Lai Châu: Thông qua Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu đã ban hành Nghị quyết số 31/NQ-HĐND ngày 13/7/2023 về việc thông qua Quy hoạch tỉnh Lai Châu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
09:38, 26/08/2023

Cụ thể, phạm vi, ranh giới quy hoạch toàn bộ địa giới hành chính tỉnh với diện tích tự nhiên là 9.068,73km2, trong đó có 8 đơn vị hành chính cấp huyện (thành phố Lai Châu và các huyện: Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn và Mường Tè và thành phố Lai Châu.

Thành phố Lai Châu (Ảnh: ST)

Mục tiêu phát triển nhằm nắm bắt và khai thác cơ hội, nguồn lực bên trong và bên ngoài để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, xây dựng Lai Châu phát triển xanh, nhanh, bền vững và toàn diện trên tất cả các mặt kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng.

Về cơ cấu kinh tế của tỉnh chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng gia đóng góp của ngành dịch vụ, tập trung phát triển kinh tế biên mậu và du lịch gắn với bản sắc văn hóa dân tộc; phát triển công nghiệp năng lượng, khai khoáng, chế biến, mở rộng thị trường xuất khẩu hàng địa phương; nông nghiệp phát triển theo hướng đa giá trị, sản xuất hàng hóa tập trung gắn với xây dựng nông thôn mới, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, phát triển kinh tế lâm nghiệp bền vững. Phát triển đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nhất là hạ tầng liên kết vùng. Khoa học, công nghệ được ứng dụng hiệu quả, kinh tế số phát triển, chất lượng nguồn nhân lực được nâng cao.

Các lĩnh vực giáo dục – đào tạo, y tế, văn hóa, xã hội được phát triển toàn diện, đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân được nâng lên, mở rộng hợp tác, hội nhập sâu rộng. Đảm bảo an ninh quốc phòng, an ninh giữ vững chủ quyền biên giới quốc gia, đến năm 2030, phấn đấu đưa Lai Châu trở thành tỉnh phát triển trung bình của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Dự kiến chỉ tiêu đến năm 2030, thu ngân sách trên địa bàn là 4.500 tỷ đồng vào năm 2030, tổng thu nhập bình quân trên đầu người đạt 116,6 triệu đồng/người/năm (tương đương với 4.266 USD theo giá hiện hành) và tốc độ tăng trưởng GRDP giai đoạn 2021 – 2030 đạt khoảng 9 - 11%.

Hội đồng nhân dân tỉnh Lai Châu định hướng không gian và các trụ cột phát triển gồm: Phát triển kinh tế hình thành dọc theo Quốc lộ 32 - Quốc lộ 4D - Quốc lộ 12 nối đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai qua Quốc lộ 279, kết nối huyện Than Uyên, huyện Tân Uyên, huyện Tam Đường, thành phố Lai Châu - huyện Phong Thổ ra cửa khẩu quốc tế Ma Lù Thàng.

Vùng kinh tế động lực (gồm các huyện Than Uyên, Tân Uyên, Tam Đường, Phong Thổ và thành phố Lai Châu), tập trung phát triển du lịch sinh thái, mạo hiểm, văn hóa cộng đồng, sản xuất điện, vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến nông sản, chế biến đất hiếm; phát triển đô thị, kinh tế mậu biên.

Vùng kinh tế nông – lâm sinh thái sông Đà gồm các huyện Sìn Hồ, Mường Tè và Nậm Nhùn, 3 huyện trên chủ yếu phát triển kinh tế rừng.

 

 

 

 

Pháp lý xây dựng

Hà Nội: Quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân với tỷ lệ 1/500

Sáng 10/4, UBND quận Cầu Giấy đã tổ chức Hội nghị công bố công khai và bàn giao hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch chi tiết cải tạo, xây dựng lại khu tập thể Nghĩa Tân với tỷ lệ 1/500.

Bước tiến trong chỉnh trang, cải tạo biệt thự cũ

Từ đầu thế kỷ XX, những căn biệt thự kiểu Pháp đã trở thành một phần không thể thiếu trong bức tranh kiến trúc Hà Nội. Trải qua nhiều thăng trầm, nhiều căn biệt thự bị xuống cấp, đứng trước nguy cơ sập đổ...

Hà Nội chính thức đặt mốc khởi công đường vành đai 4 vào ngày 19/5

Mới đây, UBND TP Hà Nội đã ban hành công văn về việc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp lần thứ 16 Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải. Theo đó, UBND TP Hà Nội yêu cầu Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP khẩn trương hoàn thiện các thủ tục đảm bảo khởi công đường vành đai 4 vào dịp 19/5.

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Mới đây, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Xuân Sang đã ký quyết định phê duyệt chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Quảng Ngãi thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

SOM: “Bình Quới - Thanh Đa sẽ là mô hình đô thị bền vững kiểu mẫu cho tương lai”

Với mục tiêu biến Thanh Đa thành trung tâm đô thị thế hệ mới, ý tưởng của SOM không chỉ hướng đến sự phát triển hiện đại mà còn đặt trọng tâm vào tính bền vững và hòa hợp với thiên nhiên, vì lợi ích của cộng đồng.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi