Tái chế vật liệu gỗ trong nội thất - Xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

Tái chế vật liệu gỗ trong nội thất - Xu hướng tất yếu để phát triển bền vững

(Vietnamarchi) - Hiện nay, gỗ được xem là vật liệu xây dựng thông dụng nhất nhờ tính linh hoạt trong quy trình xử lý, được ứng dụng nhiều trong đồ đạc, các bộ phận cấu thành không gian nội thất nhà ở. Do đó, lượng phế thải gỗ từ các công trình xây dựng đều rất lớn và nếu chúng ta không tận dụng được nguồn phế thải này sẽ gây lãng phí nguồn tài nguyên gỗ cũng như tăng thêm áp lực lên hệ sinh thái khi gỗ bị khái thác quá mức.
10:32, 25/01/2024

Tái chế gỗ trong nội thất
Việc sử dụng gỗ tự nhiên nhằm đáp ứng nhu cầy xây dựng, sản xuất đồ nội thất, công trình kiến trúc cùng những ứng dụng khác đã và đang khiến nguồn gỗ hiện nay đối mặt với nhiều áp lực từ sự suy thoái của rừng và biến đổi khí hậu. 
Mặc dù là vật liệu tái tạo, tuy nhiên để sử dụng được gỗ nhằm ứng dụng vào các thiết kế công trình trong đó có thiết kế nội thất cần phải tốn rất nhiều thời gian để một cây phát triển đầy đủ. Trong đó, trung bình cây sinh trưởng trong môi trường tự nhiên có thể khai thác gỗ trong khoảng 50 – 70 năm sẽ cho ra chất lượng gỗ tốt nhất, còn đối với rừng trồng phục vụ cho sản xuất thường mất khoảng 15 - 30 năm mới có thể khai thác. Đặc biệt, với nhu cầu sử dụng gỗ hiếm, gỗ chất lượng cao ngày một gia tăng, hiện có khoảng 10% các loài cây đang có nguy cơ bị đe dọa như: Gỗ gụ và một số loại gỗ óc chó.
Trước thực trạng trên, để hướng tới phát triển bền vững, hiện nay việc tái sử dụng gỗ được xem là giải pháp quan trọng việc thúc đẩy bền vững môi trường và sử dụng tài nguyên một cách hiệu quả.
Xu hướng chế vật liệu gỗ trong nội thất hiện nay
Việc tái sử dụng gỗ và mang lại cho gỗ một sức sống mới bằng cách tái chế nó thành một thiết kế mới sẽ mang lại nhiều lợi ích và tạo nên một loại đồ nội thất chất lượng cho không gian sống. Vì vậy, hiện nay khi thế giới đang cố gắng giảm lượng khí thải carbon, người tiêu dùng cũng dần có ý thức bảo vệ môi trường khi tìm kiếm các lựa chọn thân thiện với môi trường. Sự xuất hiện của đồ nội thất bằng gỗ tái chế ngày càng phổ biến và thông dụng hơn. Hiệu quả của gỗ tái sử dụng trên thế giới được biết đến nhiều nhất thông qua các chương trình về nhà ở, chúng hướng đến tính lan tỏa cộng đồng và mang nhiều ngôn ngữ, thông điệp truyền tải ý thức bảo vệ môi trường sống.

Quá trình chế biến gỗ phế thải thành các sản phẩm mới (tái chế gỗ) ban đầu phổ biến ở các nước như Úc và New Zealand. Đến nay, việc tái chế gỗ đã được nhân rộng ra nhiều nước trên thế giới. Tại Mỹ, theo số lượng thống kê của Chính phủ nước này, có khoảng 70 triệu tấn gỗ được chuyển tới các bãi chôn lấp hàng năm ở đất nước này, khoảng 30 triệu tấn gỗ có thể tái sử dụng. Gỗ đã qua sử dụng, thay vì làm củi đốt như trước đây, giờ sẽ được tái chế thành đồ trang trí hay đồ chơi và nhiều đồ gia dụng khác.

Những năm gần đây, tại Brazil xuất hiện nhiều công trình sử dụng vật liệu tái chế một cách hiệu quả. Những dự án này đã góp phần giảm thiểu chất thải ra môi trường, trong đó, tiêu biểu là dự án Hanging House ở Sao Paulo – công trình được làm từ 80% vật liệu tái chế với tiêu chí hòa hợp với hệ sinh thái bản địa nhưng vẫn đảm bảo tính bền vững.

Đối với Việt Nam, việc tái chế gỗ trong kiến trúc đặc biệt là nội thất cũng dần được quan tâm, ban đầu xuất phát điểm từ việc tái chế chi phí đầu tư trong quá trình xây dựng. Với sự sáng tạo, óc thẩm mỹ của các kiến trúc sư, tại Việt Nam cũng đã có những công trình nhà ở cho thấy rõ hiệu quả của gỗ tái sử dụng.

Hiệu quả sử dụng gỗ tái chế trong thiết kế nội thất

Dưới đây là một số ảnh hưởng tích cực của sử dụng gỗ tái chế trong các thiết kế nội thất:

Bảo vệ tài nguyên thiên nhiên

Đồ nội thất bằng gỗ tái chế giúp bảo tồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách giảm nhu cầu khai thác gỗ mới. Do đó, sẽ không phải chặt nhiều cây hơn để làm đồ nội thất, giúp cây có nhiều thời gian phát triển hơn.

Giảm phát thải khí nhà kính

Sản xuất gỗ tươi thải ra carbon ở nhiều giai đoạn. Cây cối bị đốn hạ bằng khí đốt hoặc điện. Sau đó, các khúc gỗ phải được vận chuyển trước khi được xẻ thành các tấm ván có thể sử dụng được. Khi một sản phẩm đến tay người tiêu dùng cuối cùng, nó sẽ tạo ra đủ lượng carbon trong quá trình vận chuyển và sản xuất giống như bất kỳ sản phẩm kim loại hoặc thép nào gây hại cho môi trường. Việc sử dụng các sản phẩm gỗ tái chế sử dụng ít năng lượng và tài nguyên hơn nên có thể giảm lượng khí nhà kính ra môi trường.

Tạo ra những món đồ độc nhất vô nhị

Đồ nội thất được sản xuất hàng loạt có thể hết hàng, chỉ cần được sản xuất lại theo các thông số kỹ thuật cứng nhắc và được bổ sung lại trông giống hệt như cũ. Tuy nhiên, với đồ nội thất bằng gỗ tái chế không chỉ là phiên bản giới hạn mà còn độc đáo 100%. Những đường vân tự nhiên và vẻ ngoài bị phong hóa của đồ nội thất tái chế không phải được sản xuất trong nhà máy mà là kết quả của việc gỗ được sử dụng trong nhiều năm. Điều này không chỉ tạo ra phong cách patina phổ biến mà còn làm tăng cá tính đích thực của một món đồ nội thất.

Các công trình tiêu biểu ứng dụng vật liệu tái chế, vật liệu cũ                                            

Chi phí sản xuất thấp

Gỗ tái chế có ưu điểm là độ ẩm ít hơn, chỉ khoảng 20%, so với gỗ nguyên sinh là khoảng 60% đến 70%. Độ ẩm thấp hơn cũng có nghĩa là độ bền sản phẩm cao hơn. Với việc tái chế gỗ, chúng ta có thể giảm chi phí nguyên liệu thô cũng như chi phí vận hành.

Nguyên tắc tái sử dụng gỗ trong thiết kế nội thất

Muốn đưa được gỗ tái sử dụng hòa nhập vào toàn bộ chu kỳ vòng đời của sản phẩm cần được thực hiện theo những nguyên tắc, quy phạm sau:

Ít dùng các nguyên vật liệu gỗ hiếm, dùng nhiều loại gỗ phế liệu, vật liệu gỗ thừa, vật liệu gỗ thu hồi làm nguyên vật liệu;

Sử dụng những vật liệu gỗ có tính tương hợp, thích ứng cùng nhau, tránh dùng  những loại gỗ có tính khó thu hồi hoặc không thể thu hồi xử lý;

Đơn giản hóa kết cấu của sản phẩm, đề xướng nguyên tắc đơn giản và đẹp;

Sử dụng các sản phẩm được module hóa, khi đó các sản phẩm là do các module công năng tổ hợp thành, vừa có lợi cho lắp ráp, tháo dỡ, thuận tiện cho quá trình xử lý sau khi hư hỏng;

Tối ưu hóa việc thu hồi tái sử dụng nguyên vật liệu, các chi tiết cấu thành sản phẩm;

Giảm thiểu rác thải gỗ, gây ô nhiễm trong quá trình sản xuất và sử dụng sản phẩm, lựa chọn kỹ thuật sản xuất sạch.

Việt Nam hiện có trên 300 làng nghề chế biến gỗ. Hằng năm, các làng nghề sử dụng khoảng 350.000 - 500.000 m khối gỗ. Lượng gỗ thải ra môi trường từ các làng nghề là vô cùng lớn. Bởi vậy việc sử dụng các sản phẩm gỗ tái chế có đóng góp lớn trong bảo vệ môi trường cũng như duy trì sự cân bằng sinh thái.

Pháp lý xây dựng

Nhà phân phối Sơn tàu biển Thế Hệ Mới tiên phong tại Quảng Ninh

Gia nhập thị trường sơn tàu biển từ năm 2014, Nhà phân phối Sơn tàu biển Thế Hệ Mới cấp 01 tại TP. Hạ Long, Quảng Ninh đã có những bước đột phá về công nghệ, khả năng chống ăn mòn cho các phương tiện hàng hải… Chất lượng và uy tín của dòng sản phẩm Sơn tàu biển Thế Hệ Mới đang được đông đảo người tiêu dùng, doanh nghiệp trong ngành hàng hải tin tưởng và sử dụng ngày càng phổ biến.

Nghiên cứu sản xuất vữa cường độ cao từ các nguồn vật liệu địa phương

Nghiên cứu này đánh giá khả năng sử dụng tro bay là chất thải rắn được lấy từ nhà máy Nhiệt điện Nghi Sơn 1 tại Thanh Hóa trong sản xuất vữa cường độ cao. 5 mẫu vữa được thiết kế với tỷ lệ nước/chất kết dính bằng 0,16 và sử dụng tro bay thay thế 0%, 15%, 30%, 45% và 60% xi măng theo khối lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sử dụng tro bay góp phần làm tăng độ chảy xòe, giảm khối lượng thể tích của vữa tươi, và giảm độ co ngót.

Thép nội địa tiếp tục điều chỉnh giảm giá thành

Bước sang tháng 7/2024, thị trường thép ghi nhận 02 đợt giảm giá thép liên tiếp, nhiều chuyên gia cho rằng, đây là tín hiệu cho thấy thị trường thép trong thời gian tới sẽ có nhiều đợt biến động về giá do ảnh hưởng của giá phôi thép và chi phí nguyên vật liệu thay đổi.

Một số điều cần lưu ý khi tự sửa nhà

Sửa nhà mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng vì có thể tác động đến nhiều khía cạnh của cuộc sống cá nhân và gia đình. Đặc biệt, sửa nhà là một công việc đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận và có chuyên môn, tuy nhiên đã có nhiều trường hợp vì muốn tiết kiệm chi phí mà chủ nhà tự sửa chữa dẫn đến những sai lầm đáng tiếc.

Thị trường xi măng ảm đạm, đâu là lời giải?

Hiệp hội xi măng Việt Nam cho biết, tổng sản lượng sản xuất xi măng 6 tháng đầu năm 2024 ước đạt 44 triệu tấn, tương đương cùng kỳ. Hiện các nhà máy chỉ chạy 70 - 75% tổng công suất thiết kế, tồn kho lũy kế tới 5 triệu tấn. Thị trường tiêu dùng xi măng ảm đạm, trong khi tổng công suất thiết kế của ngành Xi măng quá lớn, một số dây chuyền đã đầu tư xong nhưng chưa thể đưa vào vận hành vì không tiêu thụ được sản phẩm. Khó chồng khó, vậy đâu là lời giải?

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi