Ứng dụng BIM trong công trình hạ tầng kỹ thuật

Ứng dụng BIM trong công trình hạ tầng kỹ thuật

(Vietnamarchi) - Đây là nội dung được trao đổi tại Hội thảo “Ứng dụng mô hình thông tin công trình (BIM) trong công trình hạ tầng kỹ thuật” do Trung tâm Nghiên cứu phát triển hạ tầng kỹ thuật (CIRD) - Cục Hạ tầng kỹ thuật (Bộ Xây dựng) tổ chức ngày 8/11, tại Hà Nội.
11:20, 09/11/2023

Hội thảo được tổ chức với mục đích đưa ra cái nhìn tổng quan hơn về lộ trình áp dụng BIM cho ngành Xây dựng nói chung, cũng như thực tế áp dụng BIM cho các dự án Hạ tầng kỹ thuật nói riêng.

Ông Vũ Đình Đang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CIRD phát biểu khai mạc hội thảo (Ảnh: baoxaydung.com.vn)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Vũ Đình Đang - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CIRD cho biết, lộ trình đến 2024, đối với tất cả các dự án có công trình cấp 1, cấp đặc biệt không phân biệt nguồn vốn đều bắt buộc áp dụng BIM cho đầu tư xây dựng. Do đó, việc áp dụng BIM là vô cùng cần thiết, cần tất cả các đơn vị tham gia hoạt động đầu tư xây dựng phải điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.

Trong đó, Trung tâm Nghiên cứu CIRD được lãnh đạo Cục Hạ tầng kỹ thuật tin tưởng, giao nhiệm vụ là đơn vị đầu mối nghiên cứu, phát triển và ứng dụng mô hình thông tin (BIM) cho công trình hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ các nhiệm vụ của Cục trong công tác quản lý Nhà nước.

Theo Ông Nguyễn Kim Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CIRD cho biết, mục tiêu của Trung tâm trong thời gian tới sẽ là tham gia xây dựng lộ trình phát triển ứng dụng BIM trong ngành Xây dựng (Kế hoạch triển khai lộ trình áp dụng BIM, Tiêu chuẩn về BIM...); chuẩn bị cơ sở vật chất, năng lực nhân sự để áp dụng BIM.

Ngoài ra, Trung tâm cũng đang hợp tác với các đơn vị tư vấn xây dựng, tư vấn BIM hàng đầu hiện nay như DBIM, IIC, RDSic, VCC, CDC... đồng thời kết hợp, liên danh triển khai các dự án trong lĩnh vực tư vấn xây dựng.

Hội thảo đã lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về lộ trình áp dụng BIM và các hướng dẫn áp dụng BIM tại Việt Nam, chia sẻ về ứng dụng BIM trong thiết kế, thi công và quản lý vận hành công trình,

Tại phần thảo luận, các chuyên gia đã tập trung thảo luận các vấn đề chính như nâng cao nhận thức về BIM, lộ trình áp dụng BIM, tiêu chuẩn về BIM, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho việc áp dụng BIM, xây dựng cơ sở dữ liệu BIM, nghiên cứu đưa việc áp dụng BIM vào Luật Cấp thoát nước, phân loại công trình bắt buộc phải áp dụng BIM, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc áp dụng BIM…

TS. Trần Hoài Anh - Phó Cục trưởng Cục Hạ tầng kỹ thuật, Bộ Xây dựng phát biểu kết luận hội thảo (Ảnh: baoxaydung.com.vn)

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Ông Vũ Đình Đang - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CIRD cho biết, lộ trình đến 2024, đối với tất cả các dự án có công trình cấp 1, cấp đặc biệt không phân biệt nguồn vốn đều bắt buộc áp dụng BIM cho đầu tư xây dựng. Do đó, việc áp dụng BIM là vô cùng cần thiết, cần tất cả các đơn vị tham gia hoạt động đầu tư xây dựng phải điều chỉnh hoạt động cho phù hợp.

Trong đó, Trung tâm Nghiên cứu CIRD được lãnh đạo Cục Hạ tầng kỹ thuật tin tưởng, giao nhiệm vụ là đơn vị đầu mối nghiên cứu, phát triển và ứng dụng mô hình thông tin (BIM) cho công trình hạ tầng kỹ thuật, hỗ trợ các nhiệm vụ của Cục trong công tác quản lý Nhà nước.

Theo Ông Nguyễn Kim Thắng - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu CIRD cho biết, mục tiêu của Trung tâm trong thời gian tới sẽ là tham gia xây dựng lộ trình phát triển ứng dụng BIM trong ngành Xây dựng (Kế hoạch triển khai lộ trình áp dụng BIM, Tiêu chuẩn về BIM...); chuẩn bị cơ sở vật chất, năng lực nhân sự để áp dụng BIM.

Ngoài ra, Trung tâm cũng đang hợp tác với các đơn vị tư vấn xây dựng, tư vấn BIM hàng đầu hiện nay như DBIM, IIC, RDSic, VCC, CDC... đồng thời kết hợp, liên danh triển khai các dự án trong lĩnh vực tư vấn xây dựng.

Hội thảo đã lắng nghe các chuyên gia chia sẻ về lộ trình áp dụng BIM và các hướng dẫn áp dụng BIM tại Việt Nam, chia sẻ về ứng dụng BIM trong thiết kế, thi công và quản lý vận hành công trình,

Tại phần thảo luận, các chuyên gia đã tập trung thảo luận các vấn đề chính như nâng cao nhận thức về BIM, lộ trình áp dụng BIM, tiêu chuẩn về BIM, tổ chức đào tạo nguồn nhân lực cho việc áp dụng BIM, xây dựng cơ sở dữ liệu BIM, nghiên cứu đưa việc áp dụng BIM vào Luật Cấp thoát nước, phân loại công trình bắt buộc phải áp dụng BIM, tháo gỡ khó khăn cho các địa phương trong việc áp dụng BIM…

Mô hình thông tin công trình (BIM) là tiến trình tạo dựng và sử dụng mô hình kỹ thuật số cho công việc thiết kế, thi công và cả quá trình thực hiện, vận hành dự án đầu tư xây dựng. Mô hình đang trở thành một xu hướng tất yếu và được áp dụng ở nhiều quốc gia, với mục tiêu phát triển ngành Xây dựng trong nước nói chung và thúc đẩy việc áp dụng BIM tại Việt Nam nói riêng.

Pháp lý xây dựng

Di sản Huế: nền tảng để phát triển kinh tế xanh, kinh tế số

Phát triển kinh tế từ giá trị di sản không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Thừa Thiên - Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, lấy di sản làm nền tảng.

Ra mắt cuốn sách kể chuyện lịch sử Hà Nội qua những công trình kiến trúc

Ngày 6/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sun Group và Công ty CP Xây dựng Kiến trúc AA đã ra mắt cuốn sách “Kiến trúc Hà Nội – Giao thoa văn hóa Việt –Pháp”. Vượt qua giá trị của một cuốn sách nghệ thuật, đây có thể xem như một công trình sử liệu học thuật, dưới góc nhìn trẻ và đầy tính nghệ thuật về vẻ đẹp kiến trúc của Hà Nội qua các thời kỳ.

Việt Nam - Nam Phi đẩy mạnh hợp tác phát triển công trình xanh hướng tới phát triển bền vững

Sáng 4/12, tại trụ sở Bộ Xây dựng, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà đã có buổi làm việc với Bà Vuyiswa Tulelo - Đại sứ Nam Phi tại Việt Nam về việc đẩy mạnh hợp tác phát triển công trình xanh, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững…

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị tiếp Tập đoàn Hợp tác kinh tế và kỹ thuật quốc tế Sơn Đông (Trung Quốc)

Ngày 3/12, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Thanh Nghị đã có buổi tiếp, làm việc với Tổng Giám đốc Tập đoàn Hợp tác kinh tế & kỹ thuật quốc tế Sơn Đông (Trung Quốc) Cai Kun và các thành viên trong đoàn...

Hội thảo khoa học “Huyền Trân công chúa - cuộc đời và giai thoại”

Hội thảo nhằm nghiên cứu, sưu tầm, khảo cứu, bổ sung các nguồn tư liệu để làm rõ hơn về cuộc đời, nhân cách cao đẹp và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với dân tộc và đạo pháp; đồng thời, cung cấp cơ sở khoa học cho các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hoá, di sản, các cấp chính quyền trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản, di tích thờ phụng Huyền Trân công chúa trong đời sống văn hoá tín ngưỡng, tâm linh hiện nay.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi