Chuyển đổi số trong doanh nghiệp xây dựng - Thách thức và Cơ hội

Chuyển đổi số trong doanh nghiệp xây dựng - Thách thức và Cơ hội

(Vietnamarchi) - Chuyển đổi số trong ngành Xây dựng bao gồm 2 lĩnh vực là chuyển đổi số trong quản lý Nhà nước về xây dựng và chuyển đổi số trong các doanh nghiệp xây dựng. Riêng đối với khối doanh nghiệp, bài toán đi tìm mô hình, nguồn lực, giải pháp công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên chất lượng cao cũng như cơ chế, chính sách đang đặt ra nhiều thách thức nhưng đã tạo ra “cú hích” giúp chúng ta nhận thức rõ những giá trị mà chuyển đổi số mang lại.
15:43, 21/09/2023

THÁCH THỨC TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ

Chuyển đổi số ngành Xây dựng được hiểu là việc khai thác, sử dụng những thành tựu, công nghệ, kỹ thuật tiên tiến của ngành Kỹ thuật số vào ngành Xây dựng giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ công của Bộ Xây dựng và các Sở Xây dựng; tăng năng suất lao động, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng. Chuyển đổi số trong ngành Xây dựng bao gồm 02 lĩnh vực là chuyển đổi số trong quản lý Nhà nước về xây dựng và chuyển đổi số trong các doanh nghiệp xây dựng.

Từ trước đến nay, các hoạt động thu thập, tổng hợp và phân tích thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp xây dựng chủ yếu vẫn dùng cách truyền thống, thủ công theo dạng ghi chép văn bản giấy tờ nên phải có những kho lưu trữ tài liệu khổng lồ. Đồng thời, khi muốn sử dụng và chia sẻ những thông tin, tài liệu đó mất rất nhiều thời gian để tìm kiếm. Đối với các doanh nghiệp xây dựng triển khai và quản lý cùng lúc nhiều dự án khác nhau sẽ rất vất vả trong vấn đề này.

Do đó, các doanh nghiệp xây dựng cần có một đội ngũ cán bộ, nhân viên chất lượng cao, nắm chắc những kỹ năng, kỹ thuật số giúp cho việc chuyển đổi số được lan tỏa rộng hơn. Tuy nhiên, đây cũng là một thách thức đối với doanh nghiệp xây dựng hiện nay.

Nếu trường hợp giải quyết được vấn đề nguồn nhân lực chất lượng cao để vận hành và quản lý kỹ thuật số thì thách thức tiếp theo đối với các doanh nghiệp xây dựng là chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật số.

Hiện nay, trên thị trường, có rất nhiều giải pháp công nghệ, kỹ thuật số, tuy nhiên không phải giải pháp nào cũng phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp xây dựng. Ví dụ hình thức, giao diện và sử dụng công nghệ quá cao so với hạ tầng nội tại của doanh nghiệp; hay việc đào tào, hướng dẫn chưa đủ chi tiết, gây khó trong quá trình sử dụng cho đa số nhân viên. Do đó, các doanh nghiệp xây dựng cần lưu tâm đến vấn đề này khi triển khai chuyển đổi số.

Không những thế, doanh nghiệp xây dựng hợp tác với một đối tác nhỏ nhưng lại chọn một công nghệ số quá tốn kém, khiến chi phí tăng cao cũng là một vấn đề khó giải quyết.
 
NHỮNG LỢI ÍCH TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ

Bên cạnh những thách thức nói trên, chuyển đổi số đang mang lại cho doanh nghiệp xây dựng tại Việt Nam rất nhiều lợi ích. Cụ thể như:

Thứ nhất, gia tăng vốn đầu tư toàn xã hội. Năm 2020, vốn đầu tư toàn xã hội ở Việt Nam khoảng 100 tỷ USD. Trong đó, đầu tư cho xây dựng chiếm khoảng 30-40% đầu tư toàn xã hội. Có thể thấy, đây là nguồn lực to lớn đối với phát triển kinh tế đất nước. 

Giai đoạn 2021-2025, nếu có giải pháp đồng bộ về mặt cơ chế, chính sách, nhất là nhận thức của các cấp chính quyền về chuyển đổi số thì số vốn đầu tư toàn xã hội cho ngành Xây dựng sẽ khoảng 40 tỷ USD đến 50 tỷ USD/năm. Kỳ vọng ngành Xây dựng đến năm 2025 sẽ đóng góp đến 20% vào tăng trưởng GDP chung cả nước.

Thứ hai, nâng cao năng suất lao động, giảm thất thoát, lãng phí, giảm chi phí sản xuất. Theo Viện Nghiên cứu McKinsey Global, trong 02 thập kỷ vừa qua, năng suất lao động toàn cầu của ngành Xây dựng tăng bình quân 1% mỗi năm, quá ít so với các ngành khác. 
Nếu đổi mới, áp dụng công nghệ số thì năng suất lao động sẽ tăng mạnh mẽ, khoảng 15% và giảm được chi phí sản xuất đi 6% nhờ tối ưu hóa quá trình lập quy hoạch, thiết kế, quản lý môi trường xây dựng và những vận hành xây dựng khác. 

Những dự án lớn lên tới hàng tỷ USD thường có vòng đời rất dài, quản lý trên quy mô lớn, bao gồm nhiều vấn đề phức tạp. Do vậy, nếu không áp dụng các giải pháp kỹ thuật số, công nghệ số có thể sẽ rối, gây ùn tắc, thất thoát và lãng phí.

Thứ ba, tăng cường an toàn và giảm thiểu rủi ro. Các doanh nghiệp xây dựng luôn phải thực hiện những quy định về an toàn lao động, giảm thiểu tai nạn, rủi ro đến tính mạng người lao động. 

Nhờ sử dụng các kỹ thuật và công nghệ số như những thiết bị đo đạc số, máy quay phim chụp ảnh, quan trắc di động cầm tay có thể giúp giảm thiểu rủi ro tai nạn. Ví dụ, các thiết bị quét laser, đo laser có khoảng cách nên công nhân tại hiện trường có thể dễ dàng thu thập được những số liệu cơ bản cho xây dựng mà không gây rủi ro, nguy hiểm cho tính mạng.
 
Thứ tư, nâng cao chất lượng xây dựng. Thông qua kỹ thuật, công nghệ số, những sai số do con người gây ra có thể được giảm thiểu trong hoạt động xây dựng và kiến trúc. Kỹ thuật số giúp đưa ra những phác thảo thiết kế và những văn bản chính xác, cải thiện toàn bộ quá trình mô hình hóa một công trình.

Thứ năm, đẩy mạnh sự phối hợp, hợp tác. Doanh nghiệp xây dựng, chuyên gia và khách hàng phải hợp tác chặt chẽ với nhau để hình thành nên những bản thiết kế thỏa mãn nguyện vọng khách hàng. Chuyển đổi số giúp cung cấp môi trường dữ liệu chia sẻ, cải thiện sự tham gia, hợp tác giữa các nhà thầu phụ, các nhà cung cấp trong chuỗi cung cấp xây dựng và đẩy nhanh tiến độ công việc. 

Ví dụ, công nghệ thực tế tăng cường (Augmented Reality - AR) hay thực tế ảo (Virtual Reality - VR) nhanh chóng giúp khách hàng từ xa hình dung được không gian làm việc của họ trong tương lai sẽ như thế nào, hay có thể kiểm tra tiến độ công việc hiện hành ra sao.

Lợi ích cuối cùng là hấp dẫn được nhiều cán bộ, nhân viên trẻ. Doanh nghiệp xây dựng nếu được trang bị hạ tầng công nghệ, kỹ thuật số hiện đại sẽ dễ dàng hấp dẫn lực lượng lao động trẻ luôn có nguyện vọng, mong muốn được nâng cao tay nghề, trình độ.

TÌM KIẾM CƠ HỘI TRONG CHUYỂN ĐỔI SỐ

Để chuyển đổi số trong ngành Xây dựng được thành công và hiệu quả cần phải lựa chọn những công cụ, công nghệ kỹ thuật số được áp dụng phổ biến trong xây dựng, hoặc đặc thù cho ngành Xây dựng. Nếu doanh nghiệp vạch ra được mục tiêu, chiến lược và kế hoạch chuyển đổi số rõ ràng sẽ đạt được hiệu quả cao.

Trong đó, doanh nghiệp cần xác định sử dụng công nghệ là để phục vụ cho mục tiêu kinh doanh và từ đó có thể vạch ra chiến lược chuyển đổi số đúng đắn, tránh tình trạng thất thoát nguồn nhân lực. Những nhiệm vụ của chuyển đổi số là công việc đa lĩnh vực, đa ngành nghề nên cần phải có sự phối hợp của cán bộ, nhân viên các phòng, ban liên quan trong một dự án.

Các doanh nghiệp cần tạo lập một văn hóa cho phép thay đổi bằng cách coi trọng giả thiết, kiểm tra và cách thực hiện có kết quả tích cực. Coi trọng sự tham gia, đóng góp của cộng đồng và cầu thị các giải pháp hiệu quả hơn.

Tiếp đó, doanh nghiệp cần xây dựng một hệ thống quản trị tập thể bao gồm: 

Văn phòng Giám đốc Thông tin: Thực hiện liên kết các nhóm cần thiết, đảm bảo điều phối các nhóm với nhau và theo dõi, giám sát từng bước chuyển đổi số, thông qua xác định các chỉ số/chỉ tiêu hoàn thành chủ yếu; 

Tuyến các lãnh đạo kinh doanh: Là những lãnh đạo ở các phòng, ban, bộ phận khác, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc Thông tin đề ra, với một ngân sách xác định. Các nhiệm vụ hướng đạt những mục tiêu chức năng và những chỉ số/chỉ tiêu hoàn thành chủ yếu;

Hội đồng chuyển đổi số: Có nhiệm vụ cung cấp những trao đổi, đối thoại cần thiết giữa tuyến các lãnh đạo kinh doanh và Giám đốc Thông tin. Chức năng quan trọng nhất của Hội đồng này là xác định và phân bổ ngân sách giữa các lãnh đạo kinh doanh.

Bên cạnh đó, khi triển khai chuyển đổi số, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến khách hàng bằng cách xây dựng một công cụ hỗ trợ bán hàng và chăm sóc khách hàng thông qua giao diện máy tính sao cho thân thiện nhất, dễ hiểu và dễ sử dụng.

Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong quá trình chuyển đổi số sẽ gặp phải nhiều vướng mắc hơn so với các công ty lớn. Bởi doanh nghiệp vừa và nhỏ có ngân sách eo hẹp; trình độ, chất lượng nguồn nhân lực thấp hơn. Do đó, phải chấp nhận rửi ro và thử nghiệm các biện pháp mới. 

Hiện nay, có rất nhiều công cụ kỹ thuật số hữu ích giúp doanh nghiệp xây dựng dễ dàng số hóa các thông tin, tài liệu trên giấy thành dạng dữ liệu điện tử.

Cụ thể như máy ảnh kỹ thuật số; công nghệ thực tế tăng cường (AR) và công nghệ thực tế ảo (VR); máy, thiết bị tự động;  trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (Machine Learning); thiết bị bay (drones); máy, thiết bị đầm nén thông minh; các hệ thống định vị hiện trường; máy quét laser (laser scanning); phần mềm thiết kế trên máy tính (computer-aided design - CAD); phần mềm xây dựng (construction software); Công nghệ in 3D (3D Printing); mô hình thông tin công trình BIM.

Trong số các công nghệ kể trên, mô hình thông tin công trình BIM hiện nay đang trở thành một xu hướng mới và gần như là tiêu chuẩn bắt buộc trong ngành Xây dựng trên toàn thế giới.
Mô hình BIM là sử dụng các công nghệ để số hoá các thông tin của công trình thể hiện thông qua mô hình không gian ba chiều (3D) nhằm hỗ trợ quá trình thiết kế, thi công và quản lý vận hành.

BIM là kết quả của sự hoàn thiện, nâng cấp nhiều năm từ phần mềm Auto Cad, đồ họa máy tính, thành CAD-3D (hay 3D BIM). 

Với BIM, một khi các thông tin được thiết lập chính xác, việc xây dựng sẽ trở nên nhanh hơn, chính xác hơn với chi phí thấp hơn./.
 

Pháp lý xây dựng

Kiến trúc cảnh quan đô thị Hà Nội - bảo tồn và phát huy giá trị

Hà Nội (đô thị trong nước) được hình thành và phát triển từ một khu vực đầm lầy với hệ thông thống sông hồ dày đặc. Chính vì vậy, cấu trúc không gian cảnh quan đặc trưng của đô thị Hà Nội được định hình và phát triển dựa trên cấu trúc mặt nước tự nhiên này; trong đó cấu trúc của các dòng sông trong nội đô đóng vai xương sống cấu thành hình thái cấu trúc cảnh quan đô thị cổ Hà Nội (sông Hồng - phía Đông, sông Tô Lịch - phía Bắc và phía Tây và sông Sét - phía Nam).

Hà Nội có rừng... và rừng sẽ lên xanh

(KTVN 252) Việc quy hoạch tạo nên một hệ thống “Không gian xanh” - lá phổi xanh cho đô thị có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong quá trình đô thị hoá, biến đổi khí hậu trên thế giới trong đó có Việt Nam không chỉ tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội mà còn là điều kiện quan trọng để tạo nên một đô thị phát triển bền vững. Công viên, vườn hoa... được hiểu đều nằm trong hệ thống “” đô thị. Suy cho cùng, “Không gian xanh”, hay “Công viên rừng” đều có mối quan hệ biện chứng ở nhiều lĩnh vực, nhiều khía cạnh và đều nhắm tới việc cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường sống, văn hoá, giáo dục của đô thị. Đồng thời, tạo ra sự khác biệt trong xây dựng biểu tượng, thương hiệu của từng đô thị khi yếu tố cạnh tranh mang tính toàn cầu đang rất cao.

Hồ Tây - Di sản văn hoá thiên nhiên trong lòng người Hà Nội

(KTVN 252) Hồ Tây, hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất trong nội đô được Mẹ thiên nhiên ban tặng cho Hà Nội, như một phần ruột thịt của sông Cái (sông Hồng) được cắt ra. Từ ngàn đời nay, Hồ Tây với người Hà Nội vẫn luôn là những huyền tích bước ra từ cuốn sách giáo khoa, hoặc đọng lại trong tiếng mẹ ru, hoặc vương vấn trong những vần thơ và câu hát. Hồ Tây với người Hà Nội hôm nay là một ví dụ minh họa điển hình trong lý thuyết về không gian nơi chốn, nơi để hoài niệm và tìm về, nơi ký ức luôn được cảm nhận, thẩm thấu bằng nhìn, bằng nghe, bằng nếm, chạm được vào và cả bằng hơi thở. 

Giá trị cảnh quan đô thị Hà Nội - Kế thừa và phát huy

(KTVN 252) Cảnh quan đô thị Hà Nội biểu lộ một sắc thái riêng biệt của bản sắc đô thị Hà Nội, hiển thị ở độ rộng thoáng, bao quát của không gian và độ phân bố đều trong cấu trúc đô thị. Đó là những giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật cảnh quan nổi trội trong bảng màu bản sắc đô thị Hà Nội. Cảnh quan đô thị thì hiện hữu ở mọi nơi. Trong tương lai Hà Nội sẽ là một đô thị hiện đại, nhưng một đô thị càng hiện đại là đô thị càng giữ chặt trong mình cội nguồn lịch sử, càng hiện minh rõ bản sắc đô thị qua Cảnh quan đô thị.

Nhìn lại hình thức kiến trúc Hà Nội - Những chặng đường sáng tác

(KTVN 252) Công cuộc phục hồi kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất và phát triển, mở rộng Thủ đô được đặt ra từ ngay sau ngày tiếp quản Thủ đô (từ năm 1954 đến nay) đã trải qua 70 năm dưới chính quyền cách mạng. Nhìn lại hình thức kiến trúc trong bối cảnh Hà Nội từ “một thời đạn bom, một thời hòa bình” đến thời kỳ Đổi mới và phát triển hiện nay, để thấy hơn tính xã hội của kiến trúc qua những chặng đường sáng tác của KTS. Theo đó, những hoạt động kiến trúc đã góp phần thể hiện sự năng động và sức sống nội tại của một đô thị có lịch sử nghìn năm với một quá khứ chồng xếp nhiều tầng văn hóa. 

Ý kiến của bạn

PHÁP LUẬT KIẾN TRÚC XÂY DỰNG – TẠP CHÍ KIẾN TRÚC VIỆT NAM
SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Lumi