Những quy chuẩn trong sản xuất ván gỗ công nghiệp: Tạo cơ hội cho sản phẩm trong nước
Ván gỗ công nghiệp được ưu tiên nhưng phải theo quy chuẩn
Trước nhu cầu gỗ nội thất ngày càng tăng, nguồn nguyên liệu từ tự nhiên có hạn thì việc sử dụng gỗ công nghiệp được xem là giải pháp tuyệt vời. So với “gỗ tự nhiên” loại gỗ được lấy từ thân cây gỗ thì “gỗ công nghiệp” là sự kết hợp giữa keo, hóa chất với nhiều gỗ vụn - nguyên liệu tận dụng, tái sinh, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên để tạo ra tấm ván, được gọi là ván gỗ công nghiệp (ván MDF hoặc ván sợi). Đây được coi là giải pháp hoàn hảo hiện nay giúp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên, đồng thời đáp ứng được nhu cầu sử dụng nội thất của người tiêu dùng.
Tuy nhiên, trong ván gỗ công nghiệp có chứa formaldehyde - chất hóa học giúp kết dính tạo nên độ bền, hình thái của vật liệu. Formaldehyde là một loại hóa chất độc hại, có thể làm ô nhiễm môi trường sống và gây nguy hại cho sức khỏe của con người. Chúng có mùi hắc, hít phải hàm lượng lớn có thể gây suy hô hấp, choáng váng, khó thở, chảy nước mắt liên tục… và cũng là một trong những nguyên nhân gây ung thư. Nếu sử dụng với thành phần hóa học vừa đủ thì sẽ không gây hại cho con người.
Cụ thể, hàm lượng formaldehyde phát tán đối với phân loại E1 không lớn hơn 0,124 mg/m3 hoặc không lớn hơn 9 mg/100g; còn đối với phân loại E2 thì hàm lượng formaldehyde không lớn hơn 0,124 mg/m3 hoặc không lớn hơn 30 mg/100g.
Tương tự, với sản phẩm gỗ công nghiệp ván dăm hàm lượng formaldehyde phát tán không lớn hơn 0,124 mg/m3 hoặc 0,7 mg/l, hoặc 8 mg/100g. Khi lưu thông trên thị trường, đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phải có giấy chứng nhận hợp quy. Đây là 2 tiêu chuẩn cơ bản nhất mà người tiêu dùng cần quan tâm khi lựa chọn các sản phẩm công nghiệp.
Ở các thị trường khó tính như Châu Âu, Mỹ, Nhật Bản hàm lượng Formaldehyde trong gỗ công nghiệp được kiểm soát cực kỳ chặt chẽ. Tại các nước châu Âu áp dụng tiêu chuẩn E0, E1, E2, đề nghị lượng phát thải formaldehyde từ sản phẩm gỗ công nghiệp không được vượt quy định của các tiêu chuẩn này. Đối với Mỹ, các sản phẩm ván công nghiệp nói chung và ván sàn nói riêng phải đạt được giấy chứng nhận CARB P2/ EPA. Quy chuẩn này được ban hành tại California và nhanh chóng được các địa phương khác trên toàn nước Mỹ công nhận. CARB P2/ EPA thậm chí còn được nhiều quốc gia trên toàn cầu áp dụng với mục đích cuối cùng là bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.
Đại diện một doanh nghiệp Việt đã thành công mang sản phẩm sang thị trường khó tính này cho biết, tất cả sản phẩm của doanh nghiệp đều do tổ chức SGS đánh giá và cấp chứng chỉ. SGS được biết đến là vị trọng tài nghiêm minh, một trong những công ty uy tín hàng đầu thế giới làm công việc cấp giấy chứng nhận CARB P2/ EPA được công nhận trên toàn cầu.
Để cấp được giấy chứng nhận đạt chuẩn CARB P2 cũng không phải là điều dễ dàng, thậm chí không phải chỉ cần cấp một lần là xong. Nhà sản xuất thường xuyên được SGS giám sát kiểm tra định kỳ mỗi năm 4 lần. Theo đó, mọi khâu sản xuất trong các nhà máy của KES đều xem việc kiểm tra chất lượng sản phẩm là việc làm mang tính liên tục. Trường hợp phát hiện sản phẩm không đạt chuẩn, đơn vị này sẽ truy xuất lại toàn bộ chuỗi sản xuất để tìm nguyên nhân nhằm khoanh vùng, khắc phục để đảm bảo toàn bộ sản phẩm khi ra khỏi nhà máy đều phải đạt tiêu chuẩn của CARB P2. Việc kiểm tra sản phẩm được thực hiện tại phòng thí nghiệm do KES đầu tư và được SGS công nhận.
Tác động tích cực của Thông tư 04/2023/TT-BXD
Tại Việt Nam, Bộ Xây dựng cũng vừa ban hành Thông tư 04/2023/TT-BXD quy định Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng, trong đó dành 01 chương quy định rõ hàm lượng formaldehyde đối với sản phẩm gỗ công nghiệp, ván sợi.
Cụ thể, hàm lượng formaldehyt phát tán đối với phân loại E1 không lớn hơn 0,124 mg/m3 hoặc không lớn hơn 9 mg/100g; còn đối với phân loại E2 thì hàm lượng formaldehyt lớn hơn 0,124 mg/m3 hoặc không lớn hơn 30 mg/100g. Tương tự, với sản phẩm gỗ công nghiệp ván dăm, hàm lượng formaldehyt phát tán không lớn hơn 0,124 mg/m3 hoặc 0,7 mg/l hoặc 8 mg/100g.
Khi lưu thông trên thị trường, đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phải có giấy chứng nhận hợp quy. Đây là 2 tiêu chuẩn cơ bản nhất mà người tiêu dùng cần quan tâm khi lựa chọn các sản phẩm công nghiệp. Người dân có quyền đòi hỏi các sản phẩm phải có chứng từ đạt chuẩn E theo quy định để chủ động bảo vệ sức khoẻ của chính mình và người thân.
Đưa ra ý kiến về tác động của Thông tư 04/2023/TT-BXD, Ông Trương Đình Thi – Tổng Giám đốc công ty Doricons, chuyên thi công xây dựng, thiết kế kết cấu và nội thất cho rằng, Thông tư 04 sẽ góp phần tạo thói quen cho các kiến trúc sư, đơn vị xây dựng lựa chọn vật liệu xây dựng nói chung và gỗ nội thất nói riêng đảm bảo chất lượng. Đồng thời, tiêu chí chọn nhà cung cấp, nhà sản xuất cũng sẽ phần nào thay đổi thay vì chọn đại trà như trước kia.
Như vậy, Thông tư 04 BXD có hiệu lực góp phần làm minh bạch thị trường vật liệu xây dựng cũng như vật liệu gỗ công nghiệp, đẩy lùi các sản phẩm, vật liệu xây dựng kém chất lượng, từ đó bảo vệ được các nhà sản xuất có tâm. Người tiêu dùng cũng dần nhận ra được sự nguy hiểm cho sức khoẻ bản thân họ và gia đình nếu sử dụng các sản phẩm gỗ công nghiệp có hàm lượng formaldehyde vượt ngưỡng cho phép.
Ý kiến của bạn