Kính dán phim cách nhiệt: Giải pháp chống bức xạ nhiệt cho công trình

Kính dán phim cách nhiệt: Giải pháp chống bức xạ nhiệt cho công trình

(Vietnamarchi) - Giải pháp sử dụng phim cách nhiệt cho công trình hiện đang được ưu tiên, khuyến khích sử dụng tại nhiều nước trên thế giới, qua đó, giúp ngăn chặn bức xạ mặt trời tối ưu, hiệu quả giảm nóng 80%, cản 99% tia UV, tia hồng ngoại.
20:54, 23/01/2024

Hiện nay, kính đã trở thành một vật liệu rất phổ biến trong kiến trúc hiện đại và được sử dụng rộng rãi để làm vỏ bao che cho các tòa nhà. Từ cuối thế kỷ 19, kính đã được sử dụng trong thiết kế kiến trúc như là yếu tố đột phá và được đánh giá góp phần tạo nên những phương án kiến trúc hiện đại trên thế giới.

Kính không chỉ giúp tạo nên một diện mạo đẹp và hiện đại cho các công trình, mà còn giúp tiết kiệm năng lượng bằng cách cho phép ánh sáng tự nhiên chiếu vào công trình.

Việc phát triển các công trình xanh đang dần trở thành xu hướng tất yếu, trong đó, sử dụng vật liệu kính có tính năng tiết kiệm năng lượng được xem là giải pháp quan trọng giúp giảm thiểu những tác hại trực tiếp từ môi trường đến người sử dụng, đồng thời tối ưu hóa tính hiệu quả năng lượng của công trình.

Theo kết quả nghiên cứu đã được công bố trên thế giới, trong các tòa nhà thấp tầng không được cách nhiệt thì lượng nhiệt truyền qua tường chiếm 15 - 25 %, 25 - 35 % qua cửa kính; 10 - 20 % qua sàn; 25 - 35 % qua mái và 5 - 25 % do rò lọt khí.

Tại Việt Nam, lượng nhiệt truyền qua tường đối với các tòa nhà cao tầng là 10 - 45%; 45 - 80 % qua cửa kính; 1 - 5 % qua mái; 1 - 10 % qua sàn và 5 - 18 % do rò lọt.

Việc gia tăng thu nhận nhiệt của tòa nhà qua kính sẽ làm tăng nhu cầu năng lượng điện sử dụng cho hệ thống thông gió và điều hòa không khí (HVAC) để làm mát tòa nhà.

Trước thực trạng trên, Việt Nam đã ban hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả số 50/2010/QH12 cùng Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2013/BXD “Các công trình xây dựng sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả” để kiểm soát năng lượng sử dụng trong tòa nhà với các quy định kỹ thuật liên quan đến sử dụng năng lượng và vỏ bao che tòa nhà.

Đến nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại, tất cả các nhược điểm của kính truyền thống đã được giải quyết gần như triệt để. Trong đó, kính dán phim cách nhiệt được xem là một trong những giải pháp để giảm thiểu sức nóng trực tiếp từ ánh nắng mặt trời qua kính (từ 3 - 7 độ C) nhờ vậy giúp tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí điều hòa không khí trong các công trình hiện nay. Đặc biệt, kính dán phim cách nhiệt còn có khả năng hạn chế ánh sáng mặt trời, giảm bức xạ nhiệt, giảm đến 99% tia cực tím, nhờ vậy, bảo vệ các công trình khỏi tác hại của ánh nắng.

Theo đó, phim cách nhiệt là một sản phẩm là tấm phim dạng màng mỏng trong suốt, được tráng phủ nhiều lớp kim loại, men gốm và các thành phần đặt biệt khác nhau theo công nghệ nano, tạo nên tính năng chống nóng cách nhiệt độc đáo.

Lớp phim cách nhiệt dán bên trong với nhiều lớp tán xạ ngăn chặn giúp làm chậm quá trình trao đổi nhiệt với môi trường. Các thiết bị như điều hòa, thiết bị làm mát, sưởi ấm được nâng cao hiệu suất, làm việc ít hơn, nâng cao tuổi thọ. Từ đó tiết kiện được 30 - 40% điện năng sử dụng.

Ngoài ra, việc sử dụng phim dán kính cách nhiệt còn đem lại nhiều lợi ích khác như: loại bỏ tia tử ngoại; tăng tính tiện nghi, giúp căn phòng có không gian rộng rãi hơn, không gây vướng hay làm cản trở tầm nhìn ra môi trường bên ngoài; giảm độ chói để bảo vệ đôi mắt cho người sống và làm việc trong tòa nhà; an toàn trong trường hợp có sự cố vỡ kính: Phim sẽ gắn kết các mảnh kính vỡ lại với nhau thành một khối để giảm khả năng gây sát thương.

Nguyên lý hoạt động của phim dán kính cách nhiệt: nhiệt từ ánh sáng mặt trời truyền đến bề mặt kính có dán phim dán kính cửa sổ cách nhiệt sẽ được phản xạ ra môi trường bên ngoài. Lượng nhiệt này hoàn toàn được loại bỏ. Như vậy sẽ giúp cho tấm kính có dán phim cách nhiệt làm giảm được lượng nhiệt truyền từ bên ngoài vào bên trong công trình.

Ở Việt Nam hiện nay theo mục tiêu quốc gia về tiết kiệm năng lượng và thiết kế công trình xanh, vấn đề về sử dụng hiệu quả năng lượng trong công trình xây dựng được nhiều sự quan tâm của các tổ chức, cá nhân và xã hội. Việc sử dụng vật liệu bao che cho công trình trong đó có kính dán phim cách nhiệt đã và đang ngày càng được khuyến khích.

Pháp lý xây dựng

Thị trường vật liệu xây dựng sẽ ra sao khi các tỉnh thành đã sáp nhập?

Việc các tỉnh thành sáp nhập ảnh hưởng như thế nào đến thị trường vật liệu xây dựng? Liệu có đợt tăng giá mạnh các loại vật liệu xây dựng trong tháng 07/2025? Những phân tích và dự báo dưới đây sẽ đưa ra góc nhìn tổng quát về thị trường vật liệu xây dựng trong tháng 7 và những tháng tiếp theo trong năm 2025.

Nhiều doanh nghiệp ngành thép trở lại thị trường nội địa

Nhiều doanh nghiệp ngành thép lớn đang tập trung trở lại thị trường nội địa do gặp khó khăn trong xuất khẩu. Sự thay đổi này có thể tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại thép trong nước, vốn đang gặp nhiều thách thức.

Thúc đẩy dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng

Ngày 26/6, Bộ Công thương đã tổ chức Diễn đàn "Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình". Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, ngày 18/6.

Tối hưu hóa vận hành nhà máy xi măng bằng Công nghệ AI

Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) đang mở ra nhiều cơ hội tối ưu hóa vận hành cho các nhà máy xi măng – một ngành công nghiệp có đặc thù tiêu tốn nhiều năng lượng, thiết bị vận hành phức tạp, và yêu cầu kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Trong tương lai gần (2025–2030), AI được dự báo sẽ trở thành một trụ cột trong chuyển đổi số ngành xi măng.

Vật liệu xây dựng phải dán nhãn năng lượng từ đầu năm 2026

Chiều 18/6, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, với 425/426 số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh