Tạp chí Kiến trúc Việt Nam phát hành Online số 252

Tạp chí Kiến trúc Việt Nam phát hành Online số 252

(Vietnamarchi) - KTVN 252
10:02, 10/10/2024

Bạn đọc thân mến!

Cùng với những cảm xúc của những ngày thu tháng 10, năm nay Hà Nội tưng bừng chào đón kỷ niệm 70 năm Giải phóng Thủ đô. 70 năm một chặng đường, kể từ ngày 5 cửa ô đoàn quân náo nức trở về tiếp quản Thủ đô, Hà Nội bắt đầu vào công cuộc xây dựng, đổi mới và phát triển mạnh mẽ. 

Ngày hôm nay, dẫu rằng Hà Nội chưa có những công trình thật hoành tráng nhưng lại đi vào ký ức lòng người những giản dị mà sâu lắng từ những góc phố thân quen, những con đường mới mở, những khu đô thị mới hiện đại tràn đầy sức sống ... 

Nhân dịp Hà Nội chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam thực hiện chuyên đề “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)”. Chuyên đề đã nhận được sự tham gia tâm huyết của nhiều nhà quản lý, nhà nghiên cứu với những góc nhìn sâu sắc về kiến trúc, đô thị Hà Nội trong các góc độ: lịch sử; bản sắc - di sản - kiến trúc đô thị, cảnh quan; bảo tồn phố cổ, phố cũ; cải tạo chung cư cũ; phát triển công trình xanh; những mong ước cho một Hồ Tây xanh hay vấn đề mới về một Thủ đô có rừng. 

Cũng trong số này, Kiến trúc Việt Nam trân trọng gửi tới bạn đọc một góc nhìn nghiên cứu khá công phu của TS.KTS Hoàng ngọc Hoa với Chủ đề: Tái dựng mô hình cấu trúc tư duy từ cận cư trú huyết tộc đến bán cư trú đa thị tộc theo cụm hang động mái đá kích thước nhỏ trong mạng thềm theo sông suối thượng nguồn vùng trũng sơn khối đá vôi cuối thế canh tân tại vùng đất Việt Nam. 

Mục sáng tác Kiến trúc với những không gian chữ Z độc đáo, những không gian đọc xanh trong thị trấn nhỏ hay không gian quán Cafe hiện đại trong lòng di sản. Mục Nghiên cứu khoa học số này đặc biệt với nghiên cứu về thiết kế môi trường ở tạo giải pháp kiến trúc an ninh cho phòng giao dịch ngân hàng; Và cuối cùng là mục Nhìn ra thế giới với công trình thể thao bền vững - Trung tâm Thể thao dưới nước Paris. 

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM

Đường link xem tạp chí online: https://vietnamarchi.vn/tap-chi-kien-truc-viet-nam-so-252-2011.html

Pháp lý xây dựng

Khả năng phát huy các giá trị truyền thống: Nhìn từ những thành công của kiến trúc Việt Nam sau Đổi mới

Trong bối cảnh toàn cầu hoá, cọ sát cạnh tranh của các luồng tư tưởng văn hoá là điều không thể tránh khỏi, đặc biệt ở các nước đang phát triển. Kiến trúc luôn bị đặt giữa một nan đề giữa việc biểu đạt tinh thần quốc tế/thời đại và tinh thần địa phương/ lịch sử. Bài báo phân tích và đánh giá các nỗ lực của các kiến trúc sư Việt nam sau năm 1986 trong việc khai thác và kế thừa các giá trị lịch sử truyền thống trong bối cảnh hiện nay.

Tổng quan về kiến trúc cổ truyền Việt Nam

Việt Nam là quốc gia đa dân tộc và cũng đa dạng về vùng miền, môi trường tự nhiên. Quá trình hình thành và phát triển kiến trúc cổ truyền Việt Nam gắn liền với lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta. Đó là một giai đoạn lịch sử dài hàng nghìn năm đấu tranh, chống chọi với cả thiên nhiên và giặc ngoại xâm để tồn tại và xây dựng, gìn giữ bản sắc văn hóa, văn minh của dân tộc. Kiến trúc cổ truyền ở Việt Nam phong phú, đa dạng về loại hình, từ kiến trúc cung đình, kiến trúc tôn giáo, tín ngưỡng đến các công trình kiến trúc công cộng, dân gian truyền thống nhưng không có sự khác biệt nhiều về kết cấu.

Bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống trong phát triển kiến trúc Việt Nam

Kiến trúc truyền thống là sản phẩm văn hóa vật chất biểu hiện rõ nét các yếu tố được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, được tạo dựng theo tập quán, kinh nghiệm nhiều đời theo cách kế thừa biện chứng. Việc tiếp nối nghiên cứu, từ nhận diện, đánh giá, bảo tồn các giá trị kiến trúc truyền thống Việt Nam tới phát huy những giá trị ấy trong phát triển kiến trúc Việt Nam đương đại, đặt trong bối cảnh phát triển - hội nhập là hết sức cần thiết.

TP.HCM: Đề xuất "siêu đề án" chỉnh trang đô thị

Xây dựng đề án để di dời gần 46.500 căn nhà trên và ven sông, kênh rạch trên địa bàn TP.HCM là đòi hỏi cấp bách từ thực tế.

Sài Gòn đô thị và những ngành dịch vụ tiên khởi

Thử ngược dòng lịch sử để nhận ra một số ngành dịch vụ tiên khởi khi Sài Gòn chuyển mình từ thành thị phong kiến sang đô hội tân tiến. Sáu ngành dịch vụ: kinh doanh cảng, sửa chữa tàu, vận tải, viễn thông, ngoại thương và tài chính quốc tế đã tiên phong tận dụng vị trí đắc địa và ưu thế sông biển.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi