Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Trà Vinh tầm nhìn đến năm 2050

Phê duyệt Quy hoạch tỉnh Trà Vinh tầm nhìn đến năm 2050

(Vietnamarchi) - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1142/QĐ-TTg ngày 02/10/2023, phê duyệt Quy hoạch tỉnh Trà Vinh thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
16:20, 05/10/2023

Trà Vinh nằm trong nhóm đầu của vùng đồng bằng sông Cửu Long

Quyết định nêu rõ, mục tiêu tổng quát đến năm 2030, Trà Vinh là tỉnh phát triển ở mức trung bình cao, nằm trong nhóm đầu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, kết nối vùng ĐBSCL và cả nước; có kinh tế biển phát triển, thích ứng với biến đổi khí hậu; các giá trị văn hóa của các dân tộc được bảo tồn và phát huy; người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Cụ thể: về kinh tế, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đạt khoảng 11,5%/năm. GRDP bình quân đầu người (giá hiện hành) đạt 148 triệu đồng.  Giá trị xuất khẩu đạt khoảng 1.700 đến 1.800 triệu USD vào năm 2030. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội đạt từ 350 nghìn tỷ đến 400 nghìn tỷ đồng.

Về xã hội, đến 2030, Trà Vinh có tốc độ tăng dân số bình quân 0,75 %/năm. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75%; tỷ lệ lao động qua đào tạo có cấp bằng, chứng  chứng chỉ đạt 40% vào năm 2030. Năng suất lao động tăng bình quân 11,65%/năm. Giải quyết việc làm mới hàng năm cho 30.000 lao động. Tỷ lệ hộ nghèo đạt chuẩn đa chiều giảm bình quân mỗi năm 1- 1,5%/năm. Chỉ số phát triển con người (HDI) đạt 0,75 trở lên.

Tầm nhìn đến năm 2050, Trà Vinh là tỉnh phát triển cao của vùng ĐBSCL, có trung tâm kinh tế biển hiện đại và trung tâm năng lượng sạch của vùng ĐBSCL, thích ứng với biến đổi khí hậu; hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội đồng bộ, kết nối hiệu quả với vùng ĐBSCL và cả nước; xã hội văn minh, hiện đại; quốc phòng, an ninh được bảo đảm; người dân có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Một góc thành phố Trà Vinh. Ảnh baochinhphu.vn

Trung tâm năng lượng sạch của vùng đồng bằng sông Cửu Long

Theo quy hoạch, phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng gồm: Công nghiệp phát triển nhanh, bền vững theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ mới, thân thiện với môi trường gắn với lợi thế kinh tế biển.

Cụ thể phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, năng lượng mới thành trung tâm năng lượng sạch của vùng ĐBSCL; khai thác tối đa công suất các nhà máy nhiệt điện hiện có, từng bước nâng cao tỷ trọng nguồn điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng cho phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền Nam…

Mở rộng quy mô, đổi mới công nghệ lĩnh vực công nghiệp chế biến nông, thủy sản, nâng cao công suất các nhà máy hiện có; xây dựng các nhà máy chế biến mới có công nghệ hiện đại gắn với vùng nguyên liệu; đa dạng hóa các sản phẩm chế biến, nâng tỷ lệ sản phẩm chế biến sâu để nâng cao giá trị các sản phẩm xuất khẩu; đẩy mạnh ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào chế biến, bảo quản nông sản.

Đối với lĩnh vực dịch vụ: phát triển nhanh, đa dạng các loại hình dịch vụ theo hướng hiện đại, chất lượng cao. Tập trung phát triển một số ngành dịch vụ có lợi thế, đẩy mạnh tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu ngành. Trong đó, phát triển du lịch xanh, bền vững, có sức cạnh tranh cao; phát triển đồng thời du lịch biển, du lịch di sản văn hóa, đặc biệt là văn hóa Khmer; du lịch sinh thái miệt vườn, du lịch cộng đồng, du lịch nông nghiệp; liên kết với các điểm đến của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước.

Đầu tư phát triển dịch vụ cảng biển và logistics, khai thác có hiệu quả các loại hình vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường biển; nâng cấp hệ thống kho bãi, bảo quản hàng hóa, dịch vụ hậu cần, nhất là các bến cảng; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao năng lực cạnh tranh, năng suất lao động và chất lượng dịch vụ logistics.

Phát triển ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, tuần hoàn, sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn theo chuỗi giá trị, hiệu quả và có sức cạnh tranh cao dựa trên ứng dụng khoa học công nghệ thích ứng với biến đổi khí hậu...

Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ phát triển Khu kinh tế Định An thành khu kinh tế động lực của tỉnh và của vùng đồng bằng sông Cửu Long với tính chất tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực.

 

Pháp lý xây dựng

Xây dựng quê hương Lục Nam giàu mạnh, văn minh

Mặc dù là huyện miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng huyện Lục Nam đã huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả chương trình NTM.

Hà Nội: Thêm 6 dự án nhà ở xã hội được phê duyệt

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4321/QĐ-UBND ngày 19/8/2024 về việc phê duyệt cập nhật Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố giai đoạn 2021-2025 (Đợt 3).

Đến năm 2050, Việt Nam có ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bắc Giang: Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới gắn với đô thị hóa

Công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng NTM được tỉnh Bắc Giang quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, bảo đảm phát triển bền vững. Đến nay, 100% các xã đã hoàn thành xây dựng quy hoạch và đề án xây dựng NTM; 7 huyện, thành phố được phê duyệt đồ án quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị.

Phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu 7, đô thị Bắc Giang

UBND tỉnh Bắc Giang vừa ban hành Quyết định phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch phân khu 7, đô thị Bắc Giang, tỉnh Bắc Giang, tỷ lệ 1/200.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi