Thừa Thiên - Huế:  Triển lãm “Khám phá quần thể Điện Phụng Tiên”

Thừa Thiên - Huế: Triển lãm “Khám phá quần thể Điện Phụng Tiên”

(Vietnamarchi) - Hướng tới Ngày di sản Việt Nam, sáng 20/11, tại Đại Nội Huế, Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Bảo tồn Di sản Văn hóa Đức (GEKE) đã khai mạc triển lãm “Khám phá quần thể Điện Phụng Tiên". Đây là hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Bảo tồn, trùng tu và giáo dục tại Điện Phụng Tiên, Đại Nội Huế, giai đoạn 2021-2026”.
10:40, 23/11/2023
Các đại biểu cắt băng khai mạc triển lãm. Ảnh nguoihanoi.vn

Triển lãm là sự mô phỏng các công trình tại Điện Phụng Tiên được thể hiện bằng hình ảnh minh hoạ trên các tấm kính trong suốt cùng khoảng cách lắp đặt tầm nhìn phù hợp mang lại cho du khách trải nghiệm hoàn thiện về loại hình phục chế ảo dưới dạng chồng lớp trực quan của không gian hiện có với mô hình đồ họa của ngôi điện.

Thông qua phục dựng ảo tổng thể kiến trúc nguyên bản Điện Phụng Tiên, triển lãm giúp du khách tìm hiểu về kiến trúc, đời sống tâm linh thời Nguyễn cũng như những giá trị văn hóa, lịch sử và mỹ thuật thời kỳ này.

Các đại biểu tham quan triển lãm. Ảnh TTXVN

Điện Phụng Tiên (Đại nội Huế) là một trong năm miếu/điện thờ quan trọng của triều Nguyễn, ban đầu có tên là điện Hoàng Nhân được xây dựng vào năm Gia Long thứ 13 (1814) ở bắc Triệu Miếu để thờ Thừa Thiên Cao Hoàng Hậu (Chính thất của hoàng đế Gia Long).

Về sau, điện trở thành nơi thờ cúng các vị hoàng đế và hoàng hậu triều Nguyễn. Năm 1829, hoàng đế Minh Mạng đổi tên là điện Phụng Tiên và năm 1837, cho dời điện Phụng Tiên về vị trí hiện nay.

Pháp lý xây dựng

Giới thiệu Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)”

Nghiên cứu và viết về Kiến trúc Hà Nội luôn là một chủ đề hấp dẫn và chưa bao giờ là thoả mãn. Kiến trúc Hà Nội hiện diện hiển nhiên đó nhưng ẩn sâu trong nó là những lớp “trầm tích” của không gian, thời gian và ở đó có chủ thể là những con người. Và để hiểu về nó không chỉ là sự cảm nhận của thị giác mà còn là sự cảm nhận của tâm hồn, sự đồng điệu, xúc cảm với ký ức nơi chốn và biết yêu những góc phố, hàng cây.

Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)” – Tập hợp trí tuệ của thế hệ kiến trúc sư qua các thời kỳ

Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô” là sự tập hợp trí tuệ của gần 30 tác giả. Điều đặc biệt ở đây, hầu hết các tác giả là những cây bút kiến trúc sư đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý và nghiên cứu. Cuốn sách do UBND TP. Hà Nội phối hợp cùng Tạp chí Kiến trúc Việt Nam chủ trì biên soạn.

Tiếp tục thúc đẩy phát triển Công trình xanh, chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn

Sáng 4/10, tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng quốc gia, TP. Hà Nội, đã diễn ra Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024 với chủ đề “Phát triển Công trình xanh, chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn”. Sự kiện do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức…

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực về phát triển đô thị thông minh bền vững

Ngày 4/10, tại Đà Nẵng, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Xây dựng TP Đà Nẵng tổ chức triển khai khóa Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án Thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng với 120 cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các Sở ngành, thành phố, huyện trực thuộc TP Đà Nẵng tham dự.

Phát triển nhà ở, bất động sản theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng

Nằm trong chuỗi sự kiện Tuần lễ Công trình xanh 2024, sáng 3/10, tại Cung triển lãm Kiến trúc, Quy hoạch Xây dựng Quốc gia đã diễn ra Lễ khai mạc Hội thảo & Triển lãm Tuần lễ Công trình xanh năm 2024 – Phiên Hội thảo chuyên đề 1 với chủ đề: “Phát triển nhà ở, bất động sản theo hướng xanh, tiết kiệm năng lượng”. Hội thảo do Viện Kiến trúc Quốc gia phối hợp với Cục Quản lý nhà và thị trường bất động sản (Bộ Xây dựng) chủ trì.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi