Đề nghị không dùng đất rừng, đất lúa đối với quy hoạch 40 sân golf tại tỉnh Hòa Bình

Đề nghị không dùng đất rừng, đất lúa đối với quy hoạch 40 sân golf tại tỉnh Hòa Bình

Hội đồng thẩm định quy hoạch tỉnh Hòa Bình đề nghị rà soát, cam kết không sử dụng đất rừng tự nhiên, đất lúa cũng như các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường… đối với phương án bố trí 40 sân golf trên địa bàn.
10:43, 26/08/2023

Cổng thông tin Quy hoạch Quốc gia đã đăng tải Hồ sơ Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trình rà soát sau thẩm định. Cụ thể, trong hồ sơ trình thẩm định quy hoạch tỉnh Hoà Bình thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỉnh này đưa ra kế hoạch phát triển sân golf và định hướng không gian sử dụng đất cho phát triển kinh tế ban đêm.

Ảnh minh họa.

Theo đó, giai đoạn 2021 – 2030 có 21 sân golf dự kiến được phát triển trên địa bàn tỉnh, chủ yếu tập trung tại khu vực TP Hòa Bình và các huyện Lương Sơn, Yên Thủy, Lạc Thủy, Kim Bôi với tổng diện tích là 2.611 ha; giai đoạn 2031 - 2040 phát triển thêm 10 sân golf, và đến năm 2050 tiếp tục phát triển thêm 10 sân golf. Tổng số đạt khoảng 40 sân golf lớn nhỏ khác nhau.

Trong đó, một số sân golf được tỉnh đề xuất ưu tiên thu hút đầu tư như: Dự án sân golf tại xã Hợp Thành, TP Hòa Bình với diện tích 85 ha, tổng vốn đầu tư 414 tỷ đồng; sân golf tại xã Yên Mông, TP Hòa Bình (85 ha, 414 tỷ đồng); sân golf tại xã Độc Lập, TP Hòa Bình (85 ha, 414 tỷ đồng);...

Tuy nhiên, Báo cáo Thẩm định Quy hoạch tỉnh Hòa Bình thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và kết quả đánh giá môi trường chiến lược của quy hoạch nêu rõ, đối với định hướng phát triển sân golf: Luận chứng phương án phát triển đối với từng sân golf, rà soát bảo đảm đáp ứng quy định tại Nghị định số 52/2020/NĐ-CP ngày 27/4/2020 của Chính phủ; Cần phân tích về nhu cầu, tính cạnh tranh, lợi thế về quỹ đất và tính hiệu quả, khả thi trong việc phát triển sân golf với số lượng quá lớn (giai đoạn đến năm 2030 quy hoạch 21 sân golf và đến năm 2050 thêm 19 sân golf), nhất là phát triển nhiều sân golf trong bối cảnh Hòa Bình cùng các tỉnh trong vùng TD&MNPB có nhiệm vụ giữ rừng, điều tiết nước đã được Bộ Chính trị xác định rõ tại Nghị quyết số 11/NQ-TW ngày 10/02/2022.

Đối với phương án bố trí 40 sân golf đề nghị rà soát, cam kết không sử dụng đất rừng tự nhiên, đất lúa cũng như các yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, bảo đảm tuân thủ chỉ tiêu sử dụng đã được Thủ tướng Chính phủ phân bố tại Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09/3/2022; đồng thời so với số lượng sân golf của các tỉnh khác trong vùng để thấy rõ tỉnh tổng thể của chuỗi các sân golf.

Pháp lý xây dựng

Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia dự kiến hoàn thành xây dựng vào tháng 7/2025

Dự án Trung tâm Hội chợ Triển lãm Quốc gia có quy mô 90ha, nằm trong Top 10 trung tâm triển lãm lớn nhất thế giới và là một trong những công trình trọng điểm mang tầm quốc tế, có vai trò quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của TP Hà Nội và khu vực Bắc sông Hồng. Theo tiến độ cam kết của chủ đầu tư Vingroup, công trình sẽ hoàn thành xây dựng chỉ sau hơn 10 tháng khởi công.

Giới thiệu Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)”

Nghiên cứu và viết về Kiến trúc Hà Nội luôn là một chủ đề hấp dẫn và chưa bao giờ là thoả mãn. Kiến trúc Hà Nội hiện diện hiển nhiên đó nhưng ẩn sâu trong nó là những lớp “trầm tích” của không gian, thời gian và ở đó có chủ thể là những con người. Và để hiểu về nó không chỉ là sự cảm nhận của thị giác mà còn là sự cảm nhận của tâm hồn, sự đồng điệu, xúc cảm với ký ức nơi chốn và biết yêu những góc phố, hàng cây.

Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô (1954 - 2024)” – Tập hợp trí tuệ của thế hệ kiến trúc sư qua các thời kỳ

Sách “Kiến trúc Hà Nội - 70 năm Giải phóng Thủ đô” là sự tập hợp trí tuệ của gần 30 tác giả. Điều đặc biệt ở đây, hầu hết các tác giả là những cây bút kiến trúc sư đang hoạt động trong lĩnh vực quản lý và nghiên cứu. Cuốn sách do UBND TP. Hà Nội phối hợp cùng Tạp chí Kiến trúc Việt Nam chủ trì biên soạn.

Tiếp tục thúc đẩy phát triển Công trình xanh, chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn

Sáng 4/10, tại Cung Triển lãm Kiến trúc Quy hoạch Xây dựng quốc gia, TP. Hà Nội, đã diễn ra Phiên toàn thể Tuần lễ Công trình xanh Việt Nam 2024 với chủ đề “Phát triển Công trình xanh, chuyển biến từ chính sách đến hành động thực tiễn”. Sự kiện do Bộ Xây dựng phối hợp với UBND TP. Hà Nội tổ chức…

Đà Nẵng: Nâng cao năng lực về phát triển đô thị thông minh bền vững

Ngày 4/10, tại Đà Nẵng, Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị phối hợp với Sở Xây dựng TP Đà Nẵng tổ chức triển khai khóa Bồi dưỡng phát triển đô thị thông minh bền vững thuộc Dự án Thành lập Trung tâm Hợp tác Việt Nam – Hàn Quốc về Đô thị thông minh và Công nghệ xây dựng với 120 cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức các Sở ngành, thành phố, huyện trực thuộc TP Đà Nẵng tham dự.

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi