Kiến trúc sư không ngừng học hỏi và thử nghiệm AI để không bị tụt hậu

Kiến trúc sư không ngừng học hỏi và thử nghiệm AI để không bị tụt hậu

(Vietnamarchi) - Kiến trúc sư cần không ngừng học hỏi và thử nghiệm công cụ AI để tránh nguy cơ bị tụt hậu là một nhận định hoàn toàn chính xác trong bối cảnh công nghệ đang phát triển vũ bão như hiện nay. Trí tuệ nhân tạo (AI) không còn là khái niệm xa vời mà đã và đang từng bước len lỏi vào mọi lĩnh vực, trong đó có ngành kiến trúc. AI giúp tăng tốc độ thiết kế, tối ưu hoá kết cấu, dự đoán hiệu quả sử dụng năng lượng.
14:22, 16/07/2025

AI dự đoán hiệu quả cho thiết kế Kiến trúc sư

Sự bùng nổ của công nghệ đặc biệt là hệ thống dữ liệu lớn (Big Data) cùng trí tuệ nhân tạo (AI) trong ngành kiến trúc cũng giúp tối ưu hóa quá trình thiết kế, đưa ra nhiều giải pháp sáng tạo và tăng tính chính xác trong việc dự đoán xu hướng phát triển. Nhờ vậy, ngành kiến trúc ngày càng có sự chuyển mình mạnh mẽ, đáp ứng yêu cầu của thị trường toàn cầu hóa.

KTS Đậu Quyết Nam, có thời gian giảng dạy tại Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội chia sẻ: “Hiện nay việc ứng dụng công nghệ là xu hướng tất yếu, việc ứng AI sẽ được áp dụng vào mọi hoạt động trong đời sống xã hội vào từng khâu, từng vị trí, nhiệm vụ công việc. Tôi đánh giá AI đã và đang mang lại những tác động tích cực đáng kể cho nghề kiến trúc sư và ngành thiết kế nói chung, các kiến trúc sư có thể tận dụng những ưu điểm rất lớn từ điều này”.

Trước đây việc vẽ tay hay mô phỏng công trình mất rất nhiều thời gian và công sức, nhưng gần đây nhờ AI các KTS có thể tăng tốc độ thiết kế, tối ưu hoá kết cấu và thậm chí dự đoán hiệu quả sử dụng năng lượng của công trình trước khi xây dựng. AI có thể phân tích dữ liệu về địa hình, khí hậu, nhu cầu sử dụng… từ đó hỗ trợ kiến trúc sư ra quyết định chính xác và sáng suốt hơn. Nói cách khác, công nghệ và AI đang mở ra một chân trời sáng tạo mới trong kiến trúc.

KTS Đậu Quyết Nam thông tin, khi ứng dụng AI chúng ta không thể không nhắc đến việc cải thiện khả năng trực quan hóa và giao tiếp với khách hàng. Công nghệ AI có thể tạo ra những hình ảnh và video chân thực, sống động chỉ trong một thời gian rất ngắn. Trước đây để kết xuất một bức ảnh (render) có thể mất vài phút đến vài giờ, một video mô phỏng về công trình có thể mất nhiều giờ, thậm chí nhiều ngày với những bộ máy tính cấu hình cao tốn kém, thường chỉ sử dụng với các công trình có sự đầu tư chi phí cao. Nhưng giờ đây, công nghệ AI đã giải quyết các vấn đề trên trong một thời gian rất ngắn, từ vài giây tới vài phút, với chi phí rất thấp mà không cần phải sử dụng các bộ máy tính cấu hình cao đắt tiền. Đó là nhờ sử dụng AI trên cơ sở hạ tầng điện toán đám mây. Điều này cho phép các doanh nghiệp thiết kế và các KTS tiếp cận sức mạnh tính toán và tài nguyên AI mà không cần đầu tư vào phần cứng và phần mềm đắt tiền.

Không đào tạo và sử dụng AI, KTS sẽ đứng ngoài cuộc chơi công nghệ

Điều quan trọng nhất là kiến trúc sư phải thay đổi tư duy và không ngừng học hỏi. Chúng ta cần hiểu rằng AI là công cụ hỗ trợ không cần phải thay thế KTS, vì vậy việc học cách sử dụng hiệu quả AI là rất cần thiết. Để tận dụng tối đa những ưu điểm của AI, các kiến trúc sư cần có một vài sự thay đổi trong cách tiếp cận nó.

Mỗi KTS hãy coi AI là một trợ thủ đắc lực chứ không phải là một đối thủ. Luôn chủ động học hỏi và cập nhật công nghệ mới. Công nghệ AI đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Các phần mềm về AI liên tục cải tiến theo ngày, theo tuần, theo tháng nên rất nhanh lỗi thời. Nếu KTS không ngừng học hỏi và thử nghiệm các công cụ AI mới sẽ rất dễ bị tụt hậu. Việc tham gia các khóa học, đào tạo, các hội thảo, đọc tài liệu và quan trọng là tự học, tự mình trải nghiệm các phần mềm, công cụ AI là rất cần thiết.

AI cung cấp cho chúng ta rất nhiều dữ liệu. Tuy nhiên, việc đưa ra quyết định cuối cùng vẫn thuộc về kiến trúc sư. Chúng ta cần học cách phân tích dữ liệu mà AI cung cấp, hiểu rõ ưu nhược điểm của các giải pháp mà AI đề xuất, và kết hợp chúng với kinh nghiệm và sự sáng tạo của mình.

KTS phải luôn trau dồi những kỹ năng mà AI chưa thể thay thế được, như tư duy sáng tạo, sự thấu hiểu văn hóa, và tư duy phản biện cũng như cần tập trung vào phát triển kỹ năng mềm. Những kỹ năng như giao tiếp, đàm phán, giải quyết vấn đề và tư duy đột phá sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Sự phát triển và thông minh vượt trội của AI khiến nhiều người có quan điểm AI có thể thay thế KTS thiết kế các công trình xây dựng trong tương lai, KTS Đậu Quyết Nam cho rằng, AI sẽ không thể thay thế hoàn toàn kiến trúc sư trong việc thiết kế các công trình xây dựng.

“AI có thể rất giỏi trong việc xử lý dữ liệu và tạo ra các phương án thiết kế, nhưng kiến trúc không đơn thuần là kỹ thuật mà còn là yếu tố nghệ thuật và khoa học về con người, về sử dụng năng lượng, phong thủy... AI là một công cụ mạnh mẽ, một trợ lý đắc lực. Nó có thể xử lý những dữ liệu lớn, đưa ra nhiều phương án thiết kế đẹp, thú vị trong một thời gian rất ngắn. Tuy nhiên việc lựa chọn phương án nào là phù hợp nhất, mang tính biểu cảm nhất và truyền tải được thông điệp mà khách hàng mong muốn, vẫn phải do kiến trúc sư là người quyết định. Kiến trúc sư là người hiểu rõ khách hàng, hiểu rõ bối cảnh, từng địa phương, hiểu rõ các giá trị văn hóa và xã hội để tạo nên một công trình có ý nghĩa. Điều này đòi hỏi sự sáng tạo, trực giác, sự đồng cảm và khả năng đưa ra quyết định mang tính nhân văn của KTS – những yếu tố mà AI, ít nhất là ở thời điểm hiện tại và trong tương lai gần, chưa thể có được” KTS Đậu Quyết Nam nhấn mạnh.

Trong tiến trình phát triển của ngành kiến trúc xây dựng, AI sẽ giúp chúng ta làm việc hiệu quả hơn, thông minh hơn, tuy nhiên nó không thể thay thế được vai trò của kiến trúc sư là người định hướng, người sáng tạo và người mang lại giá trị cảm xúc cho không gian sống. Hiện tại và trong tương lai, chúng ta sẽ thấy một sự cộng tác chặt chẽ hơn giữa con người và AI, nơi mà mỗi mỗi bên đều phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh của mình, góp phần để Việt Nam trở thành nước phát triển.

Pháp lý xây dựng

Cần xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia đồng bộ cho vật liệu xây dựng

Đây là một trong những đóng góp quan trọng từ phía đại diện các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng... tham gia tại Hội nghị lấy ý kiến đối với Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) trong giai đoạn mới” do Bộ Xây dựng tổ chức.

Khắc phục tình trạng giá vật liệu xây dựng tăng cao

Hiện nay, giá một số loại vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá, gạch, vật liệu san lấp, đắp nền đường... đang tăng cao bất thường, gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng. Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện về tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng gửi tới các Bộ, ngành và địa phương chấn chỉnh việc này.

Giá sỏi xây dựng dự kiến tăng khoảng 10% so với năm 2024

Sỏi là vật liệu xây dựng đa năng được ứng dụng phổ biến trong các hạng mục như sản xuất bê tông, rải đường, làm nền móng và trang trí cảnh quan. Theo dự báo trong năm 2025, giá sỏi xây dựng sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2024.

Thị trường vật liệu xây dựng sẽ ra sao khi các tỉnh thành đã sáp nhập?

Việc các tỉnh thành sáp nhập ảnh hưởng như thế nào đến thị trường vật liệu xây dựng? Liệu có đợt tăng giá mạnh các loại vật liệu xây dựng trong tháng 07/2025? Những phân tích và dự báo dưới đây sẽ đưa ra góc nhìn tổng quát về thị trường vật liệu xây dựng trong tháng 7 và những tháng tiếp theo trong năm 2025.

Nhiều doanh nghiệp ngành thép trở lại thị trường nội địa

Nhiều doanh nghiệp ngành thép lớn đang tập trung trở lại thị trường nội địa do gặp khó khăn trong xuất khẩu. Sự thay đổi này có thể tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại thép trong nước, vốn đang gặp nhiều thách thức.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh