Việt Nam đạt

Việt Nam đạt "tăng trưởng ấn tượng" về thứ hạng trong ngành sản xuất đồ nội thất toàn cầu

(Vietnamarchi) - Trong thập niên qua, Việt Nam đã có sự vươn lên đầy ngoạn mục trong chuỗi cung ứng nội thất toàn cầu, từ hạng 13 vào năm 2014 lên hạng 6 năm 2023, tính theo quy mô giá trị.
10:22, 09/03/2024
Một gian hàng trưng bày làm bằng cấu kiện gỗ lắp ghép và trưng bày đồ nội thất do cùng một đơn vị sản xuất tại HawaExpo 2024 (Ảnh: Trần Đức Corp)

Việt Nam sản xuất đồ nội thất lớn thứ 6 thế giới

Thông tin trên được công bố bởi tổ chức nghiên cứu tư vấn về thị trường nội thất và ngành công nghiệp CSIL (Center for Industrial Studies) trụ sở tại Milan (Italy), tại diễn đàn “Đồ gỗ và Nội thất" thuộc khuôn khổ Hawa Expo 2024 ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo đó, Việt Nam đạt được "tăng trưởng ấn tượng" về thứ hạng trong ngành sản xuất đồ nội thất toàn cầu, từ hạng 13 vào năm 2014 lên hạng 6 năm ngoái, tính theo quy mô giá trị.

Bà Giovanna Castellina, Đại diện Trung tâm nghiên cứu công nghiệp Italia (CSIL) thông tin, ngành công nghiệp chế biến gỗ và nội thất là một trong những ngành có quy mô lớn trên toàn cầu với tổng giá trị đạt khoảng 480 tỷ USD. Hiện top 5 nhà sản xuất đồ nội thất lớn nhất lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Italy, Đức và Ấn Độ. Trong đó, Trung Quốc và Mỹ luôn giữ vững vị thế nhất và nhì suốt thập niên qua.

Top 10 nhà sản xuất đồ nội thất lớn nhất thế giới (Nguồn: CSI)..

Tuy nhiên, năm 2023 ngành đồ gỗ và nội thất bị tác động mạnh mẽ từ việc nhu cầu tiêu dùng sụt giảm sâu khiến chuỗi cung ứng đứt gãy và hiện vẫn đang trong giai đoạn điều chỉnh, phục hồi. Các cuộc xung đột, căng thẳng địa chính trị đã ảnh hưởng đến kịch bản tăng trưởng của toàn ngành. Dự báo năm 2024, ngành gỗ sẽ "đi ngang" không tăng trưởng so với năm 2023 và sẽ phục hồi trở lại trong năm 2025.

Đối với Việt Nam, bà Giovana Castellina đánh giá, ngành nội thất Việt Nam khá linh hoạt, tăng trưởng nhanh hơn các nước khác trong 10 năm qua.

Bà Giovana Castellina chia sẻ, ban đầu nơi đây chủ yếu cung cấp đồ ngoài trời nhưng giờ đã phát triển mạnh nội thất. Ví dụ, 25% sản phẩm là đồ bọc nệm, chiếm đến 10% sản lượng đồ bọc nệm của châu Á - Thái Bình Dương.

Theo CSIL, trung bình hàng năm, Việt Nam tăng trưởng 10% về sản xuất và 11% về xuất khẩu nội thất, đứng thứ hai châu Á. Xuất khẩu là động lực tăng trưởng, chiếm 93% tổng sản lượng sản xuất, bà Giovana Castellina nhấn mạnh.

Theo dữ liệu của Tổng cục Lâm Nghiệp, trong tổng kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm ngoái, đồ nội thất chiếm đến 82,9%, đạt gần 8,4 tỷ USD. Các sản phẩm Việt Nam đang được khách quốc tế tin dùng.

Trong 2 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đạt 2,4 tỷ USD, tăng gần 44%.

Đây là mặt hàng duy nhất thuộc nhóm ngành nông, lâm, thủy sản ngay từ tháng đầu tiên của năm đã cán mốc xuất khẩu 1,5 tỷ USD. Tín hiệu lạc quan hơn khi một số doanh nghiệp gỗ nội thất đã có đơn hàng đến đầu quý II. Trong đó, thị trường Bắc Mỹ (Mỹ và Canada) được đánh giá có nhiều tiềm năng.

Với tín hiệu lạc quan ngay từ đầu năm 2024, hoạt động sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam hứa hẹn rất sôi động cũng như tiếp tục duy trì mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian tới…

Tuy nhiên, bà Giovana Castellina cũng lưu ý, việc tập trung quá nhiều vào một thị trường chính đang là điểm yếu của Việt Nam. Minh chứng là khi nhu cầu tiêu thụ của thị trường Mỹ giảm, giá trị xuất khẩu của Việt Nam cũng giảm theo rất nhiều. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam cần cân đối lại, đa dạng hoá và nâng dần tỉ trọng xuất khẩu sang các thị trường tiềm năng khác để giảm thiểu rủi ro.

Ngành gỗ vẫn chưa khai thác hết tiềm năng

Cũng tại Diễn đàn “Đồ gỗ và Nội thất" thuộc khuôn khổ Hawa Expo 2024, chuyên gia Cục Lâm Nghiệp, TS Nguyễn Tuấn Hưng đánh giá tiềm năng của ngành nội thất là thị trường quốc tế quy mô 405 tỷ USD. Trong khi đó, Việt Nam có ít nhất 20 năm kinh nghiệm, nguồn nguyên liệu trên 30 triệu m3 khai thác hàng năm, đáp ứng được 75% nhu cầu.

Gỗ là vật liệu thân thiện môi trường, có khả năng tái tạo, giảm phát thải nếu khai thác hợp pháp. Chúng tôi đang thúc đẩy cấp chứng chỉ rừng và mã số vùng trồng, ông Hưng nói.

Còn Bà Giovana Castellina cho rằng rất khó dự báo sức mua nội thất toàn cầu 2024 trong thế giới bất trắc, khó đoán định.

Về dài hạn, ngành nội thất Việt Nam cũng có những thách thức, từ cơ cấu bạn hàng, năng lực thiết kế đến chống gian lận thương mại. CSIL cho rằng xuất khẩu nội thất Việt Nam "rất rủi ro" khi tập trung quá nhiều vào Mỹ, chiếm hơn 50% kim ngạch hàng năm. Bà Castellina đánh giá, tiêu thụ suy yếu của Mỹ năm ngoái do lạm phát cao, lãi thế chấp mua nhà tăng. Năm 2024, nước này bầu cử Tổng thống nên có thể còn cơ hội.

Gian hàng giới thiệu sản phẩm của một doanh nghiệp Việt Nam (Ảnh: HawaExpo 2024).

Do đó, bà cho rằng cần đa dạng hóa khách hàng như tiếp cận thêm châu Âu, mở rộng hệ thống giao thương. Ngoài ra, nên sớm có thương hiệu, mẫu mã của riêng mình để tăng được khoảng giá, tiếp cận được khách cao cấp hơn.

Mặc dù Việt Nam được biết đến với nguồn nhân lực có chi phí hợp lý, nguồn nguyên liệu phong phú và nhiều hiệp định thương mại tự do với các quốc gia và khu vực trên thế giới, ngành gỗ vẫn chưa khai thác hết tiềm năng của mình do nhiều hạn chế.

Phần lớn doanh nghiệp chỉ tham gia vào quá trình gia công theo đơn đặt hàng và mẫu mã từ các nhà phân phối quốc tế. Dù chứng kiến sự tăng trưởng ấn tượng từ năm 2016, sự phụ thuộc vào lao động giá rẻ và nguyên liệu thô khiến giá trị gia tăng trong sản phẩm không cao.

Thêm vào đó, quy mô doanh nghiệp nhỏ và trung bình chiếm đa số nhưng lại thiếu sự đầu tư vào xây dựng thương hiệu và phát triển kênh phân phối độc lập, khiến họ dễ bị tổn thương trong bất kỳ biến động kinh tế nào.

Còn theo TS Nguyễn Tuấn - Chuyên gia Cục Lâm Nghiệp, ngành gỗ nội thất nhiều năm tăng trưởng nhưng dựa vào nguyên liệu và lao động rẻ nên giá trị gia tăng không cao. Các thế mạnh này dần dần phai nhạt, ông cho biết thêm.

Trong khi đó, thị trường ngày càng khắt khe hơn với hàng loạt chính sách như Luật chống phá rừng của EU, quy định về gỗ của EU (EURT), Luật xử lý buôn bán gỗ bất hợp pháp của Mỹ (LACY). Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) chưa áp dụng cho ngành nhưng sẽ đến vào 2027.

Ông Nguyễn Quốc Khanh, Chủ tịch Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TP Hồ Chí Minh (HAWA) cho biết, ngành chế biến gỗ và nội thất Việt Nam hiện đang là một trong những ngành hàng có giá trị xuất siêu lớn nhất cả nước.

Ngay cả năm 2023, mặc dù khó khăn, kim ngạch xuất khẩu giảm nhưng ngành gỗ vẫn mang lại giá trị xuất siêu hơn 10 tỷ USD. Việt Nam cũng có lợi thế về nguồn lao động lành nghề trong lĩnh vực chế biến gỗ, nội thất, đồ mỹ nghệ với trên 300.000 lao động. Với việc mở rộng diện tích rừng trồng và thúc đẩy sử dụng các nguồn cung gỗ hợp pháp, Việt Nam đang sở hữu chuỗi cung ứng hoàn chỉnh và doanh nghiệp hoàn toàn làm chủ chuỗi cung ứng này.

Theo ông Nguyễn Quốc Khanh, những khó khăn mà ngành gỗ đã và đang trải qua như nhu cầu thị trường giảm, xung đột giữa các quốc gia và căng thẳng ở Biển Đỏ khiến giá vận chuyển tăng cao vẫn đang tiếp diễn nhưng sẽ chỉ mang tính giai đoạn. Nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm đồ gỗ và nội thất trong dài hạn vẫn tăng lên, Việt Nam dù nằm trong top các quốc gia sản xuất, xuất khẩu đồ gỗ lớn của thế giới nhưng vẫn chiếm thị phần rất nhỏ.

Để mở ra dư địa phát triển, các doanh nghiệp ngành gỗ Việt Nam cần phải có giải pháp để từng bước tăng thị phần ở các thị trường quan trọng, không ngừng khai thác các thị trường mới, nhiều tiềm năng.

Các chuyên gia cho rằng, để đi đường dài, bên cạnh việc đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về xuất xứ, môi trường ngành gỗ và nội thất Việt Nam phải chú trọng vào đầu tư cho thiết kế, sáng tạo, nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm. Đáng mừng là thời gian qua nhiều doanh nghiệp đã nhanh chóng nghiên cứu xu hướng thị trường và chuyển đổi từ gia công xuất khẩu sang thiết kế các mẫu mã mới, đẹp mắt và có chất lượng tốt, được nhiều khách mua hàng quốc tế đánh giá cao. 

Pháp lý xây dựng

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia dự kiến hoàn thành xây dựng vào tháng 7/2025

Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia có quy mô 90ha, nằm trong Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới và là một trong những công trình trọng điểm mang tầm quốc tế, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của TP Hà Nội và khu vực Bắc sông Hồng. Theo tiến độ cam kết của chủ đầu tư Vingroup, công trình sẽ hoàn thành xây dựng chỉ sau hơn 10 tháng khởi công.

Giới thiệu Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)”

Nghiên cứu và viết về Kiến trúc Hà Nội luôn là một chủ đề hấp dẫn và chưa bao giờ là thoả mãn. Kiến trúc Hà Nội hiện diện hiển nhiên đó nhưng ẩn sâu trong nó là những lớp “trầm tích” của không gian, thời gian và ở đó có chủ thể là những con người. Và để hiểu về nó không chỉ là sự cảm nhận của thị giác mà còn là sự cảm nhận của tâm hồn, sự đồng điệu, xúc cảm với ký ức nơi chốn và biết yêu những góc phố, hàng cây.

Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)” – Tập hợp trí tuệ của thế hệ kiến trúc sư qua các thời kỳ

Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô” là sự tập hợp trí tuệ của gần 30 tác giả. Điều đặc biệt ở đây, hầu hết các tác giả là những cây bút kiến trúc sư đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý và nghiên cứu. Cuốn sách do UBND TP. Hà Nội phối hợp cùng Tạp chí Kiến trúc Việt Nam chủ trì biên soạn.

Tiếp tục thúc đẩy phát triển Công trình xanh, chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn

Sáng 4/10, tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng quốc gia, TP. Hà Nội, đã diễn ra Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024 với chủ đề “Phát triển Công trình xanh, chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn”. Sự kiện do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức…

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực về phát triển đô thị thông minh bền vững

Ngày 4/10, tại Đà Nẵng, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Xây dựng TP Đà Nẵng tổ chức triển khai khóa Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án Thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng với 120 cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các Sở ngành, thành phố, huyện trực thuộc TP Đà Nẵng tham dự.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi