Cao Bằng: Nghiệm thu Dự án xây dựng mô hình ứng dụng và phát triển công nghệ sản xuất gạch không nung xi măng

(Vietnamarchi) - Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng vừa chính thức nghiệm thu cấp tỉnh Dự án xây dựng mô hình ứng dụng và phát triển công nghệ sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu từ nguyên liệu sẵn có tại tỉnh Cao Bằng.
01:00, 22/12/2023

Dự án xây dựng mô hình ứng dụng và phát triển công nghệ sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu từ nguyên liệu sẵn có tại tỉnh Cao Bằng do Công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Ngọc Trường chủ trì thực hiện thuộc chương trình nông thôn miền núi.

Hội đồng đánh giá nghiệm thu dự án (Ảnh: Baoxaydung).

Theo đó, từ nguồn ngân sách Trung ương thuộc Chương trình ứng dụng, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nông thôn, miền núi, vùng dân tộc thiểu số thuộc (Bộ Khoa học và Công nghệ) hỗ trợ kinh phí trên 4 tỷ 640 triệu đồng; doanh nghiệp thực hiện dự án đối ứng 5 tỷ 360 triệu đồng.

Đây là dây chuyền công nghệ tiên tiến áp dụng sản xuất theo hình thức tự động hóa từ khâu trộn nguyên liệu, băng tải, ép gạch, xếp và vận chuyển sản phẩm.

Sau 4 năm triển khai (2019 - 2023) dự án đã thực hiện hoàn thành 5 quy trình chuyển giao công nghệ, quy trình phối hợp với điều kiện địa điểm triển khai dự án; xây dựng mô hình sản xuất gạch không nung xi măng cốt liệu, sản xuất được 2.000.000 viên; đào tạo 10 kỹ thuật viên làm chủ các quy trình kỹ thuật và trang bị kỹ năng vận hành dây chuyền sản xuất; đào tạo cho 100 lượt người dân về công nghệ sản xuất gạch không nung, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Đánh giá của Hội đồng nghiệm thu Sở Khoa học và Công nghệ Cao Bằng cho biết: Cơ quan chủ trì và nhóm thực hiện dự án đã nghiêm túc triển khai thực hiện hoàn thành các nội dung theo thuyết minh đề ra, chất lượng sản phẩm được kiểm định đạt yêu cầu.

Bên cạnh đó, các thành viên Hội đồng đề nghị nhóm thực hiện dự án cần bổ sung số liệu cụ thể về hiệu quả kinh tế, số lượng sản phẩm tiêu thụ; làm rõ ưu điểm, tính tiên tiến về dây chuyền công nghệ của dự án so với dây chuyền công nghệ đã áp dụng tại một số cơ sở trên địa bàn tỉnh; bổ sung tác động môi trường, căn cứ pháp lý của đơn vị chứng nhận chất lượng sản phẩm; có phương án đảm bảo an toàn lao động và thu gom vật liệu thải.

Pháp lý xây dựng

Thị trường vật liệu xây dựng sẽ ra sao khi các tỉnh thành đã sáp nhập?

Việc các tỉnh thành sáp nhập ảnh hưởng như thế nào đến thị trường vật liệu xây dựng? Liệu có đợt tăng giá mạnh các loại vật liệu xây dựng trong tháng 07/2025? Những phân tích và dự báo dưới đây sẽ đưa ra góc nhìn tổng quát về thị trường vật liệu xây dựng trong tháng 7 và những tháng tiếp theo trong năm 2025.

Nhiều doanh nghiệp ngành thép trở lại thị trường nội địa

Nhiều doanh nghiệp ngành thép lớn đang tập trung trở lại thị trường nội địa do gặp khó khăn trong xuất khẩu. Sự thay đổi này có thể tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại thép trong nước, vốn đang gặp nhiều thách thức.

Thúc đẩy dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng

Ngày 26/6, Bộ Công thương đã tổ chức Diễn đàn "Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình". Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, ngày 18/6.

Tối hưu hóa vận hành nhà máy xi măng bằng Công nghệ AI

Công nghệ AI (trí tuệ nhân tạo) đang mở ra nhiều cơ hội tối ưu hóa vận hành cho các nhà máy xi măng – một ngành công nghiệp có đặc thù tiêu tốn nhiều năng lượng, thiết bị vận hành phức tạp, và yêu cầu kiểm soát chất lượng chặt chẽ. Trong tương lai gần (2025–2030), AI được dự báo sẽ trở thành một trụ cột trong chuyển đổi số ngành xi măng.

Vật liệu xây dựng phải dán nhãn năng lượng từ đầu năm 2026

Chiều 18/6, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, với 425/426 số đại biểu có mặt tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh