Di sản Huế: nền tảng để phát triển kinh tế xanh, kinh tế số

Di sản Huế: nền tảng để phát triển kinh tế xanh, kinh tế số

(Vietnamarchi) - Phát triển kinh tế từ giá trị di sản không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Thừa Thiên - Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, lấy di sản làm nền tảng.
15:06, 09/12/2024

Đó là chia sẻ của Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hoàng Việt Trung tại Diễn đàn quốc tế với chủ đề "Một số định hướng phát triển kinh tế di sản, kinh tế xanh và kinh tế số tại tỉnh Thừa Thiên Huế" do Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Đô thị Hàn Quốc tổ chức ngày 6/12, vừa qua.

Diễn đàn có sự tham gia của các chuyên gia, nhà nghiên cứu, đại diện các tổ chức quốc tế, cùng nhiều đại biểu đến từ các Sở ngành, tổ chức trong và ngoài nước.

Quang cảnh diễn đàn. Ảnh VGP

Tại diễn đàn, các diễn giả cùng chia sẻ về các nội dung như, “Đẩy mạnh giá trị di sản từ góc nhìn kinh tế”, “Giá trị của bảo tàng đối với năng lực cạnh tranh văn hóa của thành phố”; “Ứng dụng metaverse, một xu hướng cho phát triển kinh tế số và quảng bá di sản Huế”, “Quản lý tài nguyên thông tin để bảo tồn, quản lý và sử dụng di sản văn hóa”, “Hue-S đẩy mạnh du lịch số”, “Một số định hướng và triển khai kinh tế xanh vì sự phát triển bền vững ở Huế”…

Ông Reigh Young Bum, Viện trưởng Viện Nghiên cứu kiến trúc và đô thị Hàn Quốc cho biết, chủ đề diễn đàn đề cập đến một trong những thách thức quan trọng nhất mà thời đại chúng ta đang phải đối mặt. Để bảo tồn di sản văn hóa quý giá đồng thời thúc đẩy nền kinh tế địa phương, chúng ta cần sự tiếp cận một cách sáng tạo là sự kết hợp của kinh tế xanh và công nghệ thông tin. Những ý tưởng và ví dụ điển hình đa dạng thảo luận tại diễn đàn sẽ là những bài học bổ ích quan trọng cho TP Huế trong việc vạch ra kế hoạch phát triển bền vững cho thành phố trong tương lai.

Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Hoàng Việt Trung chia sẻ, với lợi thế là một vùng đất giàu giá trị di sản và văn hóa, Thừa Thiên - Huế là địa phương duy nhất ở Việt Nam cũng như khu vực Đông Nam Á có 6 di sản văn hóa được UNESCO ghi danh ở nhiều hạng mục như: Quần thể di tích Cố đô Huế, Nhã nhạc cung đình Huế, Mộc bản triều Nguyễn, Châu bản triều Nguyễn, Thơ văn trên kiến trúc cung đình Huế và Những bản đúc trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế.

Sự kết hợp độc đáo giữa di sản vật thể, phi vật thể và tư liệu tạo ra một hệ sinh thái văn hóa-lịch sử toàn diện giúp hình thành các mô hình du lịch trải nghiệm đa chiều, kết hợp giữa tham quan, thưởng thức nghệ thuật, học hỏi lịch sử; mở ra cơ hội phát triển nền công nghiệp văn hóa và sáng tạo độc đáo.

Theo ông Hoàng Việt Trung, phát triển kinh tế từ giá trị di sản không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp mà còn góp phần bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử. Thừa Thiên - Huế có lợi thế vượt trội trong việc phát triển kinh tế xanh, kinh tế số, lấy di sản làm nền tảng. Sự kết hợp độc đáo giữa các loại hình di sản tạo ra cơ hội phát triển đan xen giữa du lịch, văn hóa, giáo dục, công nghệ và sáng tạo, không chỉ bảo tồn, phát huy di sản mà còn tạo ra động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

Tại diễn đàn, các đại biểu đã giới thiệu và thảo luận một số định hướng phát triển kinh tế địa phương về kinh tế di sản, kinh tế số và kinh tế xanh, tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững, thúc đẩy chuyển đổi số, phát triển dữ liệu số và công nghiệp văn hóa trên cơ sở bảo tồn, tôn tạo, phát triển bền vững giá trị văn hóa của di sản Cố đô Huế. Đồng thời, chia sẻ những mô hình thành công, kinh nghiệm từ các địa phương khác và quốc tế trong phát huy giá trị di sản, thúc đẩy kinh tế xanh, ứng dụng công nghệ số vào các ngành kinh tế.

Các ý kiến tại diễn đàn cho rằng trong tương lai, kinh tế di sản sẽ đóng vai trò then chốt trong việc xây dựng và phát triển Huế trở thành một thành phố hiện đại, bền vững, biến những giá trị văn hóa lịch sử thành những giá trị kinh tế mà kinh tế sẽ là nguồn nuôi sống lại di sản, góp phần ngược lại cho công cuộc bảo tồn và phát huy giá trị di sản.

Nhân dịp này, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, Viện Nghiên cứu Kiến trúc và Đô thị Hàn Quốc đã ký kết bản ghi nhớ hợp tác thực hiện chương trình nghiên cứu, tư vấn thiết kế tái thiết có chuyên môn cao nhằm phát triển đa dạng mô hình kiến trúc sinh thái lịch sử, công nghiệp văn hóa, dịch vụ du lịch… tại di tích Huế.

Pháp lý xây dựng

Vingroup khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An

Ngày 26/3 - Tập đoàn Vingroup khởi công Vinhomes Green City - khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần kiến tạo sự phát triển thịnh vượng cho cả khu vực.

Hội nghị khách hàng Maxben 2025 - Kiến tạo tương lai ngành chiếu sáng

Ngày 26/03/2025, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hội nghị Khách hàng Maxben 2025 đã diễn ra thành công. Sự kiện quy tụ hơn 400 đại lý, doanh nghiệp đầu ngành. Sự kiện mở ra cơ hội kết nối, chia sẻ và định hướng tương lai cho ngành công nghệ chiếu sáng tại Việt Nam.

Hội ngộ đầu năm & Triển lãm Nội thất 2025

Chiều ngày 25/3/2025, tại Bảo tàng Hà Nội, Hội Nội thất Việt Nam (VNIA) tổ chức sự kiện "Gala Hội ngộ đâu năm 2025". Đây là dịp để cộng đồng kiên trúc - nội thất cùng nhau nhìn lại một năm đã qua, tôn vinh những thành tựu nổi bật và đưa ra phương hướng phát triển cho năm 2025.

Lễ Khởi công dự án NBK Westlake School

Sáng ngày 15/3, tại khu đô thị Nam Thăng Long, Hà Nội, đã diễn ra Lễ Khởi công dự án NBK Westlake School – Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tây Hồ và Tọa đàm: “Giải pháp thiết kế kiến tạo trường học hạnh phúc”. Sự kiện không chỉ đánh dấu bước tiến mới trong hành trình phát triển của thương hiệu trường Nguyễn Bình Khiêm mà còn mở ra không gian học tập chuẩn quốc tế, hiện thực hóa mục tiêu "Trường học hạnh phúc của người Việt Nam".

Lễ ra mắt Cuộc thi Thiết kế Quốc tế lần 4: (Re)Engaging Cities Landscape for Cultural and Economic Vibrancy

Ngày 11/03/2025, Viện Đô thị Thông minh và Quản lý (ISCM), Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (UEH), trân trọng tổ chức Lễ ra mắt Cuộc thi Thiết kế Quốc tế lần 4 với chủ đề "(Re)engaging Cities’ Landscape for Cultural and Economic Vibrancy". Sự kiện tích hợp Hội nghị chuyên đề (webinar) quốc tế, quy tụ các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực kiến trúc, thiết kế đô thị và cảnh quan nhằm truyền cảm hứng và thúc đẩy tư duy sáng tạo về phát triển đô thị bền vững.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi