Siêu dự án cảng Liên Chiểu có thể chậm tiến độ vì thiếu nguồn vật liệu

Siêu dự án cảng Liên Chiểu có thể chậm tiến độ vì thiếu nguồn vật liệu

(Vietnamarchi) - Trước nhu cầu cấp thiết về nguồn vật liệu để xây dựng siêu dự án cảng Liên Chiểu, Ban quản lý dự án đầu tư cơ sở hạ tầng ưu tiên Đà Nẵng (Ban quản lý dự án) đề nghị thành phố sớm cấp phép mới, gia hạn, nâng cấp trữ lượng và nâng công suất các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn nhằm đảm bảo nguồn vật liệu cung cấp cho Dự án, đáp ứng tiến độ và giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2024 đã bố trí cho Dự án.
10:13, 04/03/2024
Đến giữa tháng 2/2024, khối lượng thi công Gói thầu xây lắp của Dự án Cảng Liên Chiểu đạt khoảng 530 tỷ đồng, tương ứng 20,2% (Ảnh: Báo Đấu thầu)

Nhiều rào cản đối với tiến độ dự án

Mới đây ông Lê Thành Hưng - Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư hạ tầng cơ sở ưu tiên thành phố Đà Nẵng (chủ đầu tư) đã có báo cáo gửi thành phố về tiến độ triển khai Dự án cảng Liên Chiểu đến tháng 02/2024.

Được biết, dự án bến Cảng Liên Chiểu - phần cơ sở hạ tầng dùng chung được khởi công vào ngày 14/12/2022, sau hơn 1 năm thi công khẩn trương, dự án này đã dần hình thành. Theo đó, dự án cảng Liên Chiểu đến nay đã giải ngân hơn 1.248 tỷ đồng, đạt 36,44% tổng mức đầu tư. Trong đó, gói thầu thi công xây dựng công trình đạt khoảng 530/2.630 tỷ đồng (tương ứng với 20,2% khối lượng).

Tuy vậy, khó khăn hiện nay là nguồn vật liệu đá hộc các loại trên địa bàn Đà Nẵng khan hiếm do các mỏ chưa được nâng công suất khai thác, ảnh hưởng đến tiến độ thi công hoàn thiện và bảo vệ nền đường giao thông.

Mặc dù trước đó, ngày 12/10/2023, UBND thành phố Đà Nẵng có Công văn số 5577/UBND-ĐTĐT cho phép các mỏ khai thác khoáng sản còn trữ lượng được nâng công suất khai thác theo đúng quy định hiện hành để đảm bảo nhu cầu hiện nay của thành phố.

Cuối tháng 10/2023, Chủ đầu tư Dự án Cảng Liên Chiểu có báo cáo về nhu cầu vật liệu xây dựng cần thiết dự kiến cần cung cấp cho các công trình (trong đó có cảng Liên Chiểu) đến Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng tổng hợp, báo cáo UBND thành phố Đà Nẵng quyết định. Trong đó có nội dung quan tâm xem xét các điều kiện liên quan của mỏ đá Trường Bản và nâng công suất khai thác từ 200 nghìn m3/năm lên 360 nghìn m3/năm để phục vụ Dự án Cảng Liên Chiểu cũng như các công trình trọng điểm khác. Đồng thời, đề xuất gia hạn khai thác từ 31/12/2025 đến 31/12/2030.

Đến tháng 11/2023, Ban quản lý dự án có Công văn đề nghị nâng công suất mỏ đá sử dụng cho Dự án đầu tư xây dựng bến cảng Liên Chiểu - Phần cơ sở hạ tầng dùng chung, trong đó đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường quan tâm xem xét các điều kiện liên quan của mỏ đá Trường Bản theo quy định hiện hành về nâng công suất khai thác, hỗ trợ nguồn vật liệu thi công, cung cấp cho Dự án cảng Liên Chiểu nhằm đẩy nhanh tiến độ và gia cố bảo vệ các hạng mục công trình đã thực hiện, nhất là trong mùa mưa bão.

Cuối tháng 12/2023, UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức cuộc họp về lĩnh vực tài nguyên và môi trường, trong đó có nội dung liên quan đến việc cấp phép mới, gia hạn, nâng trữ lượng và nâng công suất các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn.

Dù vậy, đến nay các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn vẫn chưa được cấp phép gia hạn, nâng cấp trữ lượng và công suất. Trong khi nhu cầu đá xây dựng phục vụ thi công dự án Bến cảng Liên Chiểu (phần cơ sở hạ tầng dùng chung) là rất lớn với tổng trữ lượng 2,379 triệu m3, trong đó, năm 2023 cần 1,189 triệu m3, năm 2024 cần 713.812 m3 và năm 2025 cần 475.875 m3.

Nguồn vật liệu hiện là nỗi lo lớn nhất của dự án cảng Liên Chiểu

Thời gian qua, Đà Nẵng có 2 mỏ đá Trường Bản (xã Hòa Sơn) và Sơn Phước (xã Hòa Ninh) được thăm dò nâng trữ lượng và được UBND thành phố phê duyệt trữ lượng đá xây dựng và khoáng sản đi kèm.

Đồng thời, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng đã đề xuất UBND thành phố Đà Nẵng cho phép một số mỏ đá vừa có trữ lượng còn lại lớn như các mỏ đá: Hố Bạc 3 (Phước Thuận, Phước Nhân) được nâng công suất khai thác, tối đa là 200.000 m3/năm. Tuy nhiên, nhu cầu về đất, đá làm vật liệu để phục vụ tại các dự án trọng điểm, động lực của thành phố vẫn rất lớn. Dù UBND thành phố Đà Nẵng đã quan tâm, tháo gỡ kịp thời để bảo đảm nguồn đá phục vụ thi công dự án. Tuy nhiên, nguồn vật liệu hiện vẫn là khó khăn lớn nhất. Bên cạnh đó, Ban quản lý dự án vẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm các nguồn vật liệu ở các tỉnh lân cận như Quảng Nam, Quảng Ngãi, Thừa Thiên Huế để đảm bảo nguồn vật liệu cung cấp cho dự án.  

Sớm nâng công suất các mỏ nhằm đảm bảo nguồn vật liệu thi công

Trước khó khăn nêu trên, chủ đầu tư cho biết, năm 2024, Dự án Cảng Liên Chiểu được bố trí vốn theo kế hoạch là 840 tỷ đồng. Nếu nguồn vật liệu không đáp ứng sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân và tiến độ dự án.

Để đảm bảo tiến độ, Ban quản lý dự án đề nghị thành phố sớm cấp phép mới, gia hạn, nâng cấp trữ lượng và nâng công suất các mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn nhằm đảm bảo nguồn vật liệu cung cấp vật liệu cho dự án, đáp ứng tiến độ và giải ngân 100% kế hoạch vốn năm 2024 đã bố trí cho dự án là 840 tỷ đồng.

Đồng thời, đề nghị Sở Tài nguyên và Môi trường quan tâm xem xét các điều kiện liên quan của mỏ đá Trường Bản đúng với quy định hiện hành về nâng công suất khai thác theo ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch thành phố để hỗ trợ nguồn vật liệu thi công, cung cấp cho Dự án Cảng Liên Chiểu nhằm đẩy nhanh tiến độ và gia cố bảo vệ các hạng mục công trình đã thực hiện.

Cảng Liên Chiển - Động lực dài hạn cho Đà Nẵng

Theo quy hoạch, Liên Chiểu là cảng nước sâu loại I, có vị trí quan trọng, là điểm kết nối Hành lang kinh tế Đông – Tây quốc tế, là cửa ngõ miền Trung ra với thế giới.

Dự án Cảng Liên Chiểu có diện tích 450 ha, gồm 8 bến container tiếp nhận tàu 30.000-200.000 DWT; 6 bến tổng hợp tiếp nhận tàu 30.000 - 100.000 DWT; 1.200 m bến thủy nội địa và 6 bến hàng lỏng, khí; công suất khai thác đạt 50 triệu tấn mỗi năm vào năm 2050. Tổng mức đầu tư hơn 3.400 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 khoảng 3.000 tỷ đồng, phần còn lại sử dụng ngân sách địa phương.

Quy hoạch cảng Liên Chiểu

Theo tính toán đến năm 2045, cảng sẽ thông quan khoảng 100 triệu tấn hàng/năm. Sự phát triển của cảng sẽ làm "thế chân kiềng" của thành phố ngày càng bền vững hơn, đó là kinh tế biển cảng – logistics, công nghiệp và dịch vụ.

Dự án khởi công cuối năm 2022, dự kiến hoàn thành cuối năm 2025. Khi cảng Liên Chiểu đi vào khai thác sẽ giảm tải cho cảng Tiên Sa hiện hữu (dự kiến chuyển đổi chuyên phục vụ tàu du lịch), đồng thời giảm áp lực vận tải trong nội đô.

Pháp lý xây dựng

Kiến trúc sư tận mắt chứng kiến 3 khoảnh khắc không thể quên trong ngày 30/4/1975

Ông là người tận mắt chứng kiến cờ giải phóng được kéo lên trên nóc dinh Độc Lập, trực tiếp nghe Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng, nghe nhạc sỹ Trịnh Công Sơn hát “Nối vòng tay lớn” trong ngày lịch sử của đất nước.

Chúc mừng ngày Kiến trúc Việt Nam 27/4

Cách đây đúng 77 năm, ngày 27/4/1948, đã diễn ra Hội nghị thành lập Đoàn Kiến trúc sư Việt Nam, tiền thân của Hội Kiến trúc sư Việt Nam ngày nay. Hội nghị đã vinh dự được Bác Hồ gửi thư động viên. Thư Bác viết chỉ có 150 từ nhưng rất súc tích, sâu sắc, không chỉ có tính thực tiễn mà còn tầm nhìn về tương lai. Bác khẳng định vai trò của kiến trúc trong đời sống xã hội “Trong 4 điều quan trọng cho dân sinh: ở và đi là hai vấn đề cũng cần thiết như ăn và mặc. Vì vậy việc kiến trúc là một việc rất quan hệ”.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh gửi Thư chúc mừng nhân kỷ niệm Ngày Kiến trúc Việt Nam 27/4

Nhân dịp kỷ niệm 77 năm ngày Kiến trúc Việt Nam (27/4/1948-27/4/2025), ngày 24/4/2025, Bộ trưởng Bộ Xây dựng Trần Hồng Minh đã gửi Thư chúc mừng đến toàn thể KTS cả nước. Tạp chí Kiến trúc Việt Nam trân trọng gửi tới các Kiến trúc sư trên cả nước bức thư chúc mừng đầy ý nghĩa này !

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn tiếp Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Algeria - Việt Nam

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn có buổi tiếp, làm việc với Ngài Saleh Djeghloul - Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Algeria - Việt Nam.

Viện Kiến trúc Quốc gia họp bàn hợp tác với Tập đoàn Viện Nghiên cứu Thiết kế Đại học Kiến trúc Đồng Tế (Thượng Hải Trung Quốc)

Ngày 21/04/2025, tại Hà Nội, Viện Kiến trúc Quốc gia (Bộ Xây dựng) đã có buổi họp bàn hợp tác với Tập đoàn Viện Nghiên cứu Thiết kế Đại học Kiến trúc Đồng Tế (Thượng Hải Trung Quốc).

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi