các các tổ chức tài chính uy tín để có điều kiện tiếp tục phát triển Xanh hơn trong tương lai, đối với Ahmedabad là người nghèo có nhiều cơ hội tham gia và hưởng lợi từ các dự án phát triển đô thị.
Manila cùng với Vùng đô thị Manila là thủ đô của Philippines. Bao gồm 16 thành phố với tổng dân số khoảng 12 triệu người. Manila nhập khẩu hệ thống ĐSĐT sớm nhất trong các thành phố ASEAN nhưng đến nay là thành phố nổi tiếng nhất châu Á về nạn ùn tắc giao thông; Ô nhiễm không khí trầm trọng từ nguồn khí thải của hàng triệu ô tô và xe Jeepy chạu dầu diesel. Nhà ổ chuột tràn lan, phân hóa giàu nghèo sâu sắc và bất ổn xã hội liên miên làm cho Mniala bất lực trước vấn nạn ô nhiễm nước thải, rác thải gia tăng. Manila là bài học điển hình cho viẹc đi vay để mua hệ thống ĐSĐT đắt tiền đã không làm cho giao thông đô thị Xanh hơn và thành phố không bền vững, không thể trung hòa cac-bon trong trước mắt cũng như lâu dài.
Hà Nội: sáng kiến nhỏ hướng tới mục tiêu lớn
Hà Nội là thành phố chưa giàu, có nhiều thách thức phải đối mặt , nhưng Hà Nội nhận ra nhiều bài học thành công và thất bại của các thành phố chung quanh để tự tìm ra lối đi của mình. Hà Nội đã bắt đầu khởi động dự án khoanh vùng “phát thải thấp” tại trung tâm thành phố để hạn chế xe cá nhân phát khí thải độc hại, cùng với mở rộng phố đi bộ và phát triển không gian công cộng, nhưng trước đó đã có những sáng kiến triển khai thành công.
Từ hàng chục năm nay, tại bờ sông bãi giữa sông Hồng đã hình thành các vườn cây, sân chơi công cộng: vừa làm sạch bờ sông lại chống lấn chiếm tự phát. Các nghệ sĩ, KTS tình nguyện cùng cộng đồng đã lập tuyến đi bộ an toàn kết nối không gian văn hóa lịch sử khu phố cổ với không gian cây xanh mặt nước sông Hồng.
Các không gian nhỏ nhưng có khả năng chống chịu tốt trước thiên tai và những tham vọng tư hữu hóa. Đây là bằng chứng cụ thể về tính hiệu quả của giải pháp phát triển tích hợp đa mục tiêu: hạ tầng giao thông với hạ tầng kỹ thuật đô thị và hạ tầng văn hóa xã hội, phát triển kinh tế với nâng cao chất lượng sống và công bằng xã hội.
Hà Nội đang bổ sung hoàn thiện Quy hoạch Thủ đô và Điều chỉnh Quy hoạch chung để trình phê duyệt, là cơ hội để cập nhật nội dung pháp lý cho định hướng phát triển đô thị bền vững, trung hòa carbon. Bên cạnh đó là chủ trương sáp nhập Bộ Xây dựng với Bộ GTVT thành bộ mới có chức năng quản lý đồng bộ thống nhất hạ tầng giao thông với hạ tầng đô thị – Hà Nội sẽ thêm nhiều cơ hội hơn về pháp lý cũng như bộ máy quản lý phù hợp với hành động cụ thể để cư dân Thủ đô di chuyển an toàn – thân thiện – công bằng hơn trong thành phố.
Tạp chí Kiến trúc
Ý kiến của bạn