Sự kiện nổi bật
Từ khoá: bảo tồn di sản
Danh sách bài viết
Gỗ và hành trình bảo tồn di sản kiến trúc
Là vật liệu gắn bó mật thiết với truyền thống kiến trúc Việt Nam, gỗ không chỉ hiện diện như một chất liệu xây dựng – mà còn mang theo chiều sâu văn hóa, tâm hồn và cả những ký ức lịch sử. Trong bối cảnh bảo tồn di sản đang trở thành một thách thức, ngày 25/6, tại Trung tâm Giao lưu Văn hóa Phố cổ Hà Nội (50 Đào Duy Từ, quận Hoàn Kiếm) đã diễn ra tọa đàm “Gỗ – Đôi bàn tay hay tâm hồn người thợ”.
Giá trị bền vững trong di sản kiến trúc xưa và nay - Góc nhìn từ lịch sử và bảo tồn di sản
Bền vững là một trong những yếu tố gắn liền với kiến trúc. Ở đây chúng ta cần làm rõ 2 khái niệm, đó là kiến trúc và bền vững. Kiến trúc được hiểu theo nghĩa rất rộng. Nếu như chiều kích tồn tại của con người là không gian và thời gian, kiến trúc là không gian còn lịch sử là thời gian. Kiến trúc là không gian con người tạo dựng nên từ trí tuệ, thể hiện trong việc chọn chỗ, chọn hướng, chọn không gian, đưa quỹ tích của mình vào không gian ấy. Điều đó gắn liền với mọi thời đại. Vì thế bền vững phải được hiểu trên một tiến trình, luôn luôn vận động, thay đổi.
Tìm lời giải cho việc phát triển đô thị bền vững gắn với bảo tồn di sản
Chuyên gia cho rằng việc bảo tồn di sản không chỉ giúp duy trì bản sắc văn hóa mà còn có tiềm năng phát triển du lịch và kinh tế, tất nhiên, mọi thứ đang gặp phải những thách thức như sự xung đột giữa nhu cầu hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và bảo tồn các công trình kiến trúc cũ, sự thiếu hụt trong cơ chế pháp lý và quản lý, cũng như thiếu sự tham gia của cộng đồng và doanh nghiệp trong việc bảo tồn.
Bảo tồn di sản nhà cổ trong dòng chảy hiện đại
Quá trình khai phá, xây dựng và phát triển vùng đất phương Nam đã để lại cho nơi đây nhiều di sản văn hóa, trong đó, có những ngôi nhà cổ gắn với đời sống các thế hệ cộng đồng dân cư.
Bảo tồn di sản trong 'cơn lốc' đô thị hóa
Việc bảo tồn di sản kiến trúc đô thị có thành công hay không phụ thuộc vào việc kết hợp và dung hòa giữa bảo tồn và phát triển.