NTM Bắc Giang: Tăng cường chỉnh trang quy hoạch nông thôn mới huyện nghèo Yên Thế

(Vietnamarchi) - Thời gian qua, công tác quy hoạch trong xây dựng nông thôn mới được Huyện ủy huyện Yên Thế (Bắc Giang) xác định là nhiệm vụ trọng tâm, tiền đề để xây dựng thành công nông thôn mới ở địa phương.
09:49, 12/12/2023

Dân vui mừng vì hạ tầng xã nông thôn mới tươm tất

Yên Thế là một huyện miền núi nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Bắc Giang với diện tích tự nhiên 306 km2, có xuất phát điểm thấp, hạ tầng nông thôn thiếu đồng bộ, hệ thống giao thông nông thôn, giao thông thủy lợi nội đồng xuống cấp, ruộng đồng manh mún; thu nhập bình quân đầu người thấp.

Với đặc thù địa phương vùng núi có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống nên huyện Yên Thế rất chú trọng việc quy hoạch, xây dựng nếp sống văn hóa, giữ gìn bản sắc dân tộc gắn với phát triển du lịch, vận động người dân hiến đất, làm đường, vệ sinh môi trường…, xác định là một mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới.

Tuyến QL 17 đoạn thị trấn Nhã Nam - thị trấn Phồn Xương (Yên Thế) đang được đầu tư cải tạo, nâng cấp

Với sự vào cuộc quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, đơn vị chức năng; hàng loạt các dự án trọng điểm trên địa bàn huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã được triển khai thực hiện bảo đảm đúng tiến độ, tạo động lực thúc đẩy phát triển góp phần thúc đẩy sản xuất mạnh mẽ, từng bước cải thiện đáp ứng nhu cầu của người dân.

Nhiều dự án đã, đang và được triển khai đầu tư tạo sự bứt phá, động lực nhằm thu hút đầu tư, phát triển kinh tế. Tính đến hết năm 2022 và 4 tháng năm 2023, toàn huyện Yên Thế đã có 14 dự án hoàn thành 100% công tác GPMB, bàn giao cho chủ đầu tư; 8 dự án còn lại, tỷ lệ GPMB đạt khoảng 90%. Trong đó, một số công trình giao thông trọng điểm, kết nối vùng đi qua địa bàn huyện, như: đường nối quốc lộ 37 -  quốc lộ 17 - Võ Nhai (Thái Nguyên); Đường từ thị trấn Bố Hạ đi Trường Cao đẳng Nghề Đông Bắc; Đường nối đường tỉnh 294 đi ĐT 292 huyện Yên Thế; Đường tỉnh 292 đoạn từ cầu Bố Hạ đến thị trấn Phồn Xương...là điểm nhấn.

Ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Yên Thế, cho biết: “Lấy quy hoạch làm trọng tâm ngay từ đầu giai đoạn, vì vậy chính quyền huyện đã chỉ đạo các xã lập, điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí mới. Trong khi triển khai, bà con rất hào hứng. Đến nay, có rất nhiều hộ gia đình đã đóng góp không nhỏ trong phong trào xây dựng nông thôn mới của địa phương như: Đóng góp ngày công lao động, hiến đất làm đường, hiến đất làm những công trình phúc lợi, vận động bà con, anh em, người thân trên toàn quốc và nước ngoài đóng góp xây dựng để xây dựng hạ tầng của huyện, xã”.

Ngày càng hoàn chỉnh quy hoạch nông thôn mới Yên Thế

Sau hơn 10 năm thực hiện nông thôn mới, đến nay diện mạo nông thôn huyện Yên Thế đã có nhiều thay đổi đáng kể, tình hình kinh tế-xã hội ở nông thôn phát triển; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao; nhiều thôn bản khó khăn đã về đích nông thôn mới…

Thời gian qua huyện Yên Thế đã rất nghiêm túc và quyết liệt trong triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia tại địa phương. Trong đó, huyện Yên Thế đã xây dựng kế hoạch cụ thể; rà soát, xác định nhu cầu đầu tư giai đoạn 2021- 2025 chi tiết đến các danh mục dự án theo lĩnh vực như: Công trình hạ tầng thiết yếu cấp thôn, xã, huyện; hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp; bố trí, sắp xếp dân cư; xóa nhà ở tạm… làm cơ sở chỉ đạo bố trí các nguồn lực thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.

Yên Thế thay da đổi thịt từng ngày trong hơn 10 năm xây dựng NTM.

Đến thời điểm hiện tại toàn huyện Yên Thế đã có 8/17 xã đạt chuẩn nông thôn mới (trong đó có 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao); 53 thôn, bản đạt chuẩn (trong đó có 13 thôn, bản đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu); 17/17 xã đạt các tiêu chí về điện, trường học, thông tin và truyền thông, lao động có việc làm, giáo dục đào tạo, văn hóa; 16/17 xã đạt tiêu chí về số hộ nghèo; 11/17 xã đạt tiêu chí về thu nhập; 8/17 xã đạt tiêu chí về tổ chức sản xuất…

Không chỉ xây dựng quy hoạch xã nông thôn mới, huyện Yên Thế còn quy hoạch phân khu đối với nội dung thiết kế đô thị để chuẩn bị cho tương lai sau này. Theo đó, huyện Yên Thế sẽ tổ chức quy hoạch không gian đô thị, phát triển dân cư nông thôn tập trung phù hợp với từng đặc điểm địa hình, kinh tế - xã hội, phong tục tập quán, đời sống người dân; xây dựng mô hình phát triển không gian tổng thể vùng huyện.

Để có những kết quả này là do sự đồng lòng, quyết tâm huy động mọi nguồn lực triển khai xây dựng các công trình hạ tầng thiết yếu như: giao thông, thủy lợi, điện, trường, nhà văn hóa...

Điển hình phải kể đến thôn Hồng Lạc (xã Đồng Tâm) đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu. Nhờ sự chung tay góp sức, góp của của nhân dân thôn Hồng Lạc, thôn đã lắp hệ thống camera an ninh và điện chiếu sáng 100% tại các tuyến đường.

Đến nay, thu nhập bình quân đầu người của thôn đạt hơn 53 triệu đồng/người; tỉ lệ hộ nghèo giảm còn 2,24%. Trên địa bàn thôn có nhiều mô hình phát triển sản xuất cho thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm trở lên.

Với Những kết quả đã đạt được, Chủ tịch UBND huyện Yên Thế, Nguyễn Ngọc Sơn cho cho biết thêm: Xác định việc xây dựng NTM là mục tiêu lâu dài có điểm bắt đầu nhưng không có điểm kết thúc, huyện Yên Thế sẽ tiếp tục triển khai chương trình NTM theo các tiêu chí mới của Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo. Diện mạo nông thôn khởi sắc, hạ tầng nông thôn thay đổi rõ rệt, nhận thức về NTM được tăng cường. Đó chính là những tiền đề quan trọng để huyện Yên Thế có được niềm tin và quyết tâm phấn đấu đạt chuẩn huyện NTM trong giai đoạn tới.

Pháp lý xây dựng

Kiến trúc cảnh quan đô thị Hà Nội - bảo tồn và phát huy giá trị

Hà Nội (đô thị trong nước) được hình thành và phát triển từ một khu vực đầm lầy với hệ thông thống sông hồ dày đặc. Chính vì vậy, cấu trúc không gian cảnh quan đặc trưng của đô thị Hà Nội được định hình và phát triển dựa trên cấu trúc mặt nước tự nhiên này; trong đó cấu trúc của các dòng sông trong nội đô đóng vai xương sống cấu thành hình thái cấu trúc cảnh quan đô thị cổ Hà Nội (sông Hồng - phía Đông, sông Tô Lịch - phía Bắc và phía Tây và sông Sét - phía Nam).

Hà Nội có rừng... và rừng sẽ lên xanh

(KTVN 252) Việc quy hoạch tạo nên một hệ thống “Không gian xanh” - lá phổi xanh cho đô thị có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đô thị hoá, biến đổi khí hậu trên thế giới trong đó có Việt Nam không chỉ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội mà còn là điều kiện quan trọng để tạo nên một đô thị phát triển bền vững. Công viên, vườn hoa... được hiểu đều nằm trong hệ thống “” đô thị. Suy cho cùng, “Không gian xanh”, hay “Công viên rừng” đều có mối quan hệ biện chứng ở nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh và đều nhắm tới việc cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống, văn hoá, giáo dục của đô thị. Đồng thời, tạo ra sự khác biệt trong xây dựng biểu tượng, thương hiệu của từng đô thị khi yếu tố cạnh tranh mang tính toàn cầu đang rất cao.

Hồ Tây - Di sản văn hoá thiên nhiên trong lòng người Hà Nội

(KTVN 252) Hồ Tây, hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất trong nội đô được Mẹ thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, như một phần ruột thịt của sông Cái (sông Hồng) được cắt ra. Từ ngàn đời nay, Hồ Tây với người Hà Nội vẫn luôn là những huyền tích bước ra từ cuốn sách giáo khoa, hoặc đọng lại trong tiếng mẹ ru, hoặc vương vấn trong những vần thơ và câu hát. Hồ Tây với người Hà Nội hôm nay là một ví dụ minh họa điển hình trong lý thuyết về không gian nơi chốn, nơi để hoài niệm và tìm về, nơi ký ức luôn được cảm nhận, thẩm thấu bằng nhìn, bằng nghe, bằng nếm, chạm được vào và cả bằng hơi thở. 

Giá trị cảnh quan đô thị Hà Nội - Kế thừa và phát huy

(KTVN 252) Cảnh quan đô thị Hà Nội biểu lộ một sắc thái riêng biệt của bản sắc đô thị Hà Nội, hiển thị ở độ rộng thoáng, bao quát của không gian và độ phân bố đều trong cấu trúc đô thị. Đó là những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật cảnh quan nổi trội trong bảng màu bản sắc đô thị Hà Nội. Cảnh quan đô thị thì hiện hữu ở mọi nơi. Trong tương lai Hà Nội sẽ là một đô thị hiện đại, nhưng một đô thị càng hiện đại là đô thị càng giữ chặt trong mình cội nguồn lịch sử, càng hiện minh rõ bản sắc đô thị qua Cảnh quan đô thị.

Nhìn lại hình thức kiến trúc Hà Nội - Những chặng đường sáng tác

(KTVN 252) Công cuộc phục hồi kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất và phát triển, mở rộng Thủ đô được đặt ra từ ngay sau ngày tiếp quản Thủ đô (từ năm 1954 đến nay) đã trải qua 70 năm dưới chính quyền cách mạng. Nhìn lại hình thức kiến trúc trong bối cảnh Hà Nội từ “một thời đạn bom, một thời hòa bình” đến thời kỳ Đổi mới và phát triển hiện nay, để thấy hơn tính xã hội của kiến trúc qua những chặng đường sáng tác của KTS. Theo đó, những hoạt động kiến trúc đã góp phần thể hiện sự năng động và sức sống nội tại của một đô thị có lịch sử nghìn năm với một quá khứ chồng xếp nhiều tầng văn hóa. 

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi