Tận dụng bã cà phê để gia tăng đáng kể độ cứng của bê tông

Tận dụng bã cà phê để gia tăng đáng kể độ cứng của bê tông

Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học RMIT (Australia) vừa công bố phát hiện mới, theo đó bã cà phê đã qua sử dụng có thể được tận dụng để gia tăng đáng kể độ cứng của bê tông, đồng thời hứa hẹn giảm sự thiếu hụt vật liệu do nhu cầu xây dựng toàn cầu tăng cao thời gian gần đây.
15:33, 27/09/2023

Theo nghiên cứu, nhân loại sản xuất khoảng 4,4 tỷ tấn bê tông/năm. Quá trình này tiêu thụ khoảng 8 tỷ tấn cát (trong số 40 - 50 tỷ tấn được sử dụng hằng năm), là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng vật liệu xây dựng trong những năm gần đây.

Cùng khoảng thời gian trên, con người đã tạo ra khoảng 10 tỷ kg bã cà phê. Theo các nhà nghiên cứu tại trường RMIT, vật liệu này có thể được sử dụng làm chất thay thế silica (cát) trong quy trình sản xuất bê tông. Khi được trộn với tỷ lệ thích hợp sẽ mang lại liên kết hóa học mạnh hơn đáng kể so với cát đơn thuần.

Tiến sĩ Rajeev Roychand tại trường RMIT, tác giả chính của công trình nghiên cứu, cho biết, việc có thể tận dụng bã cà phê còn đóng góp quan trọng vào việc ngăn chặn khai thác cát quá mức, cũng như các nỗ lực ứng phó biến đổi khí hậu. Việc xử lý chất thải hữu cơ đặt ra một thách thức về môi trường vì nó thải ra một lượng lớn khí nhà kính bao gồm metan và CO2.

Nhà khoa học này cũng lưu ý, chỉ riêng Australia mỗi năm đã thải ra khoảng 75 triệu kg bã cà phê, hầu hết đều bị chôn lấp. Khi phân hủy, chất thải này sẽ tạo ra một lượng lớn khí metan, là loại khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp 21 lần so với CO2.

Dĩ nhiên, bã cà phê không thể đơn giản được trộn thẳng trong nguyên liệu thô với bê tông tiêu chuẩn vì chúng sẽ không liên kết với các vật liệu khác do hàm lượng hữu cơ.

Thay vào đó, chúng phải được nhiệt phân ở nhiệt độ khoảng 350°C và 500°C, sau đó mới thay thế theo tỷ lệ từ 5% tới 20% (theo thể tích) trong hỗn hợp bê tông tiêu chuẩn. Nhóm nghiên cứu phát hiện, ở mức nhiệt độ hoàn hảo 350°C, bã cà phê có thể tăng cường độ cứng của bê tông tổng hợp tới 29,3%.

ximang.vn

Pháp lý xây dựng

Kính tấm lớn – Cánh cửa kết nối kiến trúc và thiên nhiên tại đô thị ven biển

Với vị trí giao hòa giữa đất liền và biển cả, các công trình kiến trúc tại đô thị ven biển thường được thiết kế để tận dụng tối đa tầm nhìn và ánh sáng tự nhiên. Kính mặt dựng lớn chính là giải pháp hoàn hảo để đáp ứng yêu cầu này. Nhờ khả năng trong suốt, kính giúp mở rộng không gian sống, kết nối con người với thiên nhiên, mang đến cảm giác thư thái và thoải mái.

Giải pháp thiết kế vỏ bao che nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng cho văn phòng cao tầng

Vừa qua, tại Hội thảo "Phát triển Kiến trúc xanh tại các đô thị ven biển" do Viện Kiến trúc Quốc gia (VIAr) tổ chức ở TP. Đà Nẵng, ThS.KTS. Lương Xuân Hiếu - Đại học Duy Tân Đà Nẵng đã có bài tham luận trình bày về chủ đề "Giải pháp thiết kế vỏ bao che nhằm nâng cao hiệu quả năng lượng cho văn phòng cao tầng". Tạp chí điện tử Kiến trúc Việt Nam trân trọng giới thiệu tới bạn đọc!

Áp dụng công nghệ mới trong lĩnh vực thông tin địa lý

Mới đây, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị người dùng GIS Esri Việt Nam 2024. Đây là diễn đàn để giới thiệu và cập nhật những công nghệ hệ thống thông tin địa lý (GIS) mới nhất như: bản sao song sinh số (Digital Twin), trí tuệ nhân tạo (AI), IoT,…

Cách xác định chi phí cấp mỏ, khai khác vật liệu xây dựng theo cơ chế đặc thù

Bộ Xây dựng vừa có công văn 5165/BXD-KTXD gửi Bộ Giao thông vận tải và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc xác định chi phí có liên quan đến cấp mỏ và khai khác vật liệu xây dựng theo cơ chế đặc thù.

Bắc Giang: Ban hành Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường năm 2024

Mới đây, UBND tỉnh Bắc Giang đã phê duyệt Quyết định số 823/QĐ-UBND, ban hành Kế hoạch đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2024.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi