Quy hoạch, hoàn thiện hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM huyện vùng cao Sơn Động

Quy hoạch, hoàn thiện hạ tầng giao thông đáp ứng yêu cầu xây dựng NTM huyện vùng cao Sơn Động

(Vietnamarchi) - Giao thông chưa đồng bộ luôn là cản trở lớn nhất cho sự phát triển kinh tế xã hội của huyện miền núi Sơn Động (Bắc Giang). Giải quyết vấn đề này, địa phương đã huy động mọi nguồn lực phát triển, quy hoạch hạ tầng để giao thông đi trước mở đường tạo đà cho sự phát triển hướng tới xây dựng NTM bền vững.
19:05, 20/07/2024

 

Giao thông luôn phải “đi trước một bước” tạo động lực và cơ hội cho phát triển. Xác định trọng tâm đó, huyện Sơn Động đã tập trung đầu tư hệ thống giao thông nông thôn để khai thác các tiềm năng thế mạnh, thu hút đầu tư phát triển sản xuất công, nông nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế bền vững tiến tới thực hiện và hoàn thành chương trình xây dựng NTM giai đoạn 2021-2025.

Cùng với nỗ lực chung của toàn tỉnh, huyện đã tập trung các nguồn lực đầu tư cải tạo, nâng cấp các tuyến đường giao thông nông thôn theo hướng đồng bộ, hiện đại.

Nâng cấp, mở rộng đường giao thông nông thôn tại huyện Sơn Động (Bắc Giang)

Ông Hoàng Văn Trọng, Chủ tịch UBND huyện Sơn Động chia sẻ: Nhiều năm qua huyện Sơn Động đã được nhà nước quan tâm, đầu tư, tuy nhiên đường xá của Sơn Động vẫn còn nhỏ, hẹp rất khó khăn cho việc phát triển kinh tế của người dân. 

Vì vậy, từ đầu nhiệm kỳ, Đảng ủy, UBND huyện Sơn Động đã xác định quy hoạch và phát triển hệ thống giao thông là ưu tiên hàng đầu để thu hút đầu tư. Tranh thủ nguồn hỗ trợ của Trung ương, tỉnh, huyện Sơn Động ban hành các cơ chế, chính sách phát triển hệ thống giao thông nông thôn gắn với thực hiện chương trình xây dựng NTM theo phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”.

Đặc biệt, giai đoạn 2022 - 2025 huyện ủy, HĐND huyện Sơn Động ban hành nghị quyết hỗ trợ kinh phí nâng cấp, mở rộng tuyến đường xã, thôn, nội đồng với tổng kinh phí hơn 293 tỷ đồng (trong đó ngân sách huyện hơn 264 tỷ đồng, còn lại ngân sách cấp xã và người dân đóng góp).

Hệ thống giao thông nông thôn trên địa bàn huyện Sơn Động đã được đầu tư, nâng cấp và mở rộng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận tiện, phát triển kinh tế.

Nhờ đó thời gian qua nhiều tuyến đường trên địa bàn huyện Sơn Động được mở rộng, mạng lưới đường giao thông nông thôn được đầu tư, nâng cấp, cải tạo, đạt tiêu chuẩn. Đây cũng là điều kiện để tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho người dân.

Những ngày qua, một niềm vui lớn đối với chính quyền và người dân xã An Lạc khi dự án tuyến đường vào khu du lịch sinh thái Khe Đỗ được hoàn thành đưa vào sử dụng, đây là tuyến đường quan trọng kết nối với đường quốc lộ 31, mở ra cơ hội cho địa phương phát triển kinh tế, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.

Bà Nông Thị Dung (Thôn Nà Ó, xã An Lạc, huyện Sơn Động) cho biết:Ngày trước trời mưa là không đi đâu được, nhưng giờ khác nhiều rồi, đường xá mở rộng, đổ bê tông, sạch sẽ. Được nhà nước đâu tư con đường này chúng tôi vui mừng lắm, đi lại rất thuận tiện, buôn bán nông sản được thương lái vào tận vườn thu mua, được giá, đỡ vất vả hơn trước nhiều.

Cùng với khánh thành đường tỉnh 291 đưa vào khai thác, từ năm 2021 đến nay, huyện Sơn Động tiếp tục đầu tư nâng cấp mở rộng nhiều tuyến đườn liên xã từ 3,5 lên 9m cùng hệ thống cầu ngầm đã hoàn thành.

Đơn cử như dự án cải tạo, nâng cấp đường trung tâm xã Tuấn Đạo kết nối với quốc lộ 279 xã Long Sơn; Từ xã An Bá kết nối với đường tỉnh 293 xã Thanh Luận; từ xã Sáo Liêm đi xã Vĩnh An và mới đây Công trình thi công cầu Trại Chùa, Khe Táu vượt sông Lục Nam cũng được khởi công xây dựng, hiện thực hóa ước mơ của người dân địa phương.

Ông Mễ Văn Quang (Thôn Khe Táu, xã Yên Định, Sơn Động) chia sẻ: Được Đảng, Nhà nước quan tâm đầu tư xây dựng cây cầu đã giúp cho đời sống cũng như giao lưu văn hóa xã hội của nhân dân trong xã được thuận lợi hơn. Điều này trước đây chúng tôi không bao giờ mơ đến. Giờ hiện thực rồi, chúng tôi không nói gì thêm nữa, chỉ biết gửi lời cảm ơn đến Đảng, Nhà nước rất nhiều.

Nhờ quy hoạch, phát triển hệ thống giao thông đồng bộ, bộ mặt nông thôn huyện vùng cao Sơn Động ngày càng khởi sắc

Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, chương trình xây dựng NTM huyện Sơn Động đã đạt những kết quả tích cực. 

Đặc biệt phong trào trong hiến đất, tặng cây xây dựng các công trình được nhân dân nhiệt tình hưởng ứng. Như nhân dân xã Dương Hưu đã hiến 63.936m2 đất, trên 14.000 cây keo; tường rào xây 2.220m, mái vảy 48m, nhà bếp 01 nhà để xây dựng tuyến đường giao thông nông thôn trên địa bàn xã Dương Hưu dài gần 6km.

Trong đó tiêu biểu ông Dương Văn Ninh (thôn Đồng Làng), hiến 5.100m đất lâm nghiệp, 2.000 cây keo; ông Hoàng Văn Chiến (Bản thôn Mùng), hiến 4.000m3 đất lâm nghiệp, 1.500 cây keo; ông Chiều Xuân Thán (Bản thôn Mùng), hiến 3.910m đất lâm nghiệp, 1.600 cây keo.

Hạ tầng giao thông được quy hoạch theo hướng thuận lợi cho phát triển kinh tế là đòn bảy quan trọng giúp huyện Sơn Động nhanh chóng thu hẹp khoảng cách vùng miền, phấn đấu đến cuối năm 2024 sẽ có 6 xã về đích NTM và ra khỏi danh sách huyện nghèo của cả nước, trở thành huyện trọng điểm trong phát triển du lịch tâm linh, du lịch sinh thái trọng điểm của tỉnh Bắc Giang.

Pháp lý xây dựng

Thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng rộng 20.000ha

Ngày 4/12/2024, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1511/QĐ-TTg thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng, với tổng diện tích 20.000 ha.

Sự hòa nhập bản địa trong quy hoạch và kiến trúc đô thị thời Pháp thuộc

Khai thác các yếu tố bản địa vào quy hoạch và kiến trúc không phải một xu hướng nhất thời, mà là một phần tất yếu trong quá trình tư duy thiết kế; nên thời nào cũng có, chỉ những phương thức biểu đạt, truyền tải là khác nhau do quan niệm, tư tưởng thiết kế từng thời không giống nhau.

6 nhóm nhiệm vụ trọng tâm để Quy hoạch vùng Tây Nguyên tầm nhìn đến năm 2050

Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 1337/QĐ-TTg ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quy hoạch nông thôn ở Bắc Giang - Cở sở vững chắc xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu

Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục, lâu dài của cả hệ thống chính trị. Trong đó, vấn đề quy hoạch đóng vai trò then chốt, có tác động đến cơ sở vật chất kỹ thuật, diện mạo nông thôn và đời sống nhân dân địa phương.

Giá trị cảnh quan kiến trúc nhà thờ công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền ở đồng bằng Bắc bộ

Theo ghi chép của chính sử, ngay từ năm 1533, Công giáo đã vào đồng bằng Bắc Bộ và vùng đất Quần Anh (Nam Định) là nơi đầu tiên Công giáo có mặt, rồi từ đó lan tỏa ra nhiều làng quê Việt, kéo theo đó là hàng loạt nhà thờ lần lượt được xây dựng lên. Bên cạnh những nhà thờ Công giáo mang đặc trưng phong cách kiến trúc phương Tây thì cũng có nhiều nhà thờ đã có sự kết hợp giữa phong cách kiến trúc phương Tây (ở lớp vỏ bên ngoài) với phong cách kiến trúc cổ truyền (ở bộ khung gỗ bên trong công trình). Niên đại hiện còn của những nhà thờ Công giáo có bộ khung gỗ cổ truyền cơ bản là khoảng cuối thế kỷ 19 đến nửa đầu thế kỷ 20. Sự hiện diện của những nhà thờ như vậy cũng đã góp phần làm giàu bản sắc kiến trúc truyền thống Việt nói chung, làm phong phú kiến trúc truyền thống ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ nói riêng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi