Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt. Hậu quả do siêu bão Yagi để lại nhắc nhở cho ta nhiều điều về Xây dựng và Kiến trúc đô thị...
14:10, 18/09/2024

Kiến trúc Việt Nam hướng tới Netzero

Cách đây 3 năm, Hội nghị COP 26 (Conference of the Parties) về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc đã diễn ra từ ngày 01 - 12/11/2021 tại Glasgow, Scotland, Vương quốc Anh, với sự tham gia của 120 nhà lãnh đạo thế giới để bàn đến các khía cạnh của biến đổi khí hậu, về các giải pháp khoa học, chính trị và chương trình hành động nhằm cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu hiện vẫn còn ở rất xa so với mức cần thiết.

Tại COP 26, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã có bài phát biểu quan trọng với cam kết, đến 2050 Việt Nam sẽ đưa phát thải nhà kính bằng 0, tức là Net Zero. Hội nghị COP 26 cũng thúc đẩy việc thực hiện Thỏa thuận Paris thông qua các hành động có thể đưa thế giới đi theo con đường phát thải carbon thấp bền vững hơn. 

Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Net Zero hay “Phát thải ròng bằng 0”, là một mục tiêu môi trường nhằm giảm lượng phát thải khí nhà kính (như CO2, CH4, N2O) do con người gây ra xuống mức cân bằng với khả năng hấp thụ hoặc loại bỏ khí thải của Trái Đất, đến mức mà tổng lượng khí thải ròng được giảm xuống bằng 0.

Vấn đề này không chỉ đòi hỏi việc giảm thiểu phát thải từ các nguồn như giao thông, xây dựng, công nghiệp và sản xuất điện năng, mà còn bao gồm việc tăng cường khả năng hấp thụ carbon thông qua các biện pháp như trồng rừng mới, bảo tồn rừng, công nghệ thu giữ và lưu trữ carbon. 
Ở Việt Nam, trước khi làm quen với khái niệm Net Zero, hay kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn… và gần đây là thị trường tín chỉ carbon, thì xu hướng phát triển công trình xanh, kiến trúc xanh (hay gọi cách khác là kiến trúc bền vững, đề cập đến sự kiến tạo các công trình kiến trúc và sử dụng những phương pháp mang tính thân thiện với môi trường và hiệu quả trong việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong suốt “vòng đời” của công trình) đã hình thành từ những năm đầu thế kỷ 21, hòa cùng xu hướng chung của thế giới. 

Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Kiến trúc xanh hay công trình xanh về bản chất là giống nhau. Điểm khác biệt là tiêu chí của công trình xanh mang tính định lượng, được xác định cụ thể bằng thuật toán, đo đếm bằng số liệu thông qua máy móc và sử dụng tiến bộ của khoa học công nghệ; còn tiêu chí của kiến trúc xanh mang tính định tính, đề cao sáng tạo của kiến trúc sư, dùng thủ pháp của nghệ thuật kiến trúc kết hợp việc sử dụng vật liệu thân thiện môi trường (gạch không nung, tre, gỗ…) và công nghệ để đáp ứng các yêu cầu đặt ra (như 5 tiêu chí Kiến trúc xanh của Hội Kiến trúc sư Việt Nam). 

Kiến trúc xanh còn có tính văn hóa (kế thừa và phát huy), tính xã hội, tính cộng đồng rất cao (phổ cập, ứng dụng). Trong thực tế, không ít công trình được gắn mác “xanh, sinh thái”, nhưng không chứng minh được các số liệu cho thấy đã đóng góp tích cực cho môi trường hay xã hội.

Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Không ít công trình chỉ “xanh” ở bề nổi, lạm dụng trồng cây xanh lên mái, hay mặt tiền mà không hề có sự chăm sóc, bảo dưỡng, vận hành hợp lý.

Ngoài ra, còn lạm dụng các loại thiết bị và vật liệu kiến trúc nhập khẩu đắt tiền, gây tốn kém nguồn năng lượng và chi phí đầu tư lớn, mà không hề có các giải pháp tổng thể để hỗ trợ một môi trường sống thật sự “xanh” hơn, theo đúng bản chất của nó. 

Khi lập dự án một khu đô thị, hay một công trình kiến trúc bất kể quy mô lớn hay nhỏ, thấp tầng hay cao tầng; xây dựng ở khu vực đồng bằng, hay vùng trung du, miền núi, nhiều kiến trúc sư luôn định hướng theo kiến trúc xanh, công trình xanh, thậm chí cả khu đô thị xanh.

Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Nhưng trong số hàng nghìn vạn công trình lớn nhỏ được xây dựng trên cả nước trong khoảng 20 năm trở lại đây, chỉ có khoảng 400 công trình được công nhận là công trình xanh, với tổng diện tích sàn xây dựng trên dưới 10 triệu m2 (Báo cáo của Bộ Xây dựng).

Còn số công trình được Hội Kiến trúc sư Việt Nam công nhận qua các kỳ trao giải Kiến trúc xanh cũng mới chỉ đạt con số khiêm tốn chưa quá 50.

Đây là điều rất đáng suy nghĩ. Bởi hiện nay trên thế giới, phát triển bền vững, phát triển xanh được coi là kim chỉ nam trong mọi lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, trong đó có kiến trúc - xây dựng.

Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Nước ta đang trong thời kỳ đô thị hóa nhanh, với 40% dân số cả nước sống trong các đô thị. Theo đà phát triển ấy, kiến trúc cũng đã góp phần tạo nên diện mạo mới cho đô thị theo hướng văn minh, hiện đại và bản sắc.

Đây là thành tựu rất đáng tự hào. Nhưng Việt Nam cũng đang phải đối mặt những tác động tiêu cực do biến đổi khí hậu trên phạm vi toàn cầu ngày càng khốc liệt, phức tạp hơn như lũ lụt, nước biển dâng, sóng thần, động đất, sạt lở, xói mòn đất… từ đó đặt ra cho các nhà quản lý và quy hoạch đô thị yêu cầu phải có những kịch bản, biện pháp ứng phó kịp thời và chủ động.

Tuy nhiên, dù đã có nhiều nỗ lực, nhưng trong các đô thị, việc xây dựng quá nhiều nhà cao tầng thiếu kiểm soát, với thiết kế kiến trúc phi bản sắc, đóng kín như những cái hộp khổng lồ bằng kính gắn theo đó là hàng triệu cục nóng của máy điều hòa nhiệt độ, trong suốt quá trình làm mát đã tỏa rất nhiều nhiệt nóng ra môi trường, chưa kể, việc rò rỉ khí gas làm lạnh của máy điều hòa cũng góp vào việc làm hỏng tầng ozone - có tác dụng bảo vệ chúng ta khỏi bức xạ tia cực tím từ mặt trời. Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Hay hệ thống hạ tầng giao thông đô thị và phương tiện giao thông công cộng còn yếu kém, không đồng bộ, hầu hết sử dụng xăng dầu; thiếu không gian xanh, không gian công cộng… dẫn đến hiệu ứng nhà kính, đảo nhiệt, môi trường sống bị ô nhiễm, không an toàn, thiếu tính bền vững.

Việc sử dụng vật liệu xanh trong xây dựng và phát triển đô thị còn rất hạn chế (đặc biệt là vật liệu xây dựng không nung), nếu không nói là chưa được sự quan tâm đúng mức của các cấp, các ngành, các địa phương và các doanh nghiệp xây dựng. Đây là điều cần phải làm rõ để tháo gỡ.

Ngay từ năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số 567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 phê duyệt chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020.

Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Trong đó nêu rõ, đến năm 2015 vật liệu xây không nung thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20 - 25% và đến năm 2020 phải đạt tỷ lệ 30 - 40%, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét nung bằng lò thủ công.

Hơn 14 năm qua, mặc dù ngành xây dựng đã rất cố gắng triển khai quyết định của Thủ tướng, nhưng do nhiều lý do, hạn chế từ công nghệ sản xuất đến đưa sản phẩm vào xây dựng công trình, như: Vật liệu không nung có giá thành cao (do đặc thù sản xuất); khi sử dụng đòi hỏi người thợ phải có kỹ thuật chuyên biệt; thói quen sử dụng vật liệu xây truyền thống (gạch nung); khí hậu nước ta khắc nghiệt ảnh hưởng đến chất lượng công trình khi sử dụng vật liệu không nung… Vì thế, vật liệu xanh (bao gồm gạch không nung) hiện vẫn chiếm thị phần rất khiêm tốn trong thị trường vật liệu xây dựng ở nước ta.

Theo Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thì các công trình kiến trúc phải bảo đảm các tiêu chí về bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, nguồn nước, tiết kiệm năng lượng.

Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Định hướng đặt ra nhiều nội dung cụ thể: Đối với khu vực đô thị, phát triển kiến trúc phải bảo đảm giữ được bản sắc, hài hòa với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, trình độ khoa học, kỹ thuật; bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc; bảo đảm kết hợp hài hòa giữa quá khứ với hiện tại; có dự báo hợp lý trong tương lai, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu. 

Để đạt được các mục tiêu trên, cần sớm rà soát, đánh giá, nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hoàn thiện thể chế pháp luật về kiến trúc, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất đối với các văn bản pháp luật liên quan.

Đồng thời, cần tăng cường đào tạo nguồn nhân lực kiến trúc, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 trong hoạt động kiến trúc.

Thêm nữa, cần ưu tiên đầu tư nghiên cứu ứng dụng chuyển đổi số trong kiến trúc, các công nghệ kỹ thuật xây dựng theo xu hướng bền vững, công trình xanh, thông minh, tiết kiệm năng lượng, tiên tiến, hiện đại...

Cần hiểu rằng, xây dựng xanh là một khái niệm toàn diện, nó liên quan đến tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải và ứng dụng các phương pháp khoa học tiên tiến, nhằm giảm tác động tiêu cực đến môi trường, trái ngược với quá trình xây dựng truyền thống.

Xây dựng xanh tích hợp mục tiêu bền vững, giảm tiêu thụ năng lượng và nước, và do đó giảm lượng phát thải carbon.

Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Với Việt Nam, tiến tới trung hòa carbon không chỉ là mục tiêu mà còn là cơ hội phát triển bền vững. Vì thế, để đáp ứng cam kết tại COP 26, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP “Quy định giảm nhẹ phát thải nhà kính và bảo vệ tầng ozon”, với mục tiêu đến năm 2030 giảm thiểu phát thải khí nhà kính là 563,8 triệu tấn CO2eq, trong đó Bộ Xây dựng sẽ là 74,3 triệu tấn CO2eq, để đến năm 2050 đảm bảo mức phát thải nhà kính bằng 0 (Net Zero). 

Ngành Xây dựng hiện đóng một vai trò then chốt trong việc trung hòa carbon, hướng tới mục tiêu mà Chính phủ Việt Nam đề ra cho năm 2050, bởi theo các báo cáo khoa học, ngành Xây dựng đóng góp tới 40% lượng khí thải có liên quan đến năng lượng và quá trình sản xuất.

Điều này khẳng định nguy cơ và trách nhiệm của Ngành trước thách thức biến đổi khí hậu, và sự phát triển bền vững của đất nước. Trong tương lai không xa, cùng với chuyển đổi số mạnh mẽ và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, ngành xây dựng - kiến trúc chúng ta sẽ kiến tạo nên nhiều đô thị xanh, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu để đô thị trở thành nơi đáng sống, an toàn và bền vững, cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới.

Kiến trúc Việt Nam hướng tới Net Zero

Khi tôi viết bài báo này, thì cơn bão Yagi - một siêu bão có cường độ mạnh nhất trong khoảng 30 năm qua với rủi ro thiên tai lên đến cấp 3, cấp 4 vừa tràn qua vịnh Bắc Bộ, vùng ven biển và đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa và Hà Nội, gây thiệt hại vô cùng lớn về người, tài sản của dân và nhà nước.

Bão Yagi như hồi chuông cảnh tỉnh chúng ta rằng, thiên tai ngày càng khốc liệt hơn, khó lường hơn. Ngay cả Hà Nội, vùng đất thiêng ngàn năm “Thăng Long phi chiến địa” cũng không còn là nơi trú ngụ an toàn trước sự tàn phá của thiên nhiên trước biến đổi khí hậu.

Siêu bão Yagi đổ vào Hà Nội dù cường độ đã giảm so với khi đổ vào Quảng Ninh, Hải Phòng… nhưng cũng vẫn gây nên một thảm họa kinh hoàng: nhiều tuyến phố bị ngập lụt; hơn 17 ngàn cây xanh, trong đó có hàng trăm cổ thụ bị bão đánh gãy, bật gốc đổ ngổn ngang ngoài đường phố gây ách tắc giao thông, làm đổ cột điện khiến nhiều nơi trong thành phố bị mất điện (dù chỉ gián đoạn); hàng ngàn ngôi nhà bị hư hỏng, mái tôn, biển quảng cáo bị gió bão cuốn bay…; nhiều tòa chung cư cao tầng hiện đại, cửa kính, vách kính cường lực sáng loáng, giờ bất lực trước bão, bị gió, mưa quật quay cuồng, vỡ tung từng mảnh, nước mưa hắt khắp nền nhà…

Biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt. Hậu quả do siêu bão Yagi để lại nhắc nhở cho ta nhiều điều về xây dựng và kiến trúc đô thị. Và như thế, chặng đường đến Net Zero vào năm 2050 vẫn còn khó khăn lắm.

(Hà Nội, đêm 08/9/2024)

https://tapchixaydung.vn/kien-truc-viet-nam-huong-toi-net-zero-20201224000025825.html?fbclid=IwY2xjawFW_kVleHRuA2FlbQIxMQABHfQXh6Q8R3yuQlYRoarW7KOy_JNktwhMds6IORdG93qhXEVIdABrCYqqwg_aem_MNDbEJAg1z2EEui_9-zbgg

Pháp lý xây dựng

“Xanh hóa” khu công nghiệp, xu thế đang trở thành bắt buộc

Để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 theo cam kết tại COP 26, việc chuyển đổi mô hình khu công nghiệp truyền thống sang khu công nghiệp sinh thái không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là yêu cầu bắt buộc. Theo đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ cùng các bộ ngành sớm nghiên cứu và xây dựng Luật Khu công nghiệp…

KTS. Chu Kim Đức - Người mang niềm vui cho trẻ em Hội An

Công viên sinh thái cộng đồng Cửa Đại có chủ đề “Chim hoang dã” vừa được trao tặng cho người dân phường Cửa Đại, TP. Hội An vào tháng 6/2024. Dự án này do MBBank và GIZ tài trợ chính, KTS. Chu Kim Đức và các cộng sự trong nhóm Think Playgrounds thực hiện.

Cần quy hoạch tổng thể và xây dựng tiêu chí phân loại cây xanh đô thị Hà Nội

Để xây dựng mạng lưới cây xanh Hà Nội hoàn chỉnh phát huy được hiệu quả, các đơn vị chức năng cần quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh trên địa bàn thành phố; xây dựng tiêu chí để phân loại, ban hành quy định về quản lý cây xanh đô thị.

Công bố tên chủ đề ngày Kiến trúc Thế giới năm 2024

Mới đây, Liên hiệp Hội Kiến trúc sư Thế giới (UIA) đã công bố chủ đề “Trao quyền cho thế hệ kế tiếp trong Thiết kế đô thị có sự tham gia” cho ngày Kiến trúc Thế giới năm 2024, nhằm khuyến khích sự tham gia của các kiến trúc sư trẻ trong hoạt động thiết kế và quy hoạch đô thị...

Quản lý hệ thống không gian xanh và một số gợi ý về tổ chức cây xanh công cộng, sân vườn, cây xanh đường phố và mặt nước theo hướng thành phố “xanh - thông minh - hiện đại” đến năm 2030 trên địa bàn thành phố Hà Nội

Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020-2025) Đảng bộ thành phố Hà Nội xác định mục tiêu tổng quát: đến năm 2025 - phát triển nhanh và bền vững Thủ đô theo hướng đô thị xanh, thành phố thông minh, hiện đại; đến năm 2030 - trở thành thành phố “xanh - thông minh - hiện đại”; đến năm 2045 - thành phố phát triển toàn diện bền vững. Một trong những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu là: “tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị theo hướng thông minh, xanh và bền vững”. Như vậy, Nghị quyết này đã xác định: “đô thị xanh” mới là bước khởi đầu để Hà Nội hướng tới trở thành “thành phố xanh” và “thành phố phát triển toàn diện bền vững”.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi