Phấn đấu đến năm 2035, Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

Phấn đấu đến năm 2035, Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương

(Vietnamarchi) - Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đã xác định rõ mục tiêu đến năm 2035, tỉnh Ninh Bình trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.
11:21, 29/05/2024

Sáng 28/5, tại tỉnh Ninh Bình, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Bộ trưởng Bộ KH&ĐT trao Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cho lãnh đạo tỉnh (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Xây dựng thành phố sáng tạo, đô thị di sản thiên niên kỷ

Báo cáo nội dung Quy hoạch tỉnh Ninh Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, ông Phạm Quang Ngọc - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Bình cho biết, Quy hoạch là cơ sở pháp lý quan trọng để tỉnh Ninh Bình hoạch định chính sách, triển khai các nhiệm vụ, tổ chức sắp xếp không gian lãnh thổ, phân bổ nguồn lực, thu hút đầu tư, phát huy tối đa các tiềm năng, thế mạnh; nhằm hiện thực hóa mục tiêu, khát vọng của Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình.

Quy hoạch đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 cơ bản đạt các tiêu chí và đến năm 2035 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, với đặc trưng đô thị di sản thiên niên kỷ, thành phố sáng tạo; tầm nhìn đến năm 2050 là thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản, thành phố sáng tạo trên thế giới.

Thành lập TP. Hoa Lư đạt chuẩn đô thị loại I

Về không gian phát triển, tỉnh Ninh Bình xác định 3 vùng chức năng, với vùng trung tâm có vai trò động lực, đột phá phát triển, là TP Hoa Lư (sau khi hợp nhất TP Ninh Bình với huyện Hoa Lư) và TP Tam Điệp; 3 hành lang phát triển gắn với các công trình hạ tầng giao thông đường bộ trọng điểm, trọng tâm của quốc gia và của tỉnh cùng với hành lang ven biển phát triển theo trục kết nối vùng duyên hải Việt Nam.

Về quy hoạch hệ thống đô thị và tổ chức lãnh thổ khu vực nông thôn, tỉnh Ninh Bình thực hiện hợp nhất TP Ninh Bình và huyện Hoa Lư trở thành đơn vị hành chính mới là đô thị loại I (dự kiến lấy tên là “TP Hoa Lư”).

Phát triển hệ thống đô thị đồng bộ, nâng cao tỉ lệ đô thị hoá với định hướng 7 đô thị trung tâm, gồm 1 đô thị loại I, 1 đô thị loại II và 5 đô thị loại IV. Đối với khu vực nông thôn, sẽ phát triển hài hòa với xây dựng đô thị di sản.

Một góc TP. Ninh Bình (Ảnh: tapchicongthuong.vn)

Về phương án phát triển các khu chức năng, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, tỉnh Ninh Bình xác định trọng tâm là phát triển 11 khu công nghiệp; 2 khu du lịch quốc gia; 4 khu bảo tồn thiên nhiên; 2 tuyến đường cao tốc; 8 tuyến quốc lộ và đường bộ ven biển; 28 tuyến đường tỉnh; 2 tuyến đường sắt Bắc - Nam, 3 tuyến đường sắt chuyên dụng; 15 tuyến đường thủy nội địa; 1 cảng tổng hợp và dự trữ quỹ đất phát triển 2 sân bay chuyên dùng; hạ tầng thủy lợi thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Phát triển nguồn điện theo Quy hoạch điện VIII và thu hút đầu tư phát triển điện khí linh hoạt. Phát triển hạ tầng thông tin, hạ tầng số.

Về bảo vệ môi trường, thực hiện phân bổ 3 vùng bảo vệ môi trường, phát triển bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất và phát triển kết cấu hạ tầng lâm nghiệp; bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên khoáng sản; khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên nước; kiểm soát hiệu quả các nguồn thải; quy hoạch phân vùng rủi ro thiên tai.

Mở ra tầm nhìn và không gian phát triển mới, giá trị mới cho Ninh Bình

Phát biểu tại Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định, Quy hoạch tỉnh đã mở ra đường hướng, tầm nhìn và không gian phát triển mới, tạo động lực, giá trị mới cho Ninh Bình trong bức tranh chung của các tỉnh, thành phố trong khu vực và trên cả nước.

Thủ tướng Phạm Minh Chính tin tưởng rằng, Ninh Bình sẽ phát triển nhanh, bền vững, trở thành cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam Đồng bằng sông Hồng (Ảnh: VGP/Nhật Bắc).

Thủ tướng đề nghị UBND tỉnh Ninh Bình khẩn trương xây dựng, ban hành, triển khai tích cực, hiệu quả kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh; mạnh dạn trình HĐND tỉnh xem xét, quyết định những nội dung thuộc thẩm quyền với tinh thần "chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt, quản trị thông minh".

Với cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư, Thủ tướng đề nghị phát huy tinh thần "ba cùng": "Cùng lắng nghe, thấu hiểu"; "cùng sẻ chia tầm nhìn và hành động"; "cùng làm, cùng thắng, cùng hưởng và cùng phát triển"; xây dựng chiến lược kinh doanh lâu dài, bền vững, thực hiện đúng cam kết đầu tư, thoả thuận hợp tác; tuân thủ pháp luật, thực hiện tốt văn hóa, đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội, tham gia vào công tác an sinh xã hội, bảo đảm đời sống cho người lao động.

Thủ tướng đề nghị cộng đồng doanh nghiệp, nhà đầu tư cùng các Bộ, ngành, các cấp chính quyền tỉnh Ninh Bình và các địa phương "đã nói thì phải làm, đã cam kết thì phải thực hiện, đã thực hiện thì phải ra sản phẩm, có kết quả thực chất, cân - đong - đo - đếm và lượng hóa được"; góp phần củng cố niềm tin, tạo khí thế mới, động lực mới cho phát triển.

Thủ tướng tin tưởng rằng, với truyền thống lịch sử - văn hoá, cùng với tinh thần đoàn kết, năng động, sáng tạo của toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Ninh Bình, tỉnh sẽ phát triển nhanh, bền vững, vươn lên mạnh mẽ, trở thành cực tăng trưởng các tỉnh phía Nam Đồng bằng sông Hồng, hướng tới trở thành thành phố trực thuộc Trung ương văn minh, hiện đại, thông minh, có bản sắc riêng, ngang tầm các đô thị di sản thiên niên kỷ trên thế giới.

Pháp lý xây dựng

Bắc Giang: Quy hoạch nông thôn mới được hoàn thiện

Trong xây dựng nông thôn mới, công tác quy hoạch có vai trò rất quan trọng, là tiền đề để triển khai thực hiện các tiêu chí khác. Việc thực hiện các quy hoạch nông thôn mới tác động lớn đến đời sống người dân nông thôn, góp phần hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, bộ mặt nông thôn từng bước đổi mới.

Xây dựng quê hương Lục Nam giàu mạnh, văn minh

Mặc dù là huyện miền núi, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng huyện Lục Nam đã huy động sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, sự đồng lòng của các tầng lớp nhân dân thực hiện có hiệu quả chương trình NTM.

Hà Nội: Thêm 6 dự án nhà ở xã hội được phê duyệt

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 4321/QĐ-UBND ngày 19/8/2024 về việc phê duyệt cập nhật Danh mục các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị trong các kế hoạch phát triển nhà ở của Thành phố giai đoạn 2021-2025 (Đợt 3).

Đến năm 2050, Việt Nam có ít nhất 5 đô thị đạt tầm cỡ quốc tế

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 891/QĐ-TTg ngày 22/8/2024 phê duyệt Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bắc Giang: Quy hoạch xây dựng Nông thôn mới gắn với đô thị hóa

Công tác quy hoạch và lập đề án xây dựng NTM được tỉnh Bắc Giang quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đồng bộ, bảo đảm phát triển bền vững. Đến nay, 100% các xã đã hoàn thành xây dựng quy hoạch và đề án xây dựng NTM; 7 huyện, thành phố được phê duyệt đồ án quy hoạch vùng huyện, quy hoạch chung xây dựng đô thị.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi