Tăng cường chuyển đổi số trong quản lý phát triển đô thị thông minh
Về thành tựu trong phát triển đô thị Việt Nam sau 35 năm đổi mới, Nghị quyết đã tổng kết: Không gian đô thị được mở rộng; hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kinh tế - xã hội được quan tâm đầu tư theo hướng ngày càng đồng bộ và hiệu quả hơn; chất lượng sống của cư dân đô thị từng bước được nâng cao. Đô thị hoá và phát triển đô thị trở thành động lực quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Kinh tế khu vực đô thị tăng trưởng ở mức cao, đóng góp khoảng 70% GDP cả nước. Bước đầu đã hình thành cực tăng trưởng kinh tế và trung tâm đổi mới sáng tạo; khoa học, công nghệ; giáo dục, đào tạo tại các đô thị lớn, nhất là tại Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Đến tháng 9/2023, toàn quốc có 902 đô thị, trong đó có 02 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 35 đô thị loại II, 46 đô thị loại III, 94 đô thị loại IV. Tỷ lệ đô thị hóa cả nước ước đạt trên 42,6%.
Cho đến thời điểm hiện nay, hầu hết các địa phương đã tích cực xây dựng và ban hành Chương trình/Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết số 06-NQ/TW (60/63 địa phương, còn 3 địa phương đã dự thảo và trình tỉnh/thành uỷ). Qua đánh giá chung cho thấy, nội dung Chương trình/Kế hoạch hành động triển khai Nghị quyết 06-NQ/TW của các địa phương đã thể hiện được nhận thức của các cấp uỷ đảng, chính quyền về vai trò, vị trí, tầm quan trọng đến sự cần thiết phải đô thị hoá và phát triển đô thị nhanh và bền vững, coi đó là những nhiệm vụ cấp bách, trọng tâm; đã thể hiện cơ bản đầy đủ các nhiệm vụ, giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy và chính quyền địa phương đối với việc xây dựng và thực hiện chương trình phát triển đô thị, chỉnh trang, tái thiết đô thị và phát triển kinh tế khu vực đô thị; các giải pháp phát triển của địa phương thống nhất trong công tác chỉ đạo các cấp, các ngành tổ chức quán triệt sâu rộng các nội dung và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết số 06-NQ/TW.
Nằm trong chuỗi sự kiện chào mừng ngày đô thị Việt Nam, tại Hội thảo chuyên đề 2 về: Chuyển đổi số trong phát triển đô thị, Ông Lưu Đức Minh - Phó Giám đốc Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị, Giám đốc Dự án Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam – Hàn quốc về đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng (VKC) đã có bài tham luận hữu ích về: “Chuyển đổi số quản lý quy hoạch và phát triển đô thị ngành xây dựng tại địa phương”. Bài tham luận khẳng định: Về định hướng phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018: Đề án “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 950). Đề án đã nêu một số quan điểm và nguyên tắc về chuyển đổi số trong quản lý phát triển đô thị là một nội dung quan trọng của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4, sử dụng các phương tiện hỗ trợ công nghệ thông tin truyền thông (ICT) và các phương tiện khác ... nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, năng lượng và các nguồn lực phát triển, cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường sống đô thị, kích thích tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội. Lấy người dân làm trung tâm..., góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và các Mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam.... Đảm bảo tính thống nhất, tối ưu hóa cơ sở hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng ICT hiện có dựa trên Khung tham chiếu ICT phát triển ĐTTM, các quy chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật để đảm bảo khả năng tương tác, hoạt động đồng bộ của ĐTTM cũng như giữa các đô thị thông minh; sử dụng các chỉ số chính đánh giá về hiệu quả hoạt động (KPI) cho đô thị thông minh.
Ông Park Jae Huyn – Viện Kỹ thuật công nghệ xây dựng Hàn Quốc (KICT) – Giám đốc phía Hàn Quốc của Dự án Thành lập Trung tâm hợp tác Việt Nam – Hàn quốc về đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng (VKC) trao đổi: Việt Nam hiện nay cần có mô hình phát triển đô thị thông minh để tham khảo nhưng không thể có một mô hình chuẩn. Cần tập trung vào vấn đề quy hoạch đô thị và công nghệ số. Chúng ta cần có kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng đồng bộ, xây dựng đô thị nén để giảm thiểu chi phí vận hành đô thị. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng để đem lại cuộc sống hạnh phúc cho người dân.
Cùng với sự phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông, nhiều nước trên thế giới đã thành công khi xây dựng mô hình đô thị thông minh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện chất lượng phục vụ của chính quyền thành phố, giảm tiêu thụ năng lượng, tăng cường quản lý hiệu quả các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ở Việt Nam, phát triển đô thị thông minh chính là một trong những động lực quan trọng để thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, có thu nhập cao vào năm 2045. Về định hướng phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 950/QĐ-TTg ngày 01/8/2018: Đề án “Phát triển đô thị thông minh bền vững Việt Nam giai đoạn 2018 - 2025 và định hướng đến năm 2030” (gọi tắt là Đề án 950) nhằm đóng góp vào việc triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quốc gia thông qua phát triển đô thị thông minh bền vững ở Việt Nam hướng tới tăng trưởng xanh, phát triển bền vững, khai thác, phát huy các tiềm năng và lợi thế, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực; khai thác tối ưu tài nguyên, con người, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng thời đảm bảo tạo điều kiện đối với các tổ chức, cá nhân, người dân tham gia hiệu quả nghiên cứu, đầu tư xây dựng, quản lý phát triển đô thị thông minh.
Chuyển đổi số liên tục có những đổi mới, chúng ta cần hướng tới tìm phương thức, cách thức để nâng cao hiệu quả chuyển đổi số trong phát triển đô thị. Trách nhiệm của chúng ta thoả mãn cách thức sinh hoạt của ng dân, đưa công nghệ số vào vận hành ngày một tốt hơn. Đặc biệt là thúc đẩy việc ứng dụng công nghệ số vào phát triển đô thị của nước ta hiện nay. Cần xây dựng cơ sở dữ liệu về quy hoạch đô thị. Quy hoạch đô thị (QHC/ phân khu/ chi tiết) được lập, thẩm định trên nền tảng hệ thống cơ sở dữ liệu đô thị được số hóa; được hỗ trợ bởi các công cụ phân tích dữ liệu đa chỉ tiêu, công cụ dự báo, các phần mềm hỗ trợ ra quyết định quy hoạch. Các nội dung quy hoạch/ kế hoạch khác nhau được kết nối liên thông đồng bộ trong khi lập cũng như khi thực hiện quy hoạch. Các điều chỉnh QH/ kế hoạch được cập nhật đồng bộ lên quy hoạch chung đô thị đã được duyệt. Tra cứu, tìm hiểu thông tin quy hoạch đô thị thuận tiện hơn. Cần học tập kinh nghiệm của các quốc gia phát triển để vận dụng vào Việt Nam. Mỗi ngành đều có ứng dụng chuyển đổi số theo trục riêng của ngành đó. Những dữ liệu dùng chung sẽ được chia sẻ. Để phát triển bền vững, các nghiệp vụ quản lý nhà nước phải gắn với chuyển đổi số qua các phân hệ đi theo từng lĩnh vực chuyên ngành.
Chỉ số cấp tỉnh đánh giá mức độ chuyển đổi số dựa trên 3 trụ cột là chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, đạt mức trung bình là 0,3 trên thang điểm tuyệt đối là 1. Trong 3 trụ cột nêu trên, trụ cột chính quyền số có chỉ số trung bình cao hơn so với trụ cột kinh tế số và xã hội số, do kế thừa những kết quả của tiến trình phát triển Chính phủ điện tử.
Nghiên cứu và thực tiễn cho thấy, để phát triển và hình thành những đô thị thông minh trước hết phải thực hiện chuyển đổi số đồng bộ, toàn diện trong các lĩnh vực, trong đó cần chú trọng hàng đầu đến chuyển đổi số trong quản lý đô thị.
Ý kiến của bạn