Cần xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia đồng bộ cho vật liệu xây dựng

Cần xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia đồng bộ cho vật liệu xây dựng

Đây là một trong những đóng góp quan trọng từ phía đại diện các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng... tham gia tại Hội nghị lấy ý kiến đối với Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) trong giai đoạn mới” do Bộ Xây dựng tổ chức.
15:00, 10/07/2025

Ngày 9/7, Bộ Xây dựng đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến đối với Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng (VLXD) trong giai đoạn mới”. Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án chủ trì, với sự tham gia của đại diện nhiều bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng và vật liệu.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án chủ trì Hội nghị
Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Đề án chủ trì Hội nghị (Ảnh: BXD).

Theo đó, đây là đề án theo Chương trình làm việc của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2025, do Văn phòng Trung ương Đảng đã nhắc đến trong văn bản số 12967-CV/VPTW gửi Ban cán sự Đảng bộ Bộ Xây dựng ngày 6/1.

Trên tinh thần triển khai các nội dung được giao, Bộ Xây dựng đã phối hợp với các địa phương rà soát, đánh giá về lĩnh vực vật liệu xây dựng; tổng hợp ý kiến của các địa phương trong xây dựng Đề án.

Phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến

Phát biểu tại Hội nghị, ông Lê Trung Thành - Vụ trưởng Vụ Khoa học công nghệ, môi trường và vật liệu xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, mục tiêu tổng quát của đề án là phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng đạt trình độ tiên tiến, hiện đại. Sản phẩm có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, có năng lực cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước. Loại bỏ hoàn toàn công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng lạc hậu, tiêu tốn nhiều tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường.

Toàn cảnh Hội nghị.
Toàn cảnh Hội nghị (Ảnh: BXD).

Đặc biệt, nội dung chính dự thảo đề án được đưa ra bao gồm thực trạng và bối cảnh của ngành vật liệu xây dựng trong nước; dự báo tình hình trong nước và quốc tế tác động đến xu hướng phát triển vật liệu xây dựng ở Việt Nam; phương án tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng.

Theo các thông tin được cung cấp cho thấy, sản lượng vật liệu xây dựng hàng năm đạt khoảng 110 triệu tấn xi măng, 150 triệu m3 bê tông, 15 triệu tấn thép xây dựng, 5 triệu tấn tôn mạ, 600 triệu m2 gạch ốp lát, 26 triệu sản phẩm sứ vệ sinh, 331 triệu m2 kính xây dựng, 150 triệu m3 cát, 250 triệu m3 đá/sỏi xây dựng… Tuy vậy, hệ thống chính sách, pháp luật điều chỉnh hoạt động đầu tư phát triển vật liệu xây dựng được quy định dàn trải tại nhiều văn bản luật và nghị định khác nhau, dẫn đến tồn tại nhiều khoảng trống pháp lý, chồng chéo về thẩm quyền và thiếu cơ quan chịu trách nhiệm chính.

Tại hội nghị, các đại biểu tham dự hội nghị đều khẳng định việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý phát triển vật liệu xây dựng là rất cần thiết, tạo sự đồng bộ trong công tác quản lý, góp phần hoàn thiện đầy đủ các quy định của pháp luật đối với lĩnh vực vật liệu xây dựng theo hướng phát triển nhanh, bền vững, phù hợp với điều kiện trong nước và xu hướng của thế giới.

Nhấn mạnh nhu cầu đẩy mạnh xây dựng hạ tầng và công nghiệp hóa đất nước là một cơ hội lớn để phát triển lĩnh vực công nghiệp thép, ông Đinh Quốc Thái -  Tổng thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam cho biết, giữa bối cảnh và tình hình mới đặt ra rất nhiều thách thức, cần phải chủ động đối mặt và tìm giải pháp thích ứng.

Do vậy, để ngành thép phát triển bền vững, đáp ứng yêu cầu xây dựng trong nước, Chính phủ cần xem xét phê duyệt Chiến lược phát triển sản xuất ngành thép đến 2030, tầm nhìn 2050, gắn với các cơ chế chính sách đặc thù cho ngành thép tăng trưởng xanh và bền vững; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quản lý kỹ thuật, quản lý chất lượng, hàng rào kỹ thuật nhằm ngăn ngừa các sản phẩm thép không đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn và môi trường tràn vào thị trường Việt Nam…

Cần có cách tiếp cận phù hợp và toàn diện

Đánh giá hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam, theo ông Mai Thế Toản - Phó cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Nông nghiệp và Môi trường) cho hay, đây một lĩnh vực quan trọng trong ngành công nghiệp xây dựng, đóng vai trò chủ chốt trong phát triển hạ tầng và kinh tế. Để phát triển ngành khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng theo hướng phát triển bền vững, bên cạnh việc hoàn thiện chính sách pháp luật, cần thiết phải có cách tiếp cận toàn diện để quy hoạch hệ thống mỏ vật liệu xây dựng phù hợp nhu cầu từng vùng, từng khu vực; khuyến khích sử dụng vật liệu thay thế, vật liệu xây dựng tái chế; chú trọng công tác bảo vệ môi trường và tối ưu hóa mục đích sử dụng đất sau khi đóng cửa mỏ.

Về phía các doanh nghiệp, Tổng công ty Viglacera đề xuất cần thành lập trung tâm thông tin về vật liệu xây dựng để các doanh nghiệp có thể cập nhật các thông tin kịp thời, đầy đủ. Do vậy, Nhà nước cần tiếp tục tăng cường xúc tiến thương mại, hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng xuất khẩu và đối phó với các rào cản kỹ thuật quốc tế. Đồng thời, cần xem xét các chính sách thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư công nghệ xanh, sử dụng nguyên liệu tái chế, tiết kiệm năng lượng, đồng thời, hỗ trợ đầu tư ứng dụng chuyển đổi số cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, Tổng công ty Xi măng Việt Nam và một số doanh nghiệp khác cũng kiến nghị cần có cơ chế, chính sách cụ thể khuyến khích doanh nghiệp sử dụng nguyên, nhiên liệu thay thế thông qua ưu đãi về thuế, đất đai, tín dụng xanh; tiến hành rà soát, sửa đổi các quy định liên quan đến quản lý chất thải, tạo điều kiện thuận lợi cho việc cấp phép và sử dụng các loại chất thải công nghiệp, rác thải đô thị làm nhiên liệu, nguyên liệu thay thế.

Đặc biệt, cần xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc gia đồng bộ cho vật liệu, trong đó có thép dự ứng lực, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đấu thầu, kiểm định chất lượng sản phẩm tại các dự án. Có chính sách hỗ trợ nghiên cứu phát triển sản phẩm và đào tạo nguồn nhân lực sản xuất sản phẩm chất lượng cao…

Kết luận Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến đóng góp từ đại diện các Bộ, ngành, hiệp hội chuyên ngành và doanh nghiệp sản xuất vật liệu. Các ý kiến đều thống nhất sự cần thiết của việc hoàn thiện Đề án và bày tỏ kỳ vọng, với định hướng đúng đắn từ Ban Bí thư, ngành vật liệu xây dựng Việt Nam sẽ phát triển bền vững, đóng góp tích cực vào mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước.

“Trên tinh thần góp ý tại hội nghị, Bộ Xây dựng sẽ ghi nhận và tiếp thu để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Đề án trình Đảng ủy Chính phủ và Ban Bí thư Trung ương Đảng theo lộ trình”, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Văn Sinh khẳng định.

Pháp lý xây dựng

Khắc phục tình trạng giá vật liệu xây dựng tăng cao

Hiện nay, giá một số loại vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá, gạch, vật liệu san lấp, đắp nền đường... đang tăng cao bất thường, gây áp lực lớn lên chi phí xây dựng. Bộ Xây dựng đã tham mưu trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Công điện về tăng cường các giải pháp quản lý, bình ổn giá vật liệu xây dựng gửi tới các Bộ, ngành và địa phương chấn chỉnh việc này.

Giá sỏi xây dựng dự kiến tăng khoảng 10% so với năm 2024

Sỏi là vật liệu xây dựng đa năng được ứng dụng phổ biến trong các hạng mục như sản xuất bê tông, rải đường, làm nền móng và trang trí cảnh quan. Theo dự báo trong năm 2025, giá sỏi xây dựng sẽ tăng khoảng 10% so với năm 2024.

Thị trường vật liệu xây dựng sẽ ra sao khi các tỉnh thành đã sáp nhập?

Việc các tỉnh thành sáp nhập ảnh hưởng như thế nào đến thị trường vật liệu xây dựng? Liệu có đợt tăng giá mạnh các loại vật liệu xây dựng trong tháng 07/2025? Những phân tích và dự báo dưới đây sẽ đưa ra góc nhìn tổng quát về thị trường vật liệu xây dựng trong tháng 7 và những tháng tiếp theo trong năm 2025.

Nhiều doanh nghiệp ngành thép trở lại thị trường nội địa

Nhiều doanh nghiệp ngành thép lớn đang tập trung trở lại thị trường nội địa do gặp khó khăn trong xuất khẩu. Sự thay đổi này có thể tạo thêm áp lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại thép trong nước, vốn đang gặp nhiều thách thức.

Thúc đẩy dán nhãn năng lượng cho vật liệu xây dựng

Ngày 26/6, Bộ Công thương đã tổ chức Diễn đàn "Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Thành quả và mục tiêu trong kỷ nguyên vươn mình". Đây là sự kiện nhằm phổ biến thông tin về Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vừa được thông qua tại kỳ họp thứ 9 Quốc hội khóa XIV, ngày 18/6.

Ý kiến của bạn

SunGroup
VINGROUP
Rạng Đông
Nam Group
Hưng Thịnh Land
Vinmikh