Quận Hoàn Kiếm: Bền bỉ tạo lập không gian cộng đồng

Quận Hoàn Kiếm: Bền bỉ tạo lập không gian cộng đồng

(Vietnamarchi) - Quận Hoàn Kiếm nổi tiếng với khu Phố Hàng xưa, Phố Pháp cũ và gần đây phố “Bờ Sông”. Cách đây 30 năm (1993-2023), Khu phố Cổ là tên gọi chung của Khu phố Cổ Hà Nội với những phố hàng truyền thống đã có cuộc bàn luận sôi nổi với dự án bảo vệ Khu phố Cổ.
10:04, 24/11/2023

Ban quản lý Khu phố Cổ được thành lập trực thuộc TP Hà Nội như một mô hình mới quàng lên Khu phố Cũ vốn đã chật hẹp nay thêm ngột ngạt với những quy định, thể lệ hành chính nặng nề, hình thức, kém hiệu quả; Tình trạng phố cổ biến dạng hàng ngày, chất lượng không gian sống không cải thiện được nhiều. 

Dự án di dân phố cổ qua cầu Long Biên, Chương Dương sang khu vực Long Biên được hình thành nhưng cũng phải lưu ý những lợi thiệt của kẻ đi người ở trong khi người dân phố cổ tự tìm nơi ở mới, bán lại nhà trong phố để phục vụ cho du lịch mới phá đi xây nhà hàng, khách sạn cao tầng.  

Hình ảnh Hà Nội bước ra khỏi thời bao cấp chuyển sang mô hình kinh tế thị trường thể hiện rõ nhất tại quận Hoàn Kiếm với các dãy phố hàng tấp nập kẻ mua người bán. 

Hình thành các tuyến phố đi bộ đầu tiên tại Hà Nội

Năm 2004 quận Hoàn Kiếm khai trương phố đi bộ Hàng Đào - Đồng Xuân. Mặc dù Dự án được xây dựng rất hợp với thời thế, nhưng mới chỉ ở mức độ các dãy kiosque, chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.

Sau khi thử nghiệm triển khai phố đi bộ Hàng Đào - Chợ đêm Đồng Xuân vào 2 ngày nghỉ cuối tuần từ năm 2004. Năm 2014, quận Hoàn Kiếm tiếp tục mở rộng không gian đi bộ ra các phố Hàng Buồm, Mã Mây, Lương Ngọc Quyến, Tạ Hiện, Đào Duy Từ. Ngày 1/9/2016, thành phố khai trương phố đi bộ 2 ngày cuối tuần quanh Hồ Gươm và vùng phụ cận. Sau 2 năm (2016-2018), quận Hoàn Kiếm đang tiếp tục lập kế hoạch mở rộng không gian đi bộ.      

Phố đi bộ đã mang lại hình ảnh mới cho Hồ Gươm và khu vực phụ cận với những dự án tôn tạo di sản đô thị, tăng cường sinh hoạt văn hóa - giải trí phong phú đồng thời đem lại lợi ích kinh tế ngoạn mục. Thu ngân sách quận Hoàn Kiếm tăng liên tục:  từ 5.297 tỷ năm 2016; 14.755 tỷ năm 2022 dự kiến năm 2023 là 16.045 tỷ.

Xuất phát từ Dự án “Phố đi bộ”, quận Hoàn Kiếm đã hướng tới không gian đi bộ thân thiện an toàn trong phạm vi toàn bộ không gian phu khụ cận Hồ Gươm, sẽ lan toả ra một phần Khu phố Pháp.“Phố đi bộ” đã bổ sung tức thời sự thiếu hụt không gian công cộng của một địa bàn chật hẹp nhất thành phố, không chỉ đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng giải trí cho cư dân thành phố hay gia tăng sinh kế mà còn phát triển các hoạt động cộng đồng có ý nghĩa sâu sắc.

Sáng kiến đột phá phố nghệ thuật Phùng Hưng. 

Nhận thấy lợi ích nhiều mặt, thành phố Hà Nội, quận Hoàn Kiếm đã tiến hành mở rộng không gian phố đi bộ bằng sáng kiến đột phá là thực hiện dự án “Phố nghệ thuật Phùng Hưng”.

Quận Hoàn Kiếm đã huy động sự tham gia của cộng đồng để tôn tạo nơi đây trở thành thành phố nghệ thuật, thu hút sinh hoạt cộng đồng đến sinh hoạt văn hóa nghệ thuật. Dự án nhận được sự hỗ trợ kỹ thuật của UN Habitat, Quỹ Hàn Quốc, Hội kiến trúc sư Hà Nội, các nghệ sĩ mỹ thuật đương đại và cộng đồng.

Đoàn khảo sát hiện trạng phố Phùng Hưng và các nghệ sĩ, kiến trúc sư tham gia thiết kế, triển lãm các phương án đề xuất trên phố. Rất nhiều hoạt động của cộng đồng diễn ra trên tuyến phố.

Dự án đã thu hút sự chú ý của các trường Đại học và cộng đồng, các doanh nghiệp địa phương.

Phố Phùng Hưng: Sáng kiến nhỏ đem lại niềm vui lớn

Đoạn phố Nghệ thuật chỉ chiếm 1/10 chiều dài con phố Phùng Hưng nhưng giờ đây đã là điểm đến ưa thích của cư dân Thủ đô và người dân cả nước. Trong ngày thường hay phiên chợ hoa tết, trung thu…nơi đây đã trở thành điểm sinh hoạt nghệ thuật cộng đồng, mở rộng không gian đi bộ từ khu phố Hàng Buồm, Lãn Ông, Hàng Mã và lan dần sang các khu phố chung quanh.

Phố nghệ thuật trên đường Phùng Hưng đã tạo cảm hứng cho rất nhiều nhóm nghệ sĩ tại Hà Nội và các địa phương khác thực hiện các dự án làm đẹp đường phố bằng các tác phẩm nghệ thuật như tranh vẽ, chậu hoa, phù điêu, sắp đặt nghệ thuật… gây dựng hình ảnh đẹp đẽ về nơi chốn và nâng cao ý thức trách nhiệm với xã hội. Dự án này mới là khởi đầu cho một chuỗi các nghiên cứu tái phát triển đô thị tại các khu vực qua thời gian đã chuyển đổi dần các vai trò, chức năng sử dụng…nay cần can thiệp để thích ứng hơn.

Theo đó, phố Phùng Hưng đang là trọng tâm của chuỗi hoạt động nhằm thu hút sự tham gia của cộng đồng vào công cuộc bảo tồn, phát huy giá trị kiến trúc cảnh quan từ đường biên của khu phụ cận Hồ Gươm, đem lại lợi ích đa dạng. Nó vừa khai thông dự án đường sắt đô thị số 1 đang bế tắc, vừa làm sống lại tuyến đường sắt quốc gia đang hoạt động cầm chừng, vừa biến không gian kiến trúc đô thị đang bị lãng quyên thành một tuyến phố thương mại với hơn 300 cửa hàng trên con phố đẹp là ranh giới giữa khu phụ cận Hồ Gươm và di sản Hoàng thành Hà Nội.

Hiện trạng đường sắt quốc gia trên cầu dẫn. Phương án xây dựng đường sắt đô thị có cột bê tông cốt thép trên vỉa hè Phùng Hưng được thiết kế năm 2014. Phương án tích hợp đường sắt quốc gia, đường sắt đô thị, phố thương mại, dịch vụ, du lịch kết hợp nâng cấp kiến trúc cảnh quan đường biên khu phụ cận Hồ Gươm.

Khơi dậy tiềm năng bãi giữa sông Hồng

Nếu trục giao thông trên phố Phùng Hưng đã khai thông thì không gian tiềm năng tiếp theo sẽ là bãi giữa sông Hồng. Tiếp giáp phía Đông Bắc quận Hoàn Kiếm là 2 km bờ bãi sông Hồng, vốn là không gian cảnh quan rất có giá trị. Từ năm 2007 đã có dự án bất động sản quy mô nhiều tỷ USD của doanh nghiệp Hàn Quốc đề xuất nhưng không thực hiện được. Hàng chục năm qua, nơi đây trở thành không gian sinh hoạt ưa thích của cư dân Hà Nội nhưng do hoạt động tự phát nên nơi đây tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn, bị bỏ mặc cho môi trường xuống cấp và trật tự xã hội buông lỏng.

Dự án Nghệ thuật cộng đồng tại phường Phúc Tân với sự tham gia của 16 nghệ sĩ do nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn tuyển chọn đã kể lại câu chuyện của dòng sông và thành phố một cách sống động đã biến khu vực bờ sông ngập ngụa rác thải và nạn lấn chiếm lòng sông tràn lan thành một nơi sạch sẽ, hấp dẫn, an toàn… tạo cảm hứng cho sự ra đời các công viên cộng đồng bên bờ sông, với sự chung tay của cư dân tại chỗ và các tổ chức tình nguyện khác.

Năm 2022-2023, UBND quận Hoàn Kiếm đã chủ động đề xuất dự án Công viên Bãi giữa sông Hồng, dự án đã được thành phố chấp thuận và khởi động với những bản trình bày các đề xuất của các KTS, nghệ sĩ và các nhóm hoạt động xã hội khác. Với tầm nhìn phát triển bền vững, quận Hoàn Kiếm đang có những động thái tích cực khởi đầu cho sáng kiến mới về phát triển không gian công cộng Hà Nội: đầu tư nhỏ, lợi ích lớn, kiên định, bền bỉ tạo lập không gian đáng sống cho cư dân Hà Nội ngay trên đại bàn quận Hoàn Kiếm.

Bãi giữa Sông Hồng một thời gian với thải rác và cư trú tự phát… đã có những mô hình tạo dựng không gian công cộng chi phí thấp, hứa hẹn trở thành không gian an toàn và vệ sinh cho cư dân Thủ đô.

 

Pháp lý xây dựng

Phố Cổ Hà Nội - Bảo tồn và phát huy giá trị

(KTVN 252) Với vị trí quan trọng về mặt địa lý - lịch sử, Khu Phố Cổ Hà Nội (KPC) trở thành nơi hội tụ của những tinh hoa dân gian truyền thống Việt, là sự kết nối giữa Kinh thành và làng xóm ngoại thành, tạo nên bản sắc của Thủ đô ngàn năm văn hiến. KPC cũng là khu vực có bề dày lịch sử, đã trải qua sự thăng trầm của các triều đại phong kiến, thực dân, các giai đoạn phát triển của dân tộc nói chung và Hà Nội nói riêng. Với quỹ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể dày đặc, KPC xứng đáng được nhận sự quan tâm không chỉ của quận Hoàn Kiếm, không chỉ của thành phố Hà Nội, mà còn là sự quan tâm của cả nước và thế giới.

Hà Nội trong tôi!...

(KTVN 252) Một hình hài Hà Nội hiện đại, văn hóa, văn minh, giàu bản sắc trong thế kỷ XXI đang dần hiển hiện với những khát vọng phát triển lớn lao và khi ấy sông Hồng - dòng sông vĩ đại sẽ chảy trong lòng thành phố với đô thị sông Hồng, trở thành trục trung tâm phát triển kiến trúc văn hóa, cảnh quan và di sản của Thành phố ngàn năm tuổi.

Có một Hà Nội như tôi đã thấy

(KTVN 252) ...cái không gian “lõi” mà tôi sống hàng ngày và quan sát… về một Hà Nội dường như còn khá nguyên vẹn nét xưa cũ mà có nhiều cái nay đã gọi là “di sản”... Những gì diễn ra từ ngót 40 năm Đổi mới cho đến hôm nay đã mang lại một diện mạo ngày càng mới mà quy mô và tính đa dạng của nó khiến khó dùng ký ức của một người mà mô tả được. Trong ký ức của thế hệ chúng tôi không thể quên các công trình xây dựng được đánh dấu như những cái mốc cho sự phát triển ngày càng tăng tốc ấy. Những chính sách đặc thù cũng như Luật Thủ đô được Quốc hội mới thông qua cho phép chúng ta hy vọng vào một Hà Nội “ngày càng to đẹp hơn, đàng hoàng hơn”…

Tạo dựng bản sắc trong kế thừa và phát triển kiến trúc Hà Nội

(KTVN 252) Sứ mệnh tạo dựng một nền kiến trúc có bản sắc là nhiệm vụ đặt ra không chỉ đối với các kiến trúc sư mà còn đối với cả các nhà quản lý. Mặc dù bản sắc trong kiến trúc bao gồm nhiều thuộc tính có thể gọi ra, nhưng dường như nó vẫn là một thách thức lớn trước nghệ thuật sáng tạo không gian. Bản sắc đã được đề cập trong luật Kiến trúc, được thể hiện trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội với các nội dung đặc điểm, tính chất tiêu biểu, được thể hiện trong văn hóa, nghệ thuật với các đặc trưng lối sống cộng đồng, vẻ đẹp thuần khiết của tri thức bản địa, sự thuần phong mỹ tục của các dân tộc. 

Tài nguyên kinh tế du lịch di sản từ thương hiệu đô thị di sản thiên niên kỷ và những gợi ý nghiên cứu tiềm năng

Giá trị tiềm năng chỉ riêng cho kinh tế du lịch di sản của tỉnh Ninh Bình tính theo công thức của Noonan-2003 tổng hợp từ 129 địa điểm nghiên cứu để tính thử: Hàng năm có từ 5-7 triệu lượt khách du lịch/năm x 42.78 USD (sẵn lòng chi trả du lịch/người) = 192 triệu đến 300 triệu USD/năm; Nếu tính biến (t) theo thời gian, chẳng hạn sau 10 năm, thì Giá trị tiềm năng du lịch di sản của Ninh Bình có thể lên tới hơn 3 tỷ USD/năm - Khoảng 75 ngàn tỷ/năm (Hà Nội hiện nay là 62.000 tỷ/năm). Nếu lựa chọn định hướng phát triển Đô thị di sản thiên niên kỷ - biểu tượng duy nhất ở VN thì tiềm năng chi trả du lịch của du khách có thể lên đến 12 tỷ USD/năm.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi