Bố trí giếng trời trong nhà hợp phong thuỷ
Theo thuật phong thủy, vị trí đặt giếng trời rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng lớn đến tài lộc và sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, nếu khéo léo vận dụng ngũ hành trong khoa học phong thủy sẽ đem lại sự hài hòa và cân bằng về trường khí nội thất. Tuy nhiên nếu tuỳ tiện bố trí giếng trời thì hậu quả ngược lại.
Nên đặt giếng trời tại những cung tốt như: cung Tài lộc, Thiên mạng. Giếng trời thì không có hướng cụ thể tuy nhiên, khi đặt giếng trời người ta kiêng không đặt hướng Bắc của ngôi nhà.
Giếng trời có thể được đặt ở rất nhiều vị trí như nhà bếp, phòng khách, cầu thang hay ở giữa nhà, cuối nhà. Nhưng để tiết kiệm diện tích cũng như chan hòa được luồng ánh sáng, giếng trời thường được đặt ở khu vực cầu thang. Tùy theo kích thước của ngôi nhà mà người thiết kế sẽ chọn một vị trí hợp lý. Tuy nhiên, không nên đặt giếng trời ở vị trí phần trước nhà bởi đây vốn đã nơi thông thoáng với môi trường bên ngoài.
Đối với căn nhà không quá dài, diện tích nhỏ, không bị tối, không có những phòng bị kẹp giữa thì không nhất thiết phải mở giếng trời ở giữa mà chỉ cần tạo thông gió cho nóc buồng thang và thông thiên ở phía sau (kết hợp với sàn nước, sân phơi) là đủ. Như vậy vẫn đảm bảo khả năng luân chuyển khí trời vẫn diễn ra bình thường và cũng tận dụng cách cầu thang để làm điểm nhấn trang trí không gian đặc sắc và ấn tượng thêm.
Nhà mặt bằng méo mó thì giếng trời nên được bố trí tại các góc méo và theo dạng hành Hỏa (góc nhọn). Bởi không gian giếng trời sẽ tạo lại hình vuông vức cho nội thất, đây là theo quan niệm phong thủy Hỏa sinh Thổ.
Trường hợp nhà có cầu thang đi về một bên và đổi tầng, hoặc dạng cầu thang lệch tầng sẽ tạo thành dạng giếng trời xiên (cũng thuộc hành Hỏa) thuận tiện về di chuyển và tầm nhìn, thông thoáng cũng tốt hơn.
Ý kiến của bạn