Đến năm 2030, Bến Tre phấn đấu trở thành tỉnh phát triển khá, hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ

(Vietnamarchi) - Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký Quyết định 1399/QĐ-TTg ngày 17/11/2023 phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bến Tre thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
14:47, 21/11/2023

Theo đó, phạm vi, ranh giới Quy hoạch tỉnh Bến Tre bao gồm toàn bộ phần lãnh thổ đất liền tỉnh Bến Tre và không gian biển được xác định theo Luật Biển Việt Nam năm 2012, Nghị định số 40/2016/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo.

Đến năm 2050, Bến Tre là tỉnh có hệ thống đô thị hiện đại, thông minh, môi trường sống xanh, sạch (Ảnh: Internet)

Mục tiêu đến năm 2030, Bến Tre trở thành tỉnh phát triển khá của cả nước; có hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ; tập trung phát triển kinh tế biển; công nghiệp chế biến, chế tạo và năng lượng mới gắn bảo vệ môi trường, sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu; có đô thị hiện đại, nông thôn giàu bản sắc, du lịch thân thiện; quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội được bảo đảm; người dân có cuộc sống văn minh, ấm no, hạnh phúc. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân đạt 10 - 10,5%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt trên 170 triệu đồng; tỷ lệ hộ nghèo đa chiều còn dưới 2,5%...

Về phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng, trong đó tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp; công nghiệp gia công kim loại; sản xuất, lắp ráp thiết bị và cụm linh kiện điện, điện cơ, cơ điện tử; công nghiệp sản xuất điện (năng lượng tái tạo, năng lượng mới), công nghiệp hóa chất; Hình thành một số cụm công nghiệp chế biến sâu nông, thủy sản và thực phẩm chất lượng cao; Thu hút đầu tư phát triển mạnh ngành sản xuất thiết bị điện, điện tử, điện gió, khí hóa lỏng… các sản phẩm phục vụ xây dựng đô thị thông minh.

Về nông, lâm nghiệp và thủy sản. Bến Tre trở thành trung tâm đầu mối về nông nghiệp, theo hướng hiện đại, công nghệ cao, xây dựng các mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn. Hình thành các vùng nuôi trồng thủy, hải sản, chăn nuôi và sản xuất nông nghiệp hữu cơ đạt tiêu chuẩn trong nước và quốc tế, khai thác hải sản có giá trị kinh tế cao; ứng dụng công nghệ số trong quản lý và sản xuất gắn với các cụm công nghiệp chế biến sâu; sản xuất hàng hóa tập trung theo chuỗi giá trị, nâng cao hiệu quả kinh tế của các sản phẩm, truy xuất nguồn gốc, bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm.

Về hoạt động kinh tế - xã hội của tỉnh Bến Tre được tổ chức thành 3 vùng kinh tế - xã hội gồm: Vùng ven biển phía Đông của tỉnh (gồm huyện Ba Tri, huyện Bình Đại, huyện Thạnh Phú và không gian biển thuộc địa phận tỉnh Bến Tre); Vùng Bắc sông Hàm Luông (gồm thành phố Bến Tre, huyện Châu Thành, huyện Giồng Trôm): Tập trung phát triển Đô thị - Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (trụ cột là công nghiệp - đô thị vệ tinh cho các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh); ùng Nam sông Hàm Luông (gồm các huyện Mỏ Cày Bắc, Mỏ Cày Nam và Chợ Lách): Tập trung phát triển Công nghiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp theo hướng công nghệ cao (trụ cột là kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, du lịch sinh thái) và 5 hành lang kinh tế gồm: 03 Hành lang phát triển theo hướng Tây – Đông, 02 Hành lang phát triển theo hướng Bắc - Nam

Đến năm 2050, Bến Tre là tỉnh phát triển thịnh vượng, trở thành nơi đáng sống có hệ thống đô thị hiện đại, thông minh, môi trường sống xanh, sạch; phấn đấu trở thành đơn vị hành chính đô thị loại I đặc thù, đô thị vệ tinh của Thành phố Hồ Chí Minh; các trụ cột tăng trưởng có trình độ phát triển cao và trở thành động lực phát triển quan trọng của vùng đồng bằng sông Cửu Long và cả nước; xã hội phát triển hài hòa, văn minh, hiện đại; môi trường, trật tự, kỷ cương, an ninh, an toàn và cảnh quan thiên nhiên được gìn giữ; con người phát triển toàn diện, có cuộc sống phồn vinh, văn minh, hạnh phúc.

Pháp lý xây dựng

Bộ Xây dựng thẩm định Đồ án quy hoạch chung thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương đến năm 2045

Mới đây, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị thẩm định Đồ án Quy hoạch chung đô thị Thủ Dầu Một đến năm 2045. Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn - Chủ tịch Hội đồng chủ trì hội nghị.

Hồ Tây sẽ có diện mạo mới sau điều chỉnh, bổ sung loạt dự án

Hồ Tây được kỳ vọng sẽ sớm thay đổi diện mạo, sau loạt dự án xây dựng, mở rộng các tuyến đường theo quyết định số 2567/QĐ-UBND của UBND thành phố Hà Nội về việc điều chỉnh, bổ sung Kế hoạch sử dụng đất năm 2025.

Bộ Xây dựng thẩm định Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu đến năm 2045

Mới đây, Bộ Xây dựng đã tổ chức hội nghị thẩm định Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2045. Được sự ủy quyền của lãnh đạo Bộ Xây dựng, Vụ trưởng Vụ Quy hoạch - Kiến trúc Trần Thu Hằng chủ trì hội nghị.

Hà Nam đầu tư hơn 1.400 tỷ đồng xây dựng khu đô thị mới gần KCN Đồng Văn IV

UBND tỉnh Hà Nam vừa có quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án Khu đô thị phía Nam Khu công nghiệp (KCN) Đồng Văn IV, với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 1.400 tỷ đồng.

Thành phố Hồ Chí Minh tương lai trở thành Thành phố toàn cầu

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã ký Quyết định 1125/QĐ-TTg ngày 11/6/2025 về việc phê duyệt Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi